Thanh Tuấn
Well-known member
Tình trạng rác thải la liệt, không được dọn dẹp tại đỉnh Lùng Cúng khiến nhiều khách leo núi cảm thấy bức xúc.
Trên một cộng đồng du lịch, anh Nguyễn Trọng Cung (Thái Bình) vừa chia sẻ về hình ảnh tràn ngập rác thải do anh chụp trong hành trình chinh phục đỉnh Lùng Cúng vào đầu tháng 12.
“Rác thải xuất hiện rải rác dọc đường đi, đặc biệt nhiều nhất ở ở khu vực thác nước và lán nghỉ. Chủ yếu là túi bóng, áo mưa, chai nước nhựa...”, anh Cung chia sẻ.
Những túi rác anh Cung nhặt được tại đỉnh núi Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Bài viết của anh Cung ngay lập tức đã thu hút nhiều bình luận, đa số phản đối hành động xả rác của một bộ phận du khách. Anh Cung cho biết thêm, lần đầu anh chinh phục đỉnh Lùng Cúng - “nóc nhà của Mù Cang Chải” vào năm 2020, cung đường này rất sạch sẽ, không có tình trạng rác tràn lan như bây giờ.
Hiện nay, ngoài Lùng Cúng, có một số địa điểm khác được đông đảo khách du lịch chọn leo như Tà Chì Nhù (Yên Bái), Tà Xùa (Sơn La), Lảo Thẩn (Lào Cai)... xuất hiện trình trạng tràn lan rác thải.
“Có thể do lượng khách đổ dồn về quá đông trong khoảng thời gian ngắn đã khiến lượng rác bị quá tải tại Lùng Cúng”, anh Cung nói.
Tuy vậy, với kinh nghiệm đã từng tham gia nhiều tour trekking tại các ngọn núi, anh Cung cho biết, nguyên nhân phần lớn khiến rác “nằm sai chỗ” là do ý thức cá nhân và hoạt động phổ biến về vấn đề rác thải của một số đoàn leo núi còn chưa được cao.
Chai nhựa, vỏ bánh, kẹo,...nằm rải rác tại đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Anh Mạnh Chiến, porter hướng dẫn nhiều đoàn trekking tại các ngọn núi phía Bắc, cho biết, tình trạng rác thải xuất hiện nhiều phần lớn do ý thức cá nhân, do đó du khách chưa bỏ rác đúng nơi, đúng chỗ. Thông thường, khách leo núi nếu có rác cá nhân sẽ tự mang về, hoặc do porter gom lại để dọn sạch sẽ.
Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng độ cao thách thức bước chân con người, Lùng Cúng, Tà Chì Nhù, Lảo Thẩn... đang là địa điểm trekking hấp dẫn của những người thích khám phá, mạo hiểm tại Việt Nam. Những khu rừng nguyên sinh âm u, bí hiểm với thảm thực vật phong phú, cổ thụ phủ đầy rêu hay vô số cung đường có các con dốc cao dựng đứng, hiểm trở, suối chảy róc rách thực sự là vẻ đẹp tạo hóa khiến nhiều du khách trong hành trình chinh phục phải ngây ngất.
Vẻ đẹp bất tận của Lùng Cúng - “nóc nhà Mù Cang Chải“. Ảnh: Lê Thanh Hiền
“Hình ảnh rác thải vứt bừa bãi có tác động tiêu cực rất lớn đến quang cảnh tự nhiên và trải nghiệm của những đoàn leo núi sau. Không ai cảm thấy vui vẻ khi dốc sức leo đến nơi lại thấy la liệt những chai nhựa giữa thảm rừng xanh”, anh Cung bày tỏ.
Để phần nào giảm vấn đề ô nhiễm môi trường khi tham gia các tour trekking, anh Cung chia sẻ thêm, anh và mọi người trong đoàn thường hạn chế chặt cây để nướng thịt, giảm mang đồ ăn nhanh có nilon, chai nước nhựa đóng thùng...
Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, “đừng để lại gì ngoài những dấu chân” chính là một trong các cách vừa đảm bảo bền vững vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ của các ngọn núi, vừa tránh ảnh hưởng tiêu cực tâm trạng khi du khách trekking.
Hiện tại phần lớn đoàn khách leo núi Lùng Cúng là các nhóm đi tự phát, không thông qua đơn vị lữ hành, công ty du lịch. Do hướng trekking xa khu dân cư, cơ quan chức năng khó nắm bắt tình hình.
Nhiều đoàn khách mang theo đồ ăn, nước uống và chưa có ý thức dọn dẹp. Bên cạnh đó, một số du khách còn phản ánh tình trạng chặt cây rừng lấy củi đốt, dựng lán nghỉ, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Trên một cộng đồng du lịch, anh Nguyễn Trọng Cung (Thái Bình) vừa chia sẻ về hình ảnh tràn ngập rác thải do anh chụp trong hành trình chinh phục đỉnh Lùng Cúng vào đầu tháng 12.
“Rác thải xuất hiện rải rác dọc đường đi, đặc biệt nhiều nhất ở ở khu vực thác nước và lán nghỉ. Chủ yếu là túi bóng, áo mưa, chai nước nhựa...”, anh Cung chia sẻ.
Bài viết của anh Cung ngay lập tức đã thu hút nhiều bình luận, đa số phản đối hành động xả rác của một bộ phận du khách. Anh Cung cho biết thêm, lần đầu anh chinh phục đỉnh Lùng Cúng - “nóc nhà của Mù Cang Chải” vào năm 2020, cung đường này rất sạch sẽ, không có tình trạng rác tràn lan như bây giờ.
Hiện nay, ngoài Lùng Cúng, có một số địa điểm khác được đông đảo khách du lịch chọn leo như Tà Chì Nhù (Yên Bái), Tà Xùa (Sơn La), Lảo Thẩn (Lào Cai)... xuất hiện trình trạng tràn lan rác thải.
“Có thể do lượng khách đổ dồn về quá đông trong khoảng thời gian ngắn đã khiến lượng rác bị quá tải tại Lùng Cúng”, anh Cung nói.
Tuy vậy, với kinh nghiệm đã từng tham gia nhiều tour trekking tại các ngọn núi, anh Cung cho biết, nguyên nhân phần lớn khiến rác “nằm sai chỗ” là do ý thức cá nhân và hoạt động phổ biến về vấn đề rác thải của một số đoàn leo núi còn chưa được cao.
Anh Mạnh Chiến, porter hướng dẫn nhiều đoàn trekking tại các ngọn núi phía Bắc, cho biết, tình trạng rác thải xuất hiện nhiều phần lớn do ý thức cá nhân, do đó du khách chưa bỏ rác đúng nơi, đúng chỗ. Thông thường, khách leo núi nếu có rác cá nhân sẽ tự mang về, hoặc do porter gom lại để dọn sạch sẽ.
Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng độ cao thách thức bước chân con người, Lùng Cúng, Tà Chì Nhù, Lảo Thẩn... đang là địa điểm trekking hấp dẫn của những người thích khám phá, mạo hiểm tại Việt Nam. Những khu rừng nguyên sinh âm u, bí hiểm với thảm thực vật phong phú, cổ thụ phủ đầy rêu hay vô số cung đường có các con dốc cao dựng đứng, hiểm trở, suối chảy róc rách thực sự là vẻ đẹp tạo hóa khiến nhiều du khách trong hành trình chinh phục phải ngây ngất.
“Hình ảnh rác thải vứt bừa bãi có tác động tiêu cực rất lớn đến quang cảnh tự nhiên và trải nghiệm của những đoàn leo núi sau. Không ai cảm thấy vui vẻ khi dốc sức leo đến nơi lại thấy la liệt những chai nhựa giữa thảm rừng xanh”, anh Cung bày tỏ.
Để phần nào giảm vấn đề ô nhiễm môi trường khi tham gia các tour trekking, anh Cung chia sẻ thêm, anh và mọi người trong đoàn thường hạn chế chặt cây để nướng thịt, giảm mang đồ ăn nhanh có nilon, chai nước nhựa đóng thùng...
Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, “đừng để lại gì ngoài những dấu chân” chính là một trong các cách vừa đảm bảo bền vững vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ của các ngọn núi, vừa tránh ảnh hưởng tiêu cực tâm trạng khi du khách trekking.
Hiện tại phần lớn đoàn khách leo núi Lùng Cúng là các nhóm đi tự phát, không thông qua đơn vị lữ hành, công ty du lịch. Do hướng trekking xa khu dân cư, cơ quan chức năng khó nắm bắt tình hình.
Nhiều đoàn khách mang theo đồ ăn, nước uống và chưa có ý thức dọn dẹp. Bên cạnh đó, một số du khách còn phản ánh tình trạng chặt cây rừng lấy củi đốt, dựng lán nghỉ, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.