Quảng Ninh tìm hướng hấp dẫn khách đến Bình Liêu quanh năm

Võ Xuân Trường

Well-known member
Quảng Ninh tìm hướng hấp dẫn khách đến Bình Liêu quanh năm

Quảng Ninh đang tập trung mở rộng không gian, phát triển ra những địa bàn vùng cao nơi có 96% dân tộc thiểu số sinh sống như huyện Bình Liêu.
Quảng Ninh tìm hướng hấp dẫn khách đến Bình Liêu quanh năm



Lễ cưới hỏi rước dâu của người Sán Chỉ huyện Bình Liêu. Ảnh: Đoàn Hưng
Ông Đoàn Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh - cho biết du lịch cộng đồng là sản phẩm du lịch có sự tham gia của người dân địa phương, lấy văn hóa làm yếu tố cốt lõi. Du khách đến để thưởng thức đời sống văn hóa cộng đồng ở địa phương đó, vì vậy văn hóa cộng đồng là tài nguyên du lịch rất giá trị.
"Tuy nhiên, nếu thiếu kiến thức, thiếu sự đồng hành cùng nhau giữa người dân doanh nghiệp và chính quyền sẽ mang đến những phiền toái, đặc biệt là sự xung đột. Chính vì vậy quy hoạch, tầm nhìn của chính quyền địa phương về du lịch cộng đồng là rất quan trọng. Du lịch văn hóa cộng đồng tại Bình Liêu sẽ khắc phục tính thời vụ, hướng tới phát triển du lịch quanh năm” - ông Dũng nói.
Biểu diễn đàn tính tại hội Hoa Sở Bình Liêu năm 2022. Ảnh: Đoàn Hưng
Biểu diễn đàn tính tại hội Hoa Sở Bình Liêu năm 2022. Ảnh: Đoàn Hưng
Bình Liêu có những ưu thế không phải nơi đâu cũng có như, "sống lưng khủng long", thiên đường cỏ lau, ruộng bậc thang hùng vĩ, thơ mộng, cột mốc biên giới, bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ...
Ngày 7.3.2023, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 569 phê duyệt Đề án phát triển du lịch bền vững gắn với mục tiêu giảm nghèo. Đề án đưa ra mục tiêu xây dựng Bình Liêu trở thành một trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của tỉnh Quảng Ninh và phát triển du lịch thành ngành kinh tế trụ cột của địa phương trong giai đoạn 2022 – 2030.
Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, thông tin: “Mục tiêu cụ thể, Bình Liêu phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 500.000 lượt khách, trong đó lưu trú trên 150.000lượt, khách nước ngoài khoảng 20.000 lượt, tính toán doanh thu khách chi trả tại Bình Liêu khoảng 150 tỉ đồng”.
Huyện Bình Liêu hiện có 30 cơ sở lưu trú với 3 khách sạn, 18 nhà nghỉ và 9 homestay với công suất phục vụ khoảng 1.200 khách. Huyện cũng chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn cho đội ngũ nhân lực tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên trên địa bàn huyện.
Qua khảo sát, thời gian tới, Bình Liêu sẽ có 90 điểm tham quan, tập trung ở 5 xã, thị trấn, trong đó trọng tâm vẫn là xã Đồng Văn, Lục Hồn, Húc Động cho du lịch cộng đồng. Ba bản văn hóa điểm gắn với ba dân tộc: Tày ở Lục Hồn, Dao ở Đồng Văn, Sán Chỉ ở Húc Động.
Trao đổi với Lao Động, lãnh đạo địa phương cũng còn trăn trở cái khó của địa phương hiện nay là cần phải có chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia làm du lịch, gỡ khó trong hoạt động tham quan của khách quốc tế tại vùng biên giới.
Cách Hà Nội khoảng 270km, Bình Liêu có khí hậu quanh năm ôn hòa, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được mệnh danh như “Sa Pa thu nhỏ”. Với những ưu thế đó, ngày 31.7.2015, Bình Liêu đã ban hành Nghị quyết số 1/QĐ-UBND, chính thức xác định lấy dịch vụ du lịch làm một trong những trụ cột cho sự phát triển nhanh, bền vững.
Tháng 6.2022, du lịch Bình Liêu tái khởi động sau gần ba năm ảnh hưởng của COVID-19 bằng Tuần Văn hóa du lịch, Hội Mùa Vàng. Đây là hoạt động góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, nhất là vào mùa thu đông.
Theo thống kê của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bình Liêu, năm 2022, địa phương này thu hút gần 92.500 lượt du khách, đạt trên 115% so với chỉ tiêu tỉnh Quảng Ninh giao. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 49 tỉ đồng.
 
Bên trên