RÁC THẢI NHỰA SẼ ĐI VỀ ĐÂU SAU KHI CHÚNG BỊ VỨT VÀO THÙNG RÁC?

Phuong Nam

Well-known member
Có bao giờ bạn thắc mắc rác thải nhựa sẽ đi về đâu sau khi chúng bị vứt vào thùng rác. Liệu chúng sẽ được chở vào những khu tái chế nhựa, chôn lấp, đốt hay thậm chí xả thẳng xuống ao hồ, đại đương? Và khi rác thải nhựa may mắn được tái chế thì chúng có hoàn toàn đơn giản là quy trình phân loại, cắt nhỏ, rồi nung chảy thành nhựa tái chế? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này!
rác thải nhựa
Rác thải nhựa trong một nhà máy tái chế
Theo như những lý thuyết của hàng loạt những cơ quan truyền thông nổi tiếng thì rác thải nhựa sẽ được chuyển đến khu phân loại rác, nhà máy tái chế và sau đó sẽ được “chế biến” để trở thành những vật liệu nhựa tái chế mới tinh tươm, tiếp tục hành trình phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, hành trình của rác thải nhựa đâu chỉ đơn giản như thế!

Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, con số nhựa bị thải ra mỗi năm là không hề nhỏ (105kg/người/năm/2020). Không quá bất ngờ khi nhận ra dân số Mỹ chỉ chiếm 4% thế giới nhưng lại thải ra 17% lượng rác thải nhựa trên toàn cầu – trở thành quốc gia “xả nhựa” nhiều nhất trên thế giới.

Lượng phế thải khổng lồ đó đang được vận chuyển mỗi năm đến các nước đang phát triển – nơi mà hệ thống quản lý còn yếu kém và thô sơ, để rồi họ buộc phải phục vụ cho quá trình tái chế bẩn thỉu, tốn nhiều công sức, từ đó gây ra nhiều hậu quả đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

“Mọi người không biết điều gì đang xảy ra kế đến sau khi rác thải nhựa bị vứt vào thùng”, Andrew Spicer, người giảng dạy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Đại học Nam Carolina và là thành viên ban cố vấn tái chế của bang cho biết. “Họ nghĩ rằng họ đang cứu thế giới. Nhưng các doanh nghiệp tái chế quốc tế chỉ coi đó là một cách kiếm tiền. Không hề có quy định toàn cầu nào và tất cả chỉ là một thị trường bẩn thỉu và không có quy tắc. ”

ĐÔNG NAM Á – NƠI “ĐÁP CÁNH” CỦA RÁC THẢI NHỰA
Một container chứa đầy rác thải nhựa đang trong quá trình chuẩn bị xuất sang Đông Nam Á
Một container chứa đầy rác thải nhựa đang trong quá trình chuẩn bị xuất sang Đông Nam Á
Không thể đo đếm đủ và toàn diện được tổng lượng rác thải nhựa bị thải ra từ các nước phát triển. Đặc biệt, chỉ tính riêng nước Mỹ đã tạo ra 34,5 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, đủ để lấp đầy sân vận động Astrodome của Houston 1.000 lần.

Trong số đó đó chỉ có 9% lượng nhựa được tái chế. Trung Quốc và Hồng Kông là hai quốc gia đã xử lí hơn một nửa lượng rác thải đó, tương ứng với 1,6 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Theo thời gian đã hình thành nên một ngành công nghiệp nhựa tái chế tại hai quốc gia này, nơi mà phế phẩm nhựa từ các quốc gia lớn đổ về, sau đó được thu gom để tạo ra những sản phẩm xuất trở lại các nước phương Tây.

Tuy nhiên, phần lớn lượng rác thải nhựa đều đã bị nhiễm thực phẩm bẩn, chất bẩn hỗn tạp không thể tái chế nên đành đem đi chôn lấp hoặc đốt tại Trung Quốc. Trước bối cảnh đáng lo ngại về sức khỏe và môi trường ngày càng gia tăng, nước này đã ra lệnh cấm tất cả hoạt động nhập khẩu, tái chế phế phẩm nhựa từ năm 2017.

Kể từ khi lệnh cấm của Trung Quốc được ban hành, rác thải nhựa ở Mỹ như một “hòn than nóng” truyền từ nước này sang nước khác. Và phần lớn, chúng được xuất khẩu sang những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thailand,…

rác thải nhựa
Rác thải nhựa bị chất thành đống ở 2 bên cổng chào ở thôn Minh Khai, Hà Nội
Điển hình là vào năm 2018, hơn 83,000 tấn rác thải nhựa từ Mỹ đã chuyển sang Việt Nam. Một phần trong số đó được chuyển đến Thôn Minh Khai – một thôn nhỏ ở vùng ngoại ô thủ đô Hà Nội và được xem là “trung tâm” của ngành tái chế rác thải nhựa. Rác thải từ mọi nơi trên thế giới, nhiều nhất là Mỹ đổ về ngôi làng nhỏ chỉ với 1000 hộ dân này. Rác thải nhựa nằm “la liệt” ở khắp các con đường, ngõ hẻm và ngay cả hai bên cổng chào của thôn cũng toàn là rác thải.

Hằng ngày, các công nhân và cả người dân xung quanh những xưởng tái chế này phải hít thở, gánh chịu rất nhiều lượng khói độc hại và mùi hôi thối nồng nặc. Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, một công nhân phân loại rác thải nhựa ở thôn Minh Khai cho biết :“Chúng tôi thực sự sợ khói nhựa, đến nỗi nước giếng còn không dám uống. Thế nhưng vì đồng tiền nên đành phải tiếp tục làm việc ở đây”

Mặc dù các tác động chính xác đến sức khỏe của người lao động khi tiếp xúc với các hoạt động tái chế nhựa vẫn chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng khói độc trong quá trình đốt nhựa hoặc chế biến nhựa hoàn toàn có thể gây ra bệnh về đường hô hấp. Hằng ngày, những người công nhân ở vùng quê nghèo này phải tiếp xúc với hàng trăm chất độc hại, bao gồm axit clohydric, sulfur dioxide, dioxin và kim loại nặng, những tác động của chúng có thể bao gồm rối loạn phát triển, rối loạn nội tiết thậm thậm chí là ung thư.

Đến giữa năm 2018, Việt Nam đã thắt chặt quy định hạn chế nhập khẩu phế phẩm nhựa từ các quốc gia phát triển, cụ thể lượng nhập khẩu hợp pháp hàng tháng được cắt giảm xuống còn 1/10 so với trước đây.

Khi các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan có lệnh cấm nhập khẩu, “hòn than nóng” này lại tiếp tục “chuyền đến tay” của các quốc gia nghèo khác như Campuchia, Lào, Ghana, Ethiopia, Kenya và Senegal – nơi mà hầu như chưa từng xử lý rác thải nhựa từ Mỹ.

rác thải nhựa
Tình trạng rác thải nhựa ngập tràn tại một bờ biển ở Campuchia
Tại một ngôi làng ven bờ biển thuộc Campuchia bị bao trùm toàn bộ bởi rác thải thải nhựa, chúng trôi nổi và bao trùm hầu hết mặt biển. Không những thế, rác thải còn bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm lên toàn bộ môi trường sống ở nơi đây.

Vấn đề rác thải của Campuchia được cho là xuất phát từ việc nước này thiếu quy trình trong khâu quản lý thiếu đồng bộ, dẫn tới rác thải nhựa không được xử lý tràn xuống biển, gây ra tình trạng ô nhiễm đại dương nghiêm trọng.

Từ đó có thể thấy, rác thải nhựa như một hòn đá vô hình đang đè nặng lên các quốc gia Đông Nam Á – nơi “dễ bị tổn thương” bởi các yếu tố như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế và sức khỏe con người.

CÁNH CỬA NGÀY CÀNG HẸP CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ
rác thải nhựa
Máy tái chế rác thải nhựa
Nếu như trước đây, việc vận chuyển xuất khẩu rác thải nhựa hay hoạt động tái chế chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, thế nhưng giờ đây đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Steve Wong – một doanh nhân ở Hồng Kông, là một trong những người trung gian kết nối việc tái chế của bạn với những người mua quốc tế cho biết : “Có thời điểm, tôi trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, với giá trị hàng triệu USD. Thế nhưng giờ đây công ty của tôi – Fukutomi Recycling có trụ sở tại Hồng Kông lại đang chìm trong một đống nợ nần.”

Vấn đề của ông Steve Wong hầu như không phải là thiếu nguồn cung. Mỗi tháng, có tới hàng nghìn container vận chuyển nhựa có thể tái chế đang chất đống trên khắp nước Mỹ. Vậy nên nỗi lo về việc thiếu hụt nhu cầu về nhựa là không thể xảy ra và các công ty Hồng Kông, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng biến nó thành vô số đồ chơi, khung ảnh,… từ nhựa tái chế.

Lý do duy nhất giết chết công việc kinh doanh của ông ấy chính là việc nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu “ngán ngẩm” với ngành công nghiệp tái chế, bởi sự vô trách nhiệm, vô đạo đức, chỉ quan tâm đến mặt lợi nhuận từ các nhà điều hành đã làm phá hủy gần như toàn bộ môi trường sống của cư dân địa phương, thậm chí ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

Ông Steve Wong chia sẻ :“Trong ngành của chúng tôi, nếu bạn làm đúng cách, bạn sẽ cứu được môi trường, thế nhưng nếu bạn làm điều đó không đúng cách, bạn sẽ phá hủy môi trường.”

rác thải nhựa
Một bãi tập kết rác khổng lồ tại Thổ Nhĩ Kỳ
Không những ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa còn tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của những người dân sống bằng nghề thu gom phế phẩm. Lý do là bởi khi lượng rác thải nhựa bị nhập vào quá lớn, dẫn tới cung vượt quá cầu, giá cả của phế liệu nhựa cũng vì thế mà ép giá kinh khủng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của những người dân sống bằng nghề thu gom , phân loại rác nơi đây.

Theo thống kê ở Thổ Nhĩ Kỳ, lượng rác thải nhựa mà nước này tiếp nhận từ nước ngoài đã tăng vọt, từ 159.000 lên 439.000 tấn trong hai năm kể từ khi lệnh cấm phế phẩm nhựa của Trung Quốc ban hành.

Baran Bozoğlu – người đứng đầu Phòng Kỹ sư Môi trường của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Có 500.000 người thu gom đường phố ở Thổ Nhĩ Kỳ, làm việc giống như những “con kiến” để thu gom rác thải. Tuy nhiên, chính bởi việc nhập khẩu phế phẩm nhựa nước ngoài không được giới hạn và không được kiểm soát đã khiến các nhà tái chế, thu gom địa phương không có thị trường cho phế liệu mà họ thu gom. Giống như chúng tôi có có sẵn bột mì và nước, thay vì tự làm bánh mì, chúng tôi lại phải nhập khẩu bánh mì từ nước ngoài”

HƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI CHO RÁC THẢI NHỰA
hạt nhựa sinh học Coffee Bio-composite
hạt nhựa sinh học Coffee Bio-composite
Có thể thấy, cánh cửa phát triển của ngành công nghiệp tái chế đang bị thu hẹp nặng nề bởi hàng loạt các lệnh cấm, thắt chặt nhựa ra đời, bởi những hệ lụy mà nó gây ra là không hề nhỏ. Đã đến lúc, chúng ta cần tìm một hướng đi mới, đảm bảo vừa có lợi ích về mặt kinh tế nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân.

Và một trong số đó chính là sự ra đời của nhựa phân hủy sinh học – một vật liệu tuyệt vời và hoàn hảo khi có thể đáp ứng được những tính năng thuần túy của nhựa truyền thống nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường nhờ khả năng phân hủy sinh học. Nhựa phân hủy sinh học có thành phần và nguồn gốc từ thiên nhiên, được kiểm chứng an toàn chặt chẽ nên sẽ không chứa bất kỳ phụ gia, BPA, nguy cơ phôi nhiễm chất độc nào, người dùng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.

Hy vọng rằng, nhựa phân hủy sinh học sẽ là một bước đệm giúp mở ra một cánh cửa mới về một môi trường giảm thiểu rác thải nhựa, đời sống con người, nhất là ở những quốc gia kém phát triển từng bước được cải thiện và nâng cao
 
Bên trên