Quang Minh
Well-known member
Học giả Louis Bezacier phân tích nghệ thuật An Nam về kiến trúc, nghi lễ, trong sách ''Tiểu luận về nghệ thuật An Nam".
Tác phẩm tập hợp bảy bài nói chuyện kèm hình ảnh, được Louis Bezacier thực hiện ở Bảo tàng Louis Finot (hiện là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội), do Hội những người bạn của Viện Viễn Đông Bác Cổ bảo trợ.
Sách được xuất bản lần đầu năm 1943. Bản dịch do Vũ Mai thực hiện, Nhã Nam phát hành hôm 24/2. Ảnh: Nhã Nam
Trong tiểu luận, tác giả đề cập tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam, với ý thức về phân kỳ lịch sử, thông qua việc giám định, khảo tả các hiện vật. Ở bài Nghệ thuật lăng mộ, Louis Bezacier chỉ ra: ''Những tác phẩm điêu khắc cổ nhất, được biết đến hiện nay, có thể ghi vào danh sách thành tựu của nghệ thuật An Nam, đều bắt nguồn từ thế kỷ 11''.
Ngoài ra, ông phác thảo về một nền nghệ thuật tôn giáo. Trong đó nghệ thuật quân sự, tang lễ và thái miếu, lăng mộ thuộc về Nho giáo, Tháp Phật, tháp mộ và tượng pháp của Phật giáo. Điều này được minh họa cụ thể trong hai chuyên khảo Chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp, Chùa cổ Vạn Phúc ở Phật Tích theo các cuộc khai quật gần nhất và chùa hiện nay''. Tác giả cũng đưa ra nhận định quan trọng về đình làng, rằng đây là loại hình kiến trúc An Nam duy nhất dựng trên cột trụ nhà sàn, khác với truyền thống Trung Hoa và gần với bản địa Nam Á.
Là diễn giả tại buổi ra mắt sách, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Trọng Dương cho biết: "Một điểm quan trọng mà Louis Bezacier đưa ra trong ấn phẩm là phản biện lại luận điểm cho rằng nghệ thuật An Nam chỉ là 'một bản sao lỗi', là 'nghệ thuật thuộc địa' phái sinh từ Trung Hoa''.
Theo ông Trần Trọng Dương, Bezacier đã phối hợp thuyết di cư và phương pháp so sánh văn hóa để cho rằng đây là nền nghệ thuật đa nguyên, nhiều màu từ Trung Hoa, Đông Á, Nam Á. Ví dụ tác giả chỉ ra kiến trúc nhà sàn, đình làng của người Mường, Tày có dấu vết của sự giao lưu với Malaysia, Indonesia.
Từ những nghiên cứu của Bezacier, những học giả Việt Nam sau này đã thực hiện loạt công trình có giá trị như: Mỹ thuật thời Lý, Mỹ thuật thời Trần, Mỹ thuật thời Lê (Viện Mỹ thuật), Mỹ thuật người Việt (Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng). Trong đó, cách ông khảo tả về con rồng thời Lý thành "rồng giun", "rồng hình giun", "rồng dây" hiện vẫn được sử dụng như khái niệm ở những sách nghiên cứu, giáo trình.
Louis Bezacier (1906-1966), theo học trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926. Ông đến Hà Nội ngày 3/10/1935, đảm nhiệm vai trò bảo tồn các công trình ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của học giả là: L'Architecture religieuse au Tonkin (Kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ, 1938), L'art et les constructions militaires annamites (Nghệ thuật và các công trình quân sự An Nam, 1941), Le panthéon bouddhique des pagodes du Tonkin (Điện thờ Phật giáo trong các chùa ở Bắc Kỳ, 1943).
Nếp sống người xưa trong sách 'Nước Nam một thuở'
"Nước Nam một thuở"
Tác phẩm tập hợp bảy bài nói chuyện kèm hình ảnh, được Louis Bezacier thực hiện ở Bảo tàng Louis Finot (hiện là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội), do Hội những người bạn của Viện Viễn Đông Bác Cổ bảo trợ.
Sách được xuất bản lần đầu năm 1943. Bản dịch do Vũ Mai thực hiện, Nhã Nam phát hành hôm 24/2. Ảnh: Nhã Nam
Trong tiểu luận, tác giả đề cập tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam, với ý thức về phân kỳ lịch sử, thông qua việc giám định, khảo tả các hiện vật. Ở bài Nghệ thuật lăng mộ, Louis Bezacier chỉ ra: ''Những tác phẩm điêu khắc cổ nhất, được biết đến hiện nay, có thể ghi vào danh sách thành tựu của nghệ thuật An Nam, đều bắt nguồn từ thế kỷ 11''.
Ngoài ra, ông phác thảo về một nền nghệ thuật tôn giáo. Trong đó nghệ thuật quân sự, tang lễ và thái miếu, lăng mộ thuộc về Nho giáo, Tháp Phật, tháp mộ và tượng pháp của Phật giáo. Điều này được minh họa cụ thể trong hai chuyên khảo Chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp, Chùa cổ Vạn Phúc ở Phật Tích theo các cuộc khai quật gần nhất và chùa hiện nay''. Tác giả cũng đưa ra nhận định quan trọng về đình làng, rằng đây là loại hình kiến trúc An Nam duy nhất dựng trên cột trụ nhà sàn, khác với truyền thống Trung Hoa và gần với bản địa Nam Á.
Là diễn giả tại buổi ra mắt sách, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Trọng Dương cho biết: "Một điểm quan trọng mà Louis Bezacier đưa ra trong ấn phẩm là phản biện lại luận điểm cho rằng nghệ thuật An Nam chỉ là 'một bản sao lỗi', là 'nghệ thuật thuộc địa' phái sinh từ Trung Hoa''.
Theo ông Trần Trọng Dương, Bezacier đã phối hợp thuyết di cư và phương pháp so sánh văn hóa để cho rằng đây là nền nghệ thuật đa nguyên, nhiều màu từ Trung Hoa, Đông Á, Nam Á. Ví dụ tác giả chỉ ra kiến trúc nhà sàn, đình làng của người Mường, Tày có dấu vết của sự giao lưu với Malaysia, Indonesia.
Từ những nghiên cứu của Bezacier, những học giả Việt Nam sau này đã thực hiện loạt công trình có giá trị như: Mỹ thuật thời Lý, Mỹ thuật thời Trần, Mỹ thuật thời Lê (Viện Mỹ thuật), Mỹ thuật người Việt (Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng). Trong đó, cách ông khảo tả về con rồng thời Lý thành "rồng giun", "rồng hình giun", "rồng dây" hiện vẫn được sử dụng như khái niệm ở những sách nghiên cứu, giáo trình.
Louis Bezacier (1906-1966), theo học trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926. Ông đến Hà Nội ngày 3/10/1935, đảm nhiệm vai trò bảo tồn các công trình ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của học giả là: L'Architecture religieuse au Tonkin (Kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ, 1938), L'art et les constructions militaires annamites (Nghệ thuật và các công trình quân sự An Nam, 1941), Le panthéon bouddhique des pagodes du Tonkin (Điện thờ Phật giáo trong các chùa ở Bắc Kỳ, 1943).
Nếp sống người xưa trong sách 'Nước Nam một thuở'
"Nước Nam một thuở"