Thanh Thúy
Well-known member
Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam (VFCD) lần thứ năm diễn ra với chuỗi hội thảo, triển lãm… xoay quanh chủ đề "Trí tuệ và Công nghệ".
Sự kiện mở cửa miễn phí tại TP HCM (ngày 13-19/11) và Hà Nội (ngày 1-7/12). Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam là sự kiện thường niên do Đại học RMIT Việt Nam, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) cùng các đối tác trong lĩnh vực sáng tạo tổ chức. Đơn vị bảo trợ truyền thông và cố vấn tổ chức là Hanoi Grapevine.
RMIT cùng các đơn vị hướng tới mục tiêu kiến tạo một nền tảng mở và có tính tương tác cao để các cá nhân, tổ chức bắt kịp xu hướng mới trong lĩnh vực sáng tạo. Năm nay, ban tổ chức kỳ vọng có thể khám phá vai trò thiết yếu của thiết kế ở điểm giao thoa giữa công nghệ và con người qua các hoạt động trao đổi.
Giáo sư Julia Gaimster (Đại học RMIT) phát biểu khai mạc VFCD 2023. Ảnh: RMIT Việt Nam
Theo đại diện ban tổ chức, từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên vào thế kỷ 19, công nghệ và máy móc đã thống trị nhiều khía cạnh của cuộc sống và làm thay đổi căn bản cách thức hoạt động của xã hội. Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện tại có khả năng học hỏi, tổng hợp thông tin, phân tích và đưa ra câu trả lời ngoài những gì được lập trình.
Con người tạo ra máy móc và phát triển chúng bằng cách bắt chước chính mình. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi như: làm thế nào con người tiến xa hơn khi máy móc nâng cấp hay khả năng của những cỗ máy tiên tiến trong tay con người là gì. Hơn 10 nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhóm nghệ sĩ sẽ mang lại câu trả lời cho những băn khoăn trên ở dạng tác phẩm vật lý, kỹ thuật số hoặc tương tác sử dụng công nghệ mới (AR, VR, AI) tại triển lãm "Trí tuệ & Công nghệ".
Bên cạnh đó, RMIT Việt Nam muốn thúc đẩy hỗ trợ chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển văn hóa và kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời, trường muốn góp phần đặt nền móng cho "vành đai sáng tạo" trải dài khắp đất nước qua việc mở rộng Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO tại Việt Nam.
Triển lãm "Trí tuệ & Công nghệ" mở cửa xuyên suốt thời gian diễn ra liên hoan tại TP HCM và Hà Nội. Ảnh: RMIT Việt Nam
Giáo sư Julia Gaimster - Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam kiêm trưởng ban tổ chức chia sẻ, sự sáng tạo của Việt Nam có thể tỏa sáng thông qua việc sử dụng các công nghệ mới để thể hiện sức mạnh và tiềm năng của trí tuệ con người. Bà hy vọng liên hoan năm nay sẽ kích thích trí tò mò, tưởng tượng, tư duy phản biện về vai trò của công nghệ và công cụ liên quan.
"Chúng tôi cũng muốn truyền cảm hứng để mọi người trau dồi kỹ năng mới, khám phá cơ hội mới, kết nối với cá nhân, tổ chức sáng tạo khác trong nước và quốc tế", bà nói thêm.
"Ngoài ra, Tuần lễ liên hoan tại TP HCM còn có loạt hoạt động như đối thoại "Liệu AI có thể thay thế người làm sáng tạo?" (ngày 16/11), hội thảo "Ngành quảng cáo Việt Nam: tạo bản sắc riêng biệt" (ngày 17/11)... Ngày 18/11, liên hoan có hai sự kiện nổi bật, gồm: hội thảo "Di sản tương lai: kiến tạo di sản thông qua thiết kế và thiết lập bản đồ không gian" và "Ngày toàn chơi" - chuỗi sự kiện cho nhà sáng tạo game.
Khách tham dự trải nghiệm công nghệ sáng tạo tại lễ khai mạc VFCD. Ảnh: RMIT Việt Nam
Trong khuôn khổ lễ khai mạc VFCD, đại diện Tổng lãnh sự quán Australia tại TP HCM, Đại học RMIT, VICAS và Tuần lễ Thiết kế Việt Nam đã trao giải "Emerging Design Talent Awards" (Giải thưởng Tài năng thiết kế mới) cho bốn tài năng trẻ Việt Nam. Đây là một phần của dự án thiết kế và nghệ thuật đa văn hóa "here/there" (đây/đó), ra đời trong khuôn khổ VFCD 2021 với sự tham gia của các nhà thiết kế, nghệ sĩ từ Australia và Việt Nam.
Qua đây, các nghệ sĩ mới nổi đến từ Việt Nam đã được cố vấn và hướng dẫn để quảng bá thiết kế, sản phẩm thủ công; thực hành nghệ thuật đương đại, song song với bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống. "đây/đó" có sự hỗ trợ của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia.
Giáo sư Julia Gaimster cho biết thêm, năm nay, ban tổ chức kỷ niệm năm năm liên hoan và 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước. Cột mốc này là minh chứng cho tình hữu nghị và quan hệ đối tác được vun đắp qua nhiều thập kỷ.
"Liên hoan VFCD đề cao hợp tác văn hóa giữa hai nước và tôn vinh những cơ hội mà quan hệ đối tác sáng tạo có thể tạo ra", bà nhấn mạnh.
Sự kiện mở cửa miễn phí tại TP HCM (ngày 13-19/11) và Hà Nội (ngày 1-7/12). Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam là sự kiện thường niên do Đại học RMIT Việt Nam, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) cùng các đối tác trong lĩnh vực sáng tạo tổ chức. Đơn vị bảo trợ truyền thông và cố vấn tổ chức là Hanoi Grapevine.
RMIT cùng các đơn vị hướng tới mục tiêu kiến tạo một nền tảng mở và có tính tương tác cao để các cá nhân, tổ chức bắt kịp xu hướng mới trong lĩnh vực sáng tạo. Năm nay, ban tổ chức kỳ vọng có thể khám phá vai trò thiết yếu của thiết kế ở điểm giao thoa giữa công nghệ và con người qua các hoạt động trao đổi.
Giáo sư Julia Gaimster (Đại học RMIT) phát biểu khai mạc VFCD 2023. Ảnh: RMIT Việt Nam
Theo đại diện ban tổ chức, từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên vào thế kỷ 19, công nghệ và máy móc đã thống trị nhiều khía cạnh của cuộc sống và làm thay đổi căn bản cách thức hoạt động của xã hội. Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện tại có khả năng học hỏi, tổng hợp thông tin, phân tích và đưa ra câu trả lời ngoài những gì được lập trình.
Con người tạo ra máy móc và phát triển chúng bằng cách bắt chước chính mình. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi như: làm thế nào con người tiến xa hơn khi máy móc nâng cấp hay khả năng của những cỗ máy tiên tiến trong tay con người là gì. Hơn 10 nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhóm nghệ sĩ sẽ mang lại câu trả lời cho những băn khoăn trên ở dạng tác phẩm vật lý, kỹ thuật số hoặc tương tác sử dụng công nghệ mới (AR, VR, AI) tại triển lãm "Trí tuệ & Công nghệ".
Bên cạnh đó, RMIT Việt Nam muốn thúc đẩy hỗ trợ chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển văn hóa và kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời, trường muốn góp phần đặt nền móng cho "vành đai sáng tạo" trải dài khắp đất nước qua việc mở rộng Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO tại Việt Nam.
Triển lãm "Trí tuệ & Công nghệ" mở cửa xuyên suốt thời gian diễn ra liên hoan tại TP HCM và Hà Nội. Ảnh: RMIT Việt Nam
Giáo sư Julia Gaimster - Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam kiêm trưởng ban tổ chức chia sẻ, sự sáng tạo của Việt Nam có thể tỏa sáng thông qua việc sử dụng các công nghệ mới để thể hiện sức mạnh và tiềm năng của trí tuệ con người. Bà hy vọng liên hoan năm nay sẽ kích thích trí tò mò, tưởng tượng, tư duy phản biện về vai trò của công nghệ và công cụ liên quan.
"Chúng tôi cũng muốn truyền cảm hứng để mọi người trau dồi kỹ năng mới, khám phá cơ hội mới, kết nối với cá nhân, tổ chức sáng tạo khác trong nước và quốc tế", bà nói thêm.
"Ngoài ra, Tuần lễ liên hoan tại TP HCM còn có loạt hoạt động như đối thoại "Liệu AI có thể thay thế người làm sáng tạo?" (ngày 16/11), hội thảo "Ngành quảng cáo Việt Nam: tạo bản sắc riêng biệt" (ngày 17/11)... Ngày 18/11, liên hoan có hai sự kiện nổi bật, gồm: hội thảo "Di sản tương lai: kiến tạo di sản thông qua thiết kế và thiết lập bản đồ không gian" và "Ngày toàn chơi" - chuỗi sự kiện cho nhà sáng tạo game.
Khách tham dự trải nghiệm công nghệ sáng tạo tại lễ khai mạc VFCD. Ảnh: RMIT Việt Nam
Trong khuôn khổ lễ khai mạc VFCD, đại diện Tổng lãnh sự quán Australia tại TP HCM, Đại học RMIT, VICAS và Tuần lễ Thiết kế Việt Nam đã trao giải "Emerging Design Talent Awards" (Giải thưởng Tài năng thiết kế mới) cho bốn tài năng trẻ Việt Nam. Đây là một phần của dự án thiết kế và nghệ thuật đa văn hóa "here/there" (đây/đó), ra đời trong khuôn khổ VFCD 2021 với sự tham gia của các nhà thiết kế, nghệ sĩ từ Australia và Việt Nam.
Qua đây, các nghệ sĩ mới nổi đến từ Việt Nam đã được cố vấn và hướng dẫn để quảng bá thiết kế, sản phẩm thủ công; thực hành nghệ thuật đương đại, song song với bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống. "đây/đó" có sự hỗ trợ của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia.
Giáo sư Julia Gaimster cho biết thêm, năm nay, ban tổ chức kỷ niệm năm năm liên hoan và 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước. Cột mốc này là minh chứng cho tình hữu nghị và quan hệ đối tác được vun đắp qua nhiều thập kỷ.
"Liên hoan VFCD đề cao hợp tác văn hóa giữa hai nước và tôn vinh những cơ hội mà quan hệ đối tác sáng tạo có thể tạo ra", bà nhấn mạnh.