Quang Minh
Well-known member
Nhà báo Cù Mai Công viết "Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương" tập hai, dựa trên trí nhớ về nhiều ngóc ngách trong thành phố.
Tác phẩm được ví là "chiếc vé" du hành ngược thời gian, đưa độc giả dạo quanh những địa điểm nổi tiếng cũng như ít người biết thời Pháp thuộc, như chợ Bến Thành, những đại lộ đầu tiên người Pháp xây dựng.
Cù Mai Công dẫn người đọc ra ngoại ô thành phố, miêu tả những nẻo đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ), Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển), Huỳnh Quang Tiên (nay là Đặng Văn Ngữ) hay Nguyễn Huỳnh Đức (nay là Huỳnh Văn Bánh).
Xe đò trước chợ Bến Thành, thập niên 1920. Ảnh: tư liệu
Tác giả cũng kể về các sự kiện, con người mà ông từng chứng kiến, trò chuyện, với những kỷ niệm về nghệ sĩ Văn Hùng, cặp nghệ sĩ Kim Hoàng - Như Mai, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, nhà thơ Bùi Chí Vinh.
Cù Mai Công kết hợp trải nghiệm của ông với tư liệu, tái hiện các khoảnh khắc, câu chuyện bình dị trong cuộc sống. Vốn thích lang thang đây đó, cộng thêm công việc làm báo, những trang sách của Cù Mai Công đậm chất liệu đời thực. Sách dày gần 500 trang, có nhiều bức ảnh được Cù Mai Công gom góp, lưu giữ trong hàng chục năm.
Bìa cuốn "Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2", ra mắt trong tháng 12. Ảnh: First News
Tác giả Cù Mai Công sinh năm 1962, là nhà báo kiêm võ sư. Ông là một trong bốn thành viên sáng lập tờ Mực Tím. Năm 1993, ông chuyển sang làm việc ở báo Tuổi trẻ.
Trước tác phẩm này, ông từng phát hành các cuốn cùng chủ đề, như Sài Gòn một thuở Dân Ông Tạ đó (hai tập) và Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương (năm 2022).
Tác phẩm được ví là "chiếc vé" du hành ngược thời gian, đưa độc giả dạo quanh những địa điểm nổi tiếng cũng như ít người biết thời Pháp thuộc, như chợ Bến Thành, những đại lộ đầu tiên người Pháp xây dựng.
Cù Mai Công dẫn người đọc ra ngoại ô thành phố, miêu tả những nẻo đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ), Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển), Huỳnh Quang Tiên (nay là Đặng Văn Ngữ) hay Nguyễn Huỳnh Đức (nay là Huỳnh Văn Bánh).
Xe đò trước chợ Bến Thành, thập niên 1920. Ảnh: tư liệu
Tác giả cũng kể về các sự kiện, con người mà ông từng chứng kiến, trò chuyện, với những kỷ niệm về nghệ sĩ Văn Hùng, cặp nghệ sĩ Kim Hoàng - Như Mai, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, nhà thơ Bùi Chí Vinh.
Cù Mai Công kết hợp trải nghiệm của ông với tư liệu, tái hiện các khoảnh khắc, câu chuyện bình dị trong cuộc sống. Vốn thích lang thang đây đó, cộng thêm công việc làm báo, những trang sách của Cù Mai Công đậm chất liệu đời thực. Sách dày gần 500 trang, có nhiều bức ảnh được Cù Mai Công gom góp, lưu giữ trong hàng chục năm.
Bìa cuốn "Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2", ra mắt trong tháng 12. Ảnh: First News
Tác giả Cù Mai Công sinh năm 1962, là nhà báo kiêm võ sư. Ông là một trong bốn thành viên sáng lập tờ Mực Tím. Năm 1993, ông chuyển sang làm việc ở báo Tuổi trẻ.
Trước tác phẩm này, ông từng phát hành các cuốn cùng chủ đề, như Sài Gòn một thuở Dân Ông Tạ đó (hai tập) và Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương (năm 2022).