Nếu có dịp tới Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tham dự phiên chợ mùa xuân và sống trong khung cảnh ấy, bạn sẽ thấm đẫm sức sống mãnh liệt của núi rừng và con người Tây Bắc.
Chợ Mèo Vạc (Hà Giang) diễn ra vào chủ nhật hàng tuần. Năm mới, nếu có dịp tới đây, bạn đừng bỏ qua khu chợ xuân nằm ở chính giữa những dãy núi cao, nép mình bên vách núi đá và mây mù.
Toàn cảnh khu chợ gia súc của người Mông từ trên cao. Đây là một trong số những chợ trâu bò lớn nhất miền núi phía Bắc, cùng với chợ Phiên Đồng Văn và chợ Bắc Mê.
Một lái buôn bò đang mặc cả với người bán. Phiên chợ trâu bò rất sôi động với sự tham gia của các lái buôn từ nhiều nơi ở miền Bắc.
Người dân địa phương thường dắt bò tới chợ từ sáng sớm và tập trung lại một khu vực riêng để thuận tiện việc mua bán.
Chị Và Là Dia cùng em gái mang bò từ Khâu Vai (Hà Giang) xuống chợ Mèo Vạc tham gia phiên chợ. Để tới đây, hai người phụ nữ đã phải vượt qua một quãng đường núi khá dài.
Những con bò giống lai, có kích thước lớn, vạm vỡ ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở phiên chợ, cần tới hai người hoặc hơn để đảm bảo chúng không bị “quá khích”.
“Lợn cắp nách”, giống lợn thuần chủng của người Mông, cũng là mặt hàng giao thương phổ biến ở nơi đây.
Lợn đang được buộc lại chặt để người mua chở về. Tại các vùng núi Tây Bắc xa xôi, thịt lợn là thực phẩm chính của người Mông trong những dịp trọng đại.
Ngoài các loại động vật như trâu bò lợn gà, chợ Mèo Vạc cũng mua bán chim. Trong ảnh là cặp vợ chồng vừa mua một chú chim bồ câu về làm cảnh.
Cậu bé người Mông đang chăm chút cho chú gà của mình. Khu vực mua bán gà tập trung nhiều thanh thiếu niên. Với các cậu bé, chợ là nơi gỡ bạn bè và cho những chú gà của mình “tỷ thí”.
Một người đàn ông đang nhanh chóng di chuyển vào chợ để bán cá chép. Mặt hàng thực phẩm ở chợ phiên đa dạng với nhiều đặc sản của địa phương, bao gồm cả các loại rau củ đặc trưng.
Khu vực ăn uống bên trong chợ lúc nào cũng nhộn nhịp và choáng ngợp, nhất là đối với những người lần đầu tới chợ. Tại đây, các quầy hàng ăn được bày bán san sát, thuận tiện cho thực khách dễ dàng lựa chọn món ăn.
Người dân địa phương hầu hết vẫn sử dụng bếp củi để nấu nướng tại chợ. Mùi củi đượm với không khí lành lạnh của chợ xuân mang lại cảm giác ấm áp dễ chịu.
Vào dịp phiên chợ xuân, hương và vàng mã được bày bán nhiều, đây đều là hương do người dân tự làm.
Tới chợ phiên, các du khách không thể quên “làm đẹp”. Trong ảnh là một thanh niên đang được đi cắt tóc, “tân trang” lại dịp đầu xuân.
Một bạn gái người Mông đang thử khăn đội đầu, loại trang sức truyền thống của dân tộc thường được sử dụng trong các dịp lễ hội. Những quầy hàng bán quần áo tại đây luôn rất rực rỡ, thu hút cả người dân địa phương lẫn du khách ghé qua.
Chợ Mèo Vạc (Hà Giang) diễn ra vào chủ nhật hàng tuần. Năm mới, nếu có dịp tới đây, bạn đừng bỏ qua khu chợ xuân nằm ở chính giữa những dãy núi cao, nép mình bên vách núi đá và mây mù.
Toàn cảnh khu chợ gia súc của người Mông từ trên cao. Đây là một trong số những chợ trâu bò lớn nhất miền núi phía Bắc, cùng với chợ Phiên Đồng Văn và chợ Bắc Mê.
Một lái buôn bò đang mặc cả với người bán. Phiên chợ trâu bò rất sôi động với sự tham gia của các lái buôn từ nhiều nơi ở miền Bắc.
Người dân địa phương thường dắt bò tới chợ từ sáng sớm và tập trung lại một khu vực riêng để thuận tiện việc mua bán.
Chị Và Là Dia cùng em gái mang bò từ Khâu Vai (Hà Giang) xuống chợ Mèo Vạc tham gia phiên chợ. Để tới đây, hai người phụ nữ đã phải vượt qua một quãng đường núi khá dài.
Những con bò giống lai, có kích thước lớn, vạm vỡ ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở phiên chợ, cần tới hai người hoặc hơn để đảm bảo chúng không bị “quá khích”.
“Lợn cắp nách”, giống lợn thuần chủng của người Mông, cũng là mặt hàng giao thương phổ biến ở nơi đây.
Lợn đang được buộc lại chặt để người mua chở về. Tại các vùng núi Tây Bắc xa xôi, thịt lợn là thực phẩm chính của người Mông trong những dịp trọng đại.
Ngoài các loại động vật như trâu bò lợn gà, chợ Mèo Vạc cũng mua bán chim. Trong ảnh là cặp vợ chồng vừa mua một chú chim bồ câu về làm cảnh.
Cậu bé người Mông đang chăm chút cho chú gà của mình. Khu vực mua bán gà tập trung nhiều thanh thiếu niên. Với các cậu bé, chợ là nơi gỡ bạn bè và cho những chú gà của mình “tỷ thí”.
Một người đàn ông đang nhanh chóng di chuyển vào chợ để bán cá chép. Mặt hàng thực phẩm ở chợ phiên đa dạng với nhiều đặc sản của địa phương, bao gồm cả các loại rau củ đặc trưng.
Khu vực ăn uống bên trong chợ lúc nào cũng nhộn nhịp và choáng ngợp, nhất là đối với những người lần đầu tới chợ. Tại đây, các quầy hàng ăn được bày bán san sát, thuận tiện cho thực khách dễ dàng lựa chọn món ăn.
Người dân địa phương hầu hết vẫn sử dụng bếp củi để nấu nướng tại chợ. Mùi củi đượm với không khí lành lạnh của chợ xuân mang lại cảm giác ấm áp dễ chịu.
Vào dịp phiên chợ xuân, hương và vàng mã được bày bán nhiều, đây đều là hương do người dân tự làm.
Tới chợ phiên, các du khách không thể quên “làm đẹp”. Trong ảnh là một thanh niên đang được đi cắt tóc, “tân trang” lại dịp đầu xuân.