Từ Minh Quân
Well-known member
Một quốc gia ở Đông Nam Á đã mua số chip giá trị hàng tỷ USD từ Nvidia để phục vụ cho trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023 được Nvidia gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), khoảng 15% (2,7 tỷ USD) doanh thu chip của công ty đến từ Singapore. So với mức 562 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, hợp đồng mua chip tại nước này đã tăng hơn 404%, vượt qua mức tăng trưởng doanh thu tổng thể của Nvidia là 205,5%.
Động thái "bạo chi" cho chip đưa Singapore vào top khách hàng lớn của Nvidia trong quý, chỉ xếp sau Mỹ (34,77%), Đài Loan (23,91%) và Trung Quốc, đã bao gồm Hong Kong (22,24%).
Theo Jarick Seet, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Maybank, kết quả này liên quan trực tiếp đến việc Singapore đang xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây. "Singapore cũng mua chip của Nvidia để phục vụ ngành trí tuệ nhân tạo, máy tính và xe điện", ông nói.
Trong bài đăng trên LinkedIn, Sang Shin, cựu giám đốc đổi mới kỹ thuật số của công tài chính Temasek, cũng cho rằng một lượng lớn chip được Singapore nhập khẩu để phục vụ trung tâm dữ liệu. "Đây là quốc gia ổn định, an toàn. Họ có đội ngũ nhân tài, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc cũng như các chính sách thuận lợi cho dịch vụ dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật số", Shin đánh giá.
Logo Nvidia trên các linh kiện máy tính. Ảnh: Reuters
Theo báo cáo gửi lên SEC, 80% doanh số của Nvidia trong quý vừa qua đến từ phân khúc trung tâm dữ liệu, gồm các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và doanh nghiệp Internet. Trong khi đó, game, đồ họa chuyên nghiệp, công nghiệp ôtô và một số mảng khác chỉ chiếm 20%.
Theo CNBC, từ tháng 1/2022, Singapore đã có động thái thể hiện tham vọng về lĩnh vực dữ liệu. Nước này gỡ bỏ lệnh cấm ban hành năm 2019, cho phép cấp đất xây dựng các trung tâm dữ liệu mới. Chính phủ Singapore cũng mở cửa để các công ty công nghệ lớn từ Mỹ và Trung Quốc tham gia phát triển thị trường trong nước. Theo thống kê 2022, Singapore sở hữu hơn 70 trung tâm dữ liệu, chiếm 60% tổng công suất trung tâm dữ liệu của Đông Nam Á.
Một báo cáo khác của Cushman & Wakefield chỉ ra Singapore dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xếp hạng thị trường trung tâm dữ liệu, vượt nhiều đối thủ khác như Hong Kong, Sydney, Mumbai hay Tokyo. Các chuyên gia nhận định nhu cầu về trung tâm dữ liệu của Singapore sẽ tăng cao với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng kỹ thuật số, thương mại điện tử, IoT, trí tuệ nhân tạo, blockchain và trò chơi trực tuyến.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023 được Nvidia gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), khoảng 15% (2,7 tỷ USD) doanh thu chip của công ty đến từ Singapore. So với mức 562 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, hợp đồng mua chip tại nước này đã tăng hơn 404%, vượt qua mức tăng trưởng doanh thu tổng thể của Nvidia là 205,5%.
Động thái "bạo chi" cho chip đưa Singapore vào top khách hàng lớn của Nvidia trong quý, chỉ xếp sau Mỹ (34,77%), Đài Loan (23,91%) và Trung Quốc, đã bao gồm Hong Kong (22,24%).
Theo Jarick Seet, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Maybank, kết quả này liên quan trực tiếp đến việc Singapore đang xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây. "Singapore cũng mua chip của Nvidia để phục vụ ngành trí tuệ nhân tạo, máy tính và xe điện", ông nói.
Trong bài đăng trên LinkedIn, Sang Shin, cựu giám đốc đổi mới kỹ thuật số của công tài chính Temasek, cũng cho rằng một lượng lớn chip được Singapore nhập khẩu để phục vụ trung tâm dữ liệu. "Đây là quốc gia ổn định, an toàn. Họ có đội ngũ nhân tài, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc cũng như các chính sách thuận lợi cho dịch vụ dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật số", Shin đánh giá.
Logo Nvidia trên các linh kiện máy tính. Ảnh: Reuters
Theo báo cáo gửi lên SEC, 80% doanh số của Nvidia trong quý vừa qua đến từ phân khúc trung tâm dữ liệu, gồm các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và doanh nghiệp Internet. Trong khi đó, game, đồ họa chuyên nghiệp, công nghiệp ôtô và một số mảng khác chỉ chiếm 20%.
Theo CNBC, từ tháng 1/2022, Singapore đã có động thái thể hiện tham vọng về lĩnh vực dữ liệu. Nước này gỡ bỏ lệnh cấm ban hành năm 2019, cho phép cấp đất xây dựng các trung tâm dữ liệu mới. Chính phủ Singapore cũng mở cửa để các công ty công nghệ lớn từ Mỹ và Trung Quốc tham gia phát triển thị trường trong nước. Theo thống kê 2022, Singapore sở hữu hơn 70 trung tâm dữ liệu, chiếm 60% tổng công suất trung tâm dữ liệu của Đông Nam Á.
Một báo cáo khác của Cushman & Wakefield chỉ ra Singapore dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xếp hạng thị trường trung tâm dữ liệu, vượt nhiều đối thủ khác như Hong Kong, Sydney, Mumbai hay Tokyo. Các chuyên gia nhận định nhu cầu về trung tâm dữ liệu của Singapore sẽ tăng cao với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng kỹ thuật số, thương mại điện tử, IoT, trí tuệ nhân tạo, blockchain và trò chơi trực tuyến.