TRUONGTRINH
Well-known member
Redmi Pad Pro sở hữu nhiều điểm nổi trội so với tầm giá hơn 7 triệu đồng như màn hình lớn 12,1 inch 120 Hz, cấu hình mạnh, pin tốt nhưng không có cảm biến vân tay.
iPad vẫn là tablet phổ biến nhất, nhưng việc không xuất hiện ở phân khúc dưới 10 triệu đồng mở ra cơ hội cho các các nhà sản xuất còn lại. So với Lenovo, Huawei, Samsung hay Oppo trước đó, các model của Xiaomi có lợi thế về cấu hinh, tần số quét màn hình cao, tạo cảm giác mượt mà khi sử dụng.
Sau dòng Pad 6 có doanh số tốt năm ngoái, Xiaomi đem thêm hai mẫu máy tính bảng tầm trung, giá rẻ mới về Việt Nam là Poco Pad và Redmi Pad Pro (trong hình) trong tháng 6. Cả hai có cùng thiết kế, một số trang bị nhưng khác về lựa chọn cấu hình.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Ưu điểm lớn đáng chú ý nhất của Redmi Pad Pro là màn hình lớn 12,1 inch, độ phân giải cao 1.600 x 2.560 pixel (các đối thủ cùng tầm là Full HD+) và đặc biệt là tần số quét 120 Hz giúp hiệu ứng chuyển mượt mà. Viền máy mỏng đều bốn cạnh nhưng phần viền kính hơi nhô ra so với cạnh bên khiến máy khi cầm hơi cấn nhẹ.
Do vẫn sử dụng tỷ lệ 16:10, người dùng sẽ cầm theo tư thế ngang trong đa số trường hợp. Kích thước tương đương iPad Air 11-13 inch nhưng thực tế diện tích hiển thị thấp hơn, kém đa năng trong cả hai tư thế sử dụng ngang, dọc hơn.
Là dòng tablet tầm trung nhưng Redmi Pad Pro có chất lượng gia công rất tốt. Toàn bộ phần vỏ máy bằng nhôm, độ mỏng 7,5 mm, không hơn đáng kể so với mức 7 mm của iPad Gen10. Trọng lượng của máy là 571 gram, nhẹ hơn một chút so với iPad Air 13 inch mới (617 gram) cho cảm giác cầm thực tế cầm tương đối thoải mái, chắc chắn. Sản phẩm có ba màu để lựa chọn là xanh dương, xanh bạc hà và xám.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Cụm camera đôi là điểm nhấn trong thiết kế mặt sau của Redmi Pad Pro. Đây cũng là chi tiết giúp nhận diện và phân biệt máy với "người anh em" Xiaomi Pad 6 ra mắt năm ngoái. Cụm camera với thông số không đặc biệt, độ phân giải 8 megapixel, f/2.0 nhưng phần mềm hỗ trợ chụp phong phú bộ lọc, tùy chỉnh để sử dụng kết hợp với các ứng dụng gọi video call, họp, học trực tuyến.
Là tablet thuộc dạng "bình dân" nhưng Redmi Pad Pro trang bị hệ thống âm thanh khá tốt, âm lượng lớn và ít bị rè khi để mức quá khoảng 80%. Máy có bốn loa với mỗi hai ở cạnh bên, phù hợp tư thế sử dụng ngang khi người dùng xem phim, chơi game.
Sản phẩm vẫn giữ lại giắc cắm tai nghe 3,5 mm bên cạnh giắc cắm USB-C cho sạc, trao đổi dữ liệu nhưng chuẩn kết nối chỉ dừng ở 2.0. Máy cũng trang bị Wi-Fi 6 hai băng tần mới nhất, Bluetooth 5.2.
Xiaomi bố trí phím nguồn và tăng giảm âm lượng ở hai cạnh gần góc phải, thuận tiên cho thao tác bấm khi dùng ngang máy. Thiếu sót đáng tiếc nhất là sản phẩm không có cảm biến vân tay tích hợp vào nút nguồn.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Redmi Pad Pro có đầy đủ các loại phụ kiện bao gồm bàn phím và cả bút để cạnh tranh với các dòng sản phẩm đắt tiền hơn đến từ Samsung, Apple. Bút viết Redmi Smart Pen kết nối thông qua Bluetooth, có thể nhận 4.096 mức cảm ứng lực khác nhau. Độ trễ khi sử dụng thấp, cảm giác viết khá thật nhưng không có ứng dụng ghi chú riêng với nhiều tính năng như Galaxy Tab hay iPad.
Lắp đủ phụ kiện bàn phím kiêm bao da, bút khiến Redmi Pad Pro có kích thước nhỏ như một cuốn sổ trong khi có thể thay thế laptop giá rẻ trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, bút không có cơ chế hít nam châm vào thân máy mà dùng dạng gài vào lớp vỏ thủ công.
Cấu hình máy tốt trong tầm giá với Snapdragon 7s Gen 2 sản xuất trên tiến trình 4 nm, GPU Adreno 710, RAM 8 GB và tùy chọn bộ nhớ 128 hoặc 256 GB.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Bàn phím Redmi Smart Keyboard không kết nối với thân máy bằng chân chạm như Xiaomi Pad 6 mà thay bằng Bluetooth. Người dùng có thể bật, tắt bằng một nút gạt ở cạnh bên nhanh chóng. Bàn phím không có đèn nền, kích thước hơi nhỏ nhưng hành trình phím vừa phải, cảm giác gõ êm, chính xác.
Xiaomi ưu ái Redmi Pad Pro chạy hệ điều hành mới nhất ngay khi xuất xưởng là HyperOS 1.0.3.0 dựa trên Android 14 (các dòng giá rẻ năm ngoái của hãng vẫn chưa được nâng cấp). Hệ thống menu cài đặt được thiết kế lại hoàn toàn gần giống iOS, dễ sử dụng và trực quan hơn. Bên dưới có một dock chứa các phần mềm hay sử dụng và dùng thao tác vuốt để điều hướng.
Máy cũng có thông số pin vượt trội so với các model cùng tầm giá là dung lượng pin tới 10.000 mAh. Ngay cả khi sử dụng liên tục, tần suất cao, máy cũng tới ngày thứ hai mới hết pin. Với nhu cầu sử dụng thông thường khoảng 4 tiếng mỗi ngày, người dùng có thể dùng 3-4 ngày mới cần sạc. Công suất sạc nhanh tối đa 33 W giúp sản phẩm đầy pin sau khoảng hai giờ.
Tuấn Hưng
iPad vẫn là tablet phổ biến nhất, nhưng việc không xuất hiện ở phân khúc dưới 10 triệu đồng mở ra cơ hội cho các các nhà sản xuất còn lại. So với Lenovo, Huawei, Samsung hay Oppo trước đó, các model của Xiaomi có lợi thế về cấu hinh, tần số quét màn hình cao, tạo cảm giác mượt mà khi sử dụng.
Sau dòng Pad 6 có doanh số tốt năm ngoái, Xiaomi đem thêm hai mẫu máy tính bảng tầm trung, giá rẻ mới về Việt Nam là Poco Pad và Redmi Pad Pro (trong hình) trong tháng 6. Cả hai có cùng thiết kế, một số trang bị nhưng khác về lựa chọn cấu hình.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Ưu điểm lớn đáng chú ý nhất của Redmi Pad Pro là màn hình lớn 12,1 inch, độ phân giải cao 1.600 x 2.560 pixel (các đối thủ cùng tầm là Full HD+) và đặc biệt là tần số quét 120 Hz giúp hiệu ứng chuyển mượt mà. Viền máy mỏng đều bốn cạnh nhưng phần viền kính hơi nhô ra so với cạnh bên khiến máy khi cầm hơi cấn nhẹ.
Do vẫn sử dụng tỷ lệ 16:10, người dùng sẽ cầm theo tư thế ngang trong đa số trường hợp. Kích thước tương đương iPad Air 11-13 inch nhưng thực tế diện tích hiển thị thấp hơn, kém đa năng trong cả hai tư thế sử dụng ngang, dọc hơn.
Là dòng tablet tầm trung nhưng Redmi Pad Pro có chất lượng gia công rất tốt. Toàn bộ phần vỏ máy bằng nhôm, độ mỏng 7,5 mm, không hơn đáng kể so với mức 7 mm của iPad Gen10. Trọng lượng của máy là 571 gram, nhẹ hơn một chút so với iPad Air 13 inch mới (617 gram) cho cảm giác cầm thực tế cầm tương đối thoải mái, chắc chắn. Sản phẩm có ba màu để lựa chọn là xanh dương, xanh bạc hà và xám.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Cụm camera đôi là điểm nhấn trong thiết kế mặt sau của Redmi Pad Pro. Đây cũng là chi tiết giúp nhận diện và phân biệt máy với "người anh em" Xiaomi Pad 6 ra mắt năm ngoái. Cụm camera với thông số không đặc biệt, độ phân giải 8 megapixel, f/2.0 nhưng phần mềm hỗ trợ chụp phong phú bộ lọc, tùy chỉnh để sử dụng kết hợp với các ứng dụng gọi video call, họp, học trực tuyến.
Là tablet thuộc dạng "bình dân" nhưng Redmi Pad Pro trang bị hệ thống âm thanh khá tốt, âm lượng lớn và ít bị rè khi để mức quá khoảng 80%. Máy có bốn loa với mỗi hai ở cạnh bên, phù hợp tư thế sử dụng ngang khi người dùng xem phim, chơi game.
Sản phẩm vẫn giữ lại giắc cắm tai nghe 3,5 mm bên cạnh giắc cắm USB-C cho sạc, trao đổi dữ liệu nhưng chuẩn kết nối chỉ dừng ở 2.0. Máy cũng trang bị Wi-Fi 6 hai băng tần mới nhất, Bluetooth 5.2.
Xiaomi bố trí phím nguồn và tăng giảm âm lượng ở hai cạnh gần góc phải, thuận tiên cho thao tác bấm khi dùng ngang máy. Thiếu sót đáng tiếc nhất là sản phẩm không có cảm biến vân tay tích hợp vào nút nguồn.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Redmi Pad Pro có đầy đủ các loại phụ kiện bao gồm bàn phím và cả bút để cạnh tranh với các dòng sản phẩm đắt tiền hơn đến từ Samsung, Apple. Bút viết Redmi Smart Pen kết nối thông qua Bluetooth, có thể nhận 4.096 mức cảm ứng lực khác nhau. Độ trễ khi sử dụng thấp, cảm giác viết khá thật nhưng không có ứng dụng ghi chú riêng với nhiều tính năng như Galaxy Tab hay iPad.
Lắp đủ phụ kiện bàn phím kiêm bao da, bút khiến Redmi Pad Pro có kích thước nhỏ như một cuốn sổ trong khi có thể thay thế laptop giá rẻ trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, bút không có cơ chế hít nam châm vào thân máy mà dùng dạng gài vào lớp vỏ thủ công.
Cấu hình máy tốt trong tầm giá với Snapdragon 7s Gen 2 sản xuất trên tiến trình 4 nm, GPU Adreno 710, RAM 8 GB và tùy chọn bộ nhớ 128 hoặc 256 GB.
Trước
Bấm để lật ảnh sau/trước
Sau
Bàn phím Redmi Smart Keyboard không kết nối với thân máy bằng chân chạm như Xiaomi Pad 6 mà thay bằng Bluetooth. Người dùng có thể bật, tắt bằng một nút gạt ở cạnh bên nhanh chóng. Bàn phím không có đèn nền, kích thước hơi nhỏ nhưng hành trình phím vừa phải, cảm giác gõ êm, chính xác.
Xiaomi ưu ái Redmi Pad Pro chạy hệ điều hành mới nhất ngay khi xuất xưởng là HyperOS 1.0.3.0 dựa trên Android 14 (các dòng giá rẻ năm ngoái của hãng vẫn chưa được nâng cấp). Hệ thống menu cài đặt được thiết kế lại hoàn toàn gần giống iOS, dễ sử dụng và trực quan hơn. Bên dưới có một dock chứa các phần mềm hay sử dụng và dùng thao tác vuốt để điều hướng.
Máy cũng có thông số pin vượt trội so với các model cùng tầm giá là dung lượng pin tới 10.000 mAh. Ngay cả khi sử dụng liên tục, tần suất cao, máy cũng tới ngày thứ hai mới hết pin. Với nhu cầu sử dụng thông thường khoảng 4 tiếng mỗi ngày, người dùng có thể dùng 3-4 ngày mới cần sạc. Công suất sạc nhanh tối đa 33 W giúp sản phẩm đầy pin sau khoảng hai giờ.
Tuấn Hưng