Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Cơn bão mùa đông tạo thành “bom bão tuyết” tràn qua nước Mỹ trong những ngày qua tạo thành hiện tượng tuyết rơi dày đặc và nhiệt độ giảm mạnh.
Hồ Michigan đóng băng trong bối cảnh nhiệt độ rơi xuống mức thấp kỷ lục ở Chicago, Mỹ.
Theo Telegraph, cuối tuần trước, ngoài biển xuất hiện khối khí nóng ẩm cộng với khối khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống, kết hợp với cơn bão Grayson đã biến thành trận "bom bão tuyết" lạnh kỷ lục trong vòng 100 năm qua tại Mỹ.
Ngày 7.1, Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) thông báo, sau khi "bom bão tuyết" càn quét qua khu vực Đông Bắc nước Mỹ (từ bang Florida lên New England), nhiệt độ tại khu vực này giảm mạnh kỷ lục xuống còn 0 độ C.
“Bom bão tuyết” là thuật ngữ khoa học dùng để gọi một cơn bão đột ngột trở nên dữ dội sau khi áp suất khí quyển giảm mạnh.
Tại một số khu vực ở bang Ohio và Pennsylvania, NSW cảnh báo hiện tượng thời tiết cực đoan có thể khiến làn da người đóng băng sau 30 phút, nếu không được che chắn cẩn thận.
Ảnh vệ tinh chụp ở thành phố Savannah, bang Georgia sau khi "bom bão tuyết" quét qua.
Tại thành phố Bangor, ở Maine, hoạt động thương mại đình trệ vì giá rét. Liz Gallagher, nhân viên thu ngân nói: “Không ai muốn ra khỏi nhà lúc này cả, ít nhất là tôi không muốn”.
“Tôi có thể cảm nhận những cơn gió rét cắt da cắt thịt thổi qua khuôn mặt”, Charlie Jessen, nhân viên làm việc tại một trạm xăng ở Cotton, cách thành phố Duluth, bang Minnesota khoảng 58km.
Trong khi đó, đỉnh núi Washington, ở New Hampshire, Mỹ ghi nhận mức nhiệt độ giảm sau tới âm 70 độ C, do những cơn gió có tốc độ lên tới 160 km/giờ.
Với mức nhiệt này, cảm giác buốt giá trên đỉnh núi còn khủng khiếp hơn một số khu vực trên bề mặt sao Hỏa, nơi có nhiệt độ -61 độ C.
Người dân New York trải qua đợt rét kỷ lục.
Núi Washington thuộc dãy núi White, có độ cao hơn 1.916 m so với mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nhất ở khu vực đông bắc nước Mỹ.
Trong vài ngày tới, nhiệt độ ở miền Đông nước Mỹ được dự báo sẽ tăng từ 10-20 độ C. Tuyết trên bề mặt khi đó sẽ tan dần. Tuy nhiên, khi đêm về, nước lại đóng băng khiến nhiệt độ ban đêm tiếp tục lạnh giá.
NWS dự báo, đến nửa cuối tháng Một, phần lớn băng tuyết trên khắp nước Mỹ sẽ tan dần hết. Nhiệt độ sau đó sẽ bắt đầu nhích dần lên.
Hồ Michigan đóng băng trong bối cảnh nhiệt độ rơi xuống mức thấp kỷ lục ở Chicago, Mỹ.
Theo Telegraph, cuối tuần trước, ngoài biển xuất hiện khối khí nóng ẩm cộng với khối khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống, kết hợp với cơn bão Grayson đã biến thành trận "bom bão tuyết" lạnh kỷ lục trong vòng 100 năm qua tại Mỹ.
Ngày 7.1, Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) thông báo, sau khi "bom bão tuyết" càn quét qua khu vực Đông Bắc nước Mỹ (từ bang Florida lên New England), nhiệt độ tại khu vực này giảm mạnh kỷ lục xuống còn 0 độ C.
“Bom bão tuyết” là thuật ngữ khoa học dùng để gọi một cơn bão đột ngột trở nên dữ dội sau khi áp suất khí quyển giảm mạnh.
Tại một số khu vực ở bang Ohio và Pennsylvania, NSW cảnh báo hiện tượng thời tiết cực đoan có thể khiến làn da người đóng băng sau 30 phút, nếu không được che chắn cẩn thận.
Ảnh vệ tinh chụp ở thành phố Savannah, bang Georgia sau khi "bom bão tuyết" quét qua.
Tại thành phố Bangor, ở Maine, hoạt động thương mại đình trệ vì giá rét. Liz Gallagher, nhân viên thu ngân nói: “Không ai muốn ra khỏi nhà lúc này cả, ít nhất là tôi không muốn”.
“Tôi có thể cảm nhận những cơn gió rét cắt da cắt thịt thổi qua khuôn mặt”, Charlie Jessen, nhân viên làm việc tại một trạm xăng ở Cotton, cách thành phố Duluth, bang Minnesota khoảng 58km.
Trong khi đó, đỉnh núi Washington, ở New Hampshire, Mỹ ghi nhận mức nhiệt độ giảm sau tới âm 70 độ C, do những cơn gió có tốc độ lên tới 160 km/giờ.
Với mức nhiệt này, cảm giác buốt giá trên đỉnh núi còn khủng khiếp hơn một số khu vực trên bề mặt sao Hỏa, nơi có nhiệt độ -61 độ C.
Người dân New York trải qua đợt rét kỷ lục.
Núi Washington thuộc dãy núi White, có độ cao hơn 1.916 m so với mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nhất ở khu vực đông bắc nước Mỹ.
Trong vài ngày tới, nhiệt độ ở miền Đông nước Mỹ được dự báo sẽ tăng từ 10-20 độ C. Tuyết trên bề mặt khi đó sẽ tan dần. Tuy nhiên, khi đêm về, nước lại đóng băng khiến nhiệt độ ban đêm tiếp tục lạnh giá.
NWS dự báo, đến nửa cuối tháng Một, phần lớn băng tuyết trên khắp nước Mỹ sẽ tan dần hết. Nhiệt độ sau đó sẽ bắt đầu nhích dần lên.