Review Z FLIP 5 CHI TIẾT

XuanThuy

Well-known member
1696861039769.png




Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 5.
Mặc dù tất cả các ứng dụng kể trên đều hoạt động tốt trên Flex Window, nhưng nó vẫn chưa khiến cho người dùng thỏa mãn. Vấn đề một lần nữa đến từ những rào cản của Samsung, khi danh sách ứng dụng mà hãng này cho phép trên Flex Window là quá hạn chế. Đặc biệt, hai ứng dụng tin nhắn phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook Messenger và Zalo hoàn toàn thiếu vắng, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ vẫn phải mở máy ra để trả lời tin nhắn.

Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 6.
Tưởng chừng như mọi chuyện đã kết thúc ở đây, nhưng Samsung lại một lần nữa “mở khóa” cho Flex Window bằng một công cụ khác. Good Lock là ứng dụng do Samsung phát hành trên Galaxy Store, một kho ứng dụng của Samsung nhằm cạnh tranh với Google Play Store mà rất ít người biết tới. Điểm đáng nói ở GoodLock là khả năng kích hoạt các tính năng “ẩn” của điện thoại Samsung, trong đó với Galaxy Z Flip5 là khởi chạy bất kể ứng dụng nào trên Flex Window mà người dùng muốn.

Sau một vài thao tác không mấy trực quan, cuối cùng Good Lock đã “giải thoát” cho Galaxy Z Flip5 làm được điều mà đáng lẽ ra chiếc máy này phải làm được ngay từ khi mở hộp: khởi chạy bất cứ ứng dụng nào ở màn hình phụ.

Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 7.
Khi đã được mở khóa với Good Lock, người dùng có thể chạy bất kể ứng dụng nào mà mình muốn - nhưng liệu trải nghiệm có đủ tốt và xứng đáng để “tiết kiệm” một lần mở máy hay không là điều mà mỗi người phải tự đưa ra đánh giá. Ví dụ, việc có thể trả lời tin nhắn Messenger hay Zalo từ Flex Window dù không phải là cách thức hiệu quả nhất do bàn phím QWERTY khả nhỏ, nhưng trong nhiều tình huống vẫn thuận tiện hơn so với việc phải mở máy. Trong khi đó, các tác vụ giải trí như TikTok, Netflix hay YouTube hoàn toàn không xứng đáng để sử dụng trên Flex Window mà chỉ mang tính chất trình diễn.

Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 8.
Tính hữu dụng của Flex Window vẫn còn là một dấu hỏi mà mỗi người phải tự quyết định, nhưng một điều mà chúng ta có thể đánh giá ngay lúc này là Samsung đang lựa chọn một phương án quá đỗi an toàn với cách thức hoạt động của Flex Window. Có lẽ, Samsung quan tâm tới trải nghiệm người dùng và không muốn họ sử dụng các ứng dụng khi chưa đảm bảo được sự tối ưu hóa. Tuy nhiên, việc phải kích hoạt các tính năng ẩn, hay cài đặt thêm ứng dụng bổ trợ chỉ để khai thác tối đa khả năng của Flex Window, là quá đỗi phức tạp.

Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 9.
Nhìn vào phân khúc điện thoại màn hình gập, không khó để thấy vị thế của Samsung hiện tại là rất khác so với thời điểm vài năm trước. Những năm 2019-2020 với Galaxy Fold và Galaxy Z Flip, Samsung kiểm soát toàn bộ thị trường điện thoại màn hình gập. Nhưng hiện tại, vị thế của Samsung đã lung lay. Các nhà sản xuất Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Moto, Vivo không những đã có những thiết kế riêng của mình, mà thậm chí còn có phần vượt trội hơn cả Samsung.

Đơn cử với thiết kế màn hình phụ lớn, OPPO và Moto đều đã làm được từ trước đó với Find N2 Flip và RAZR 40 Ultra. Trong đó, ấn tượng nhất là chiếc RAZR 40 Ultra với màn hình phụ chiếm trọn gần như toàn bộ mặt trước, một thiết kế được đánh giá là quyến rũ hơn cả Galaxy Z Flip5. Hay, những mẫu smartphone màn hình gập khác từ Huawei hay Xiaomi đều có độ mỏng ấn tượng, nếp gấp màn hình bị loại bỏ, chưa kể các lợi thế khác về thời lượng pin, công nghệ sạc nhanh hay camera.

Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 10.
Vậy, giữa một rừng điện thoại màn hình gập đến từ các đối thủ, tại sao phải lựa chọn Galaxy Z Flip5? Đây là điều mà khi nhìn vào bảng thông số sẽ không bao giờ có thể hiểu được, mà chỉ khi người dùng rút hầu bao mới hiểu rõ.

Đánh giá Galaxy Z Flip5: Thích thì mua, không thích thì… cũng vẫn phải mua - Ảnh 11.
Mua hàng xách tay, người dùng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề. Ngay từ bước đầu, họ đã phải cài đặt Play Store và dịch vụ Google theo một cách không chính thống - điều mà đối tượng người dùng cao cấp quan tâm tới bảo mật không khỏi e dè. Nhưng quan trọng hơn, điện thoại gập vừa mỏng manh, lại vừa phức tạp trong thiết kế phần cứng. Nếu gặp trục trặc, hỏng hóc, người dùng Moto, Huawei, Xiaomi xách tay chỉ biết “kêu trời” do quá trình sửa chữa phức tạp, thậm chí không thể sửa được nếu ở Việt Nam.

Trong khi đó, tất cả những khía cạnh này đều được đảm bảo trên Galaxy Z Flip5. Không chỉ đảm bảo chế độ trước và sau bán hàng, Samsung còn mang đến những đặc quyền mà không một hãng điện thoại nào khác tại Việt Nam có thể làm được.
 
Bên trên