Võ Xuân Trường
Well-known member
Robot nấu phở và ứng dụng AI trong ngành du lịch ở Việt Nam
Cùng sự tân tiến của thời đại, công nghệ AI đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển ngành du lịch tại Việt Nam.
Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra từ 28.11 -1.12, người dân và du khách có cơ hội thưởng thức "Phở số Hà Thành" với nhân viên phục vụ là một robot. Robot thông minh này có khả năng tham gia một số công đoạn chế biến phở và bưng bê, phục vụ du khách tới tận bàn.
Trải nghiệm ăn "Phở số" đặc biệt thu hút đông đảo người dân và du khách. Đa số đều cảm thấy tò mò, muốn tự mình thưởng thức món phở truyền thống do robot thông minh với trí tuệ nhân tạo phục vụ.
Robot nấu “Phở số Hà Thành” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Ảnh: Nguyễn Đạt
https://clk.aiactiv.io/l/aiactiv/799zi4j5
Trước đó, vào tháng 9.2024, Tại triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn HorecFex Việt Nam 2024 đã giới thiệu robot du lịch trị giá 15.000 USD. Robot này được nhập từ Hong Kong (Trung Quốc), có khả năng phục vụ, đối thoại, hướng dẫn du khách tại Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng.
Hay tháng 10.2024, robot bồi bàn xuất hiện ở một khách sạn tại Vũng Tàu cũng hấp dẫn nhiều du khách đến chiêm ngưỡng, trải nghiệm. Robot được Premier Pearl Hotel sử dụng với chức năng vận chuyển đồ ăn thức uống, thu dọn chén đĩa tại nhà hàng, bưng nước và khăn lạnh mời khách tại sảnh lễ tân.
Trên thực tế, robot không phải là minh chứng duy nhất cho việc ứng dụng công nghệ AI trong ngành du lịch ở Việt Nam.
Những năm qua, các doanh nghiệp, địa phương ở Việt Nam không ngừng đổi mới để bắt kịp xu hướng, ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong phát triển du lịch.
Trong đó, chatbot là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để phục vụ khách hàng trực tuyến. Đây là phần mềm được lập trình hỗ trợ giao tiếp, tương tác tự động với khách hàng thông qua nền tảng Messenger, Zalo, WhatsApp hay website chính thức của doanh nghiệp. Chatbot cung cấp thông tin cơ bản cho khách hàng, trả lời những câu hỏi thường gặp mà không cần sự hỗ trợ của con người như: thông tin chuyến bay, khách sạn, dịch vụ, giá cả...
Thông qua công nghệ AI, Chatbot sẽ học hỏi để phân tích hành vi khách hàng, cung cấp gợi ý phù hợp với nhu cầu của từng người về điểm đến, tour phù hợp, thông tin cần biết, dự báo chuyến bay, lịch trình, nhu cầu của khách hàng... Đồng thời, ứng dụng này cũng có thể nhận diện và giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, giúp phục vụ tốt khách hàng quốc tế.
Ứng dụng AI trong ngành du lịch ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: Linkdn
Bên cạnh đó, AI còn được ứng dụng để xử lý và phân tích dữ liệu của khách hàng. Thông qua các thuật toán và phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo sẽ sàng lọc và tìm hiểu và nhận diện hành vi, thói quen của khách hàng trong du lịch. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tham khảo, nhận biết xu hướng, nhu cầu của khách để có thay đổi, điều chỉnh phù hợp.
Từ những phân tích đó, AI có thể hỗ trợ đưa ra mức giá tối ưu mà vẫn hút khách hàng, đưa ra chiến lược phù hợp với từng sản phẩm, mang đến lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Ngoài ra, công nghệ AI cũng được ứng dụng trong định giá và quản lý các kênh phân phối của ngành du lịch như Traveloka, Agoda...
Một số doanh nghiệp đã ứng dụng các công cụ AI để phân tích dữ liệu, từ đó tối ưu giá, linh hoạt điều chỉnh giá cả và tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, trí tuệ nhân tạo cũng tối ưu hóa quy trình quản lý kênh phân phối, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Các công cụ này có thể theo dõi những nền tảng từ đại lý du lịch trực tuyến, hệ thống phân phối toàn cầu. Công cụ tự động cập nhật giá, so sánh giá, điều chỉnh chiến lược phân phôi để đảm bảo tối đa hóa doanh thu.
Đặc biệt, AI có khả năng tự động phân tích và điều chỉnh các yếu tố mô tả sản phẩm, thậm chí tạo ra sản phẩm như: hình ảnh, video, thông tin dịch vụ... để thu hút khách hàng mục tiêu....
Với sự phát triển của công nghệ, AI được dự đoán sẽ ngày càng đi sâu và đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch, đặc biệt trong tối đa hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm của du khách. Trong tương lai, ngành du lịch có xu hướng sử dụng AI nhiều hơn, hiệu quả hơn thông qua các mục tiêu như tối ưu hóa việc phân bổ hành khách, giảm thiểu rủi ro từ các lỗ hổng bảo mật, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, lên kế hoạch chuyến đi...
Đồng thời, AI còn hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành trong tối ưu hóa các tài liệu quảng cáo, website, nội dung marketing để tiếp cận và phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Ứng dụng AI trong ngành du lịch tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của du khách, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp tại nước nhà. Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ giúp đổi mới, thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.
Cùng sự tân tiến của thời đại, công nghệ AI đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển ngành du lịch tại Việt Nam.
Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra từ 28.11 -1.12, người dân và du khách có cơ hội thưởng thức "Phở số Hà Thành" với nhân viên phục vụ là một robot. Robot thông minh này có khả năng tham gia một số công đoạn chế biến phở và bưng bê, phục vụ du khách tới tận bàn.
Trải nghiệm ăn "Phở số" đặc biệt thu hút đông đảo người dân và du khách. Đa số đều cảm thấy tò mò, muốn tự mình thưởng thức món phở truyền thống do robot thông minh với trí tuệ nhân tạo phục vụ.
Robot nấu “Phở số Hà Thành” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Ảnh: Nguyễn Đạt
https://clk.aiactiv.io/l/aiactiv/799zi4j5
Trước đó, vào tháng 9.2024, Tại triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn HorecFex Việt Nam 2024 đã giới thiệu robot du lịch trị giá 15.000 USD. Robot này được nhập từ Hong Kong (Trung Quốc), có khả năng phục vụ, đối thoại, hướng dẫn du khách tại Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng.
Hay tháng 10.2024, robot bồi bàn xuất hiện ở một khách sạn tại Vũng Tàu cũng hấp dẫn nhiều du khách đến chiêm ngưỡng, trải nghiệm. Robot được Premier Pearl Hotel sử dụng với chức năng vận chuyển đồ ăn thức uống, thu dọn chén đĩa tại nhà hàng, bưng nước và khăn lạnh mời khách tại sảnh lễ tân.
Trên thực tế, robot không phải là minh chứng duy nhất cho việc ứng dụng công nghệ AI trong ngành du lịch ở Việt Nam.
Những năm qua, các doanh nghiệp, địa phương ở Việt Nam không ngừng đổi mới để bắt kịp xu hướng, ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong phát triển du lịch.
Trong đó, chatbot là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để phục vụ khách hàng trực tuyến. Đây là phần mềm được lập trình hỗ trợ giao tiếp, tương tác tự động với khách hàng thông qua nền tảng Messenger, Zalo, WhatsApp hay website chính thức của doanh nghiệp. Chatbot cung cấp thông tin cơ bản cho khách hàng, trả lời những câu hỏi thường gặp mà không cần sự hỗ trợ của con người như: thông tin chuyến bay, khách sạn, dịch vụ, giá cả...
Thông qua công nghệ AI, Chatbot sẽ học hỏi để phân tích hành vi khách hàng, cung cấp gợi ý phù hợp với nhu cầu của từng người về điểm đến, tour phù hợp, thông tin cần biết, dự báo chuyến bay, lịch trình, nhu cầu của khách hàng... Đồng thời, ứng dụng này cũng có thể nhận diện và giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, giúp phục vụ tốt khách hàng quốc tế.
Bên cạnh đó, AI còn được ứng dụng để xử lý và phân tích dữ liệu của khách hàng. Thông qua các thuật toán và phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo sẽ sàng lọc và tìm hiểu và nhận diện hành vi, thói quen của khách hàng trong du lịch. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tham khảo, nhận biết xu hướng, nhu cầu của khách để có thay đổi, điều chỉnh phù hợp.
Từ những phân tích đó, AI có thể hỗ trợ đưa ra mức giá tối ưu mà vẫn hút khách hàng, đưa ra chiến lược phù hợp với từng sản phẩm, mang đến lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Ngoài ra, công nghệ AI cũng được ứng dụng trong định giá và quản lý các kênh phân phối của ngành du lịch như Traveloka, Agoda...
Một số doanh nghiệp đã ứng dụng các công cụ AI để phân tích dữ liệu, từ đó tối ưu giá, linh hoạt điều chỉnh giá cả và tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, trí tuệ nhân tạo cũng tối ưu hóa quy trình quản lý kênh phân phối, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Các công cụ này có thể theo dõi những nền tảng từ đại lý du lịch trực tuyến, hệ thống phân phối toàn cầu. Công cụ tự động cập nhật giá, so sánh giá, điều chỉnh chiến lược phân phôi để đảm bảo tối đa hóa doanh thu.
Đặc biệt, AI có khả năng tự động phân tích và điều chỉnh các yếu tố mô tả sản phẩm, thậm chí tạo ra sản phẩm như: hình ảnh, video, thông tin dịch vụ... để thu hút khách hàng mục tiêu....
Với sự phát triển của công nghệ, AI được dự đoán sẽ ngày càng đi sâu và đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch, đặc biệt trong tối đa hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm của du khách. Trong tương lai, ngành du lịch có xu hướng sử dụng AI nhiều hơn, hiệu quả hơn thông qua các mục tiêu như tối ưu hóa việc phân bổ hành khách, giảm thiểu rủi ro từ các lỗ hổng bảo mật, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, lên kế hoạch chuyến đi...
Đồng thời, AI còn hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành trong tối ưu hóa các tài liệu quảng cáo, website, nội dung marketing để tiếp cận và phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Ứng dụng AI trong ngành du lịch tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của du khách, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp tại nước nhà. Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ giúp đổi mới, thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.