Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Sơn La.
Mùa nước đổ trên ruộng bậc thang vùng cao Tà Xùa, tỉnh Sơn La. Ảnh: Trường Sơn
Vào mùa nước đổ, nơi đây đẹp như một bức tranh, làm xao xuyến lòng người.
Để tạo ra những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, đẹp như tranh, người dân thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, dùng cuốc, xẻng đào đắp khai phá, dẫn nước về ruộng. Thửa ruộng bậc thang có những khoảnh rộng, hẹp, dài, ngắn, cao, thấp khác nhau chạy ngang bên lưng chừng núi.
Mùa nước đổ là thời điểm đầu vụ lúa xuân và vụ lúa mùa hằng năm, bà con bắt đầu lấy nước vào các thửa ruộng bậc thang. Khi nguồn nước dồi dào, người dân tập trung làm đất, cấy lúa. Những thửa ruộng bậc thang nước đầy ăm ắp, loang loáng, lung linh như những tấm gương phản chiếu, nối dài tới tận chân trời.
Ruộng bậc thang xã Tà Xùa nằm ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, phong cảnh đẹp, nhất là vào mùa lúa chín, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. Nắm bắt cơ hội này, một số hộ gia đình ở Tà Xùa đã bắt đầu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp gắn với bản sắc dân tộc.
Nông dân vùng cao Sơn La canh tác ruộng bậc thang. Ảnh: Trường Sơn
Anh Giàng A Chênh, thành viên nhóm thanh niên khởi nghiệp của xã Tà Xùa, chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi chỉ quen làm nương, làm ruộng. Giờ thấy các bản ở Tà Xùa làm du lịch hiệu quả, tôi cũng làm theo. Mong ước của tôi là mở một homestay nhỏ, tổ chức cho du khách chụp ảnh mùa nước đổ, mùa lúa chín. Làm được du lịch ở bản sẽ không phải đi làm ăn xa".
Nét đẹp mùa nước đổ còn thể hiện ở sức mạnh đoàn kết, khi cả bản cấy lúa tập thể, các hộ cấy lúa đổi công, họ hàng giúp nhau; người trẻ, khỏe giúp người già yếu, neo đơn. Mỗi gốc mạ được cấy trên ruộng bậc thang là những ước mong của bà con về một vụ lúa trĩu bông, nặng hạt, một mùa vàng bội thu.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, ruộng bậc thang chủ yếu tập trung ở các xã Ngọc Chiến, Chiềng Hoa, Mường La, Tà Xùa, Pắc Ngà, Co Mạ, Mường Giôn, Xuân Nha, Púng Bánh, Vân Hồ... với tổng diện tích trên 2.000ha; đa phần diện tích ruộng bậc thang chỉ gieo cấy một vụ vào tháng 6 hằng năm.
Theo người dân trong xã Mường La, ruộng bậc thang đã được cha ông khai hoang từ bao đời nay, là nguồn cung cấp lương thực chính, ổn định cho nhân dân và là tài sản có giá trị mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao.
Trước đây, do giao thông đi lại khó khăn, nên diện tích ruộng bậc thang chưa có nhiều, từ khi có các tuyến đường giao thông liên bản, liên xã tạo điều kiện người dân đưa cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cũng như thuận lợi trong việc vận chuyển nông sản nên người dân chủ động mở rộng diện tích canh tác ruộng bậc thang.
Ruộng bậc thang xã Chiềng Hoa, tỉnh Sơn La mùa nước đổ. Ảnh: Trường Sơn
Đặc biệt, những năm gần đây, ngoài đưa vào gieo cấy các giống lúa thuần địa phương như tẻ đỏ, tẻ trắng, bà con còn đưa giống lúa mới vào trồng, năng suất đạt trên 4 tấn/ha. Nhiều hộ gia đình dư thừa lương thực đã bán, tăng thêm nguồn thu nhập.
Anh Cháng A Chu, bản Nong Bông, nói: "Trước đây, gia đình tôi có 100m² ruộng bậc thang do ông bà để lại, sau nhiều năm, gia đình mở rộng thêm nên hiện có hơn 5.000m².
Nhờ được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nên năng suất cao hơn hẳn, vụ năm nay, gia đình tôi thu hơn 100 bao thóc, đủ lương thực cho gia đình trong cả năm. So với sản xuất cây lương thực trên nương thì thâm canh ruộng bậc thang hiệu quả hơn nhiều.
Hơn nữa, làm ruộng bậc thang giữ được độ màu mỡ của đất, tốn ít thời gian chăm sóc, đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật".
Ruộng bậc thang được người dân các xã vùng cao nơi đây giữ gìn và phát huy, nhất là khi có các đề án quy hoạch một số địa phương để phát triển du lịch cộng đồng. Tương lai không xa, những khu ruộng bậc thang đẹp sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thưởng ngoạn và có thêm những trải nghiệm mùa nước đổ.

Vào mùa nước đổ, nơi đây đẹp như một bức tranh, làm xao xuyến lòng người.
Để tạo ra những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, đẹp như tranh, người dân thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, dùng cuốc, xẻng đào đắp khai phá, dẫn nước về ruộng. Thửa ruộng bậc thang có những khoảnh rộng, hẹp, dài, ngắn, cao, thấp khác nhau chạy ngang bên lưng chừng núi.
Mùa nước đổ là thời điểm đầu vụ lúa xuân và vụ lúa mùa hằng năm, bà con bắt đầu lấy nước vào các thửa ruộng bậc thang. Khi nguồn nước dồi dào, người dân tập trung làm đất, cấy lúa. Những thửa ruộng bậc thang nước đầy ăm ắp, loang loáng, lung linh như những tấm gương phản chiếu, nối dài tới tận chân trời.
Ruộng bậc thang xã Tà Xùa nằm ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, phong cảnh đẹp, nhất là vào mùa lúa chín, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. Nắm bắt cơ hội này, một số hộ gia đình ở Tà Xùa đã bắt đầu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp gắn với bản sắc dân tộc.


Anh Giàng A Chênh, thành viên nhóm thanh niên khởi nghiệp của xã Tà Xùa, chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi chỉ quen làm nương, làm ruộng. Giờ thấy các bản ở Tà Xùa làm du lịch hiệu quả, tôi cũng làm theo. Mong ước của tôi là mở một homestay nhỏ, tổ chức cho du khách chụp ảnh mùa nước đổ, mùa lúa chín. Làm được du lịch ở bản sẽ không phải đi làm ăn xa".
Nét đẹp mùa nước đổ còn thể hiện ở sức mạnh đoàn kết, khi cả bản cấy lúa tập thể, các hộ cấy lúa đổi công, họ hàng giúp nhau; người trẻ, khỏe giúp người già yếu, neo đơn. Mỗi gốc mạ được cấy trên ruộng bậc thang là những ước mong của bà con về một vụ lúa trĩu bông, nặng hạt, một mùa vàng bội thu.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, ruộng bậc thang chủ yếu tập trung ở các xã Ngọc Chiến, Chiềng Hoa, Mường La, Tà Xùa, Pắc Ngà, Co Mạ, Mường Giôn, Xuân Nha, Púng Bánh, Vân Hồ... với tổng diện tích trên 2.000ha; đa phần diện tích ruộng bậc thang chỉ gieo cấy một vụ vào tháng 6 hằng năm.
Theo người dân trong xã Mường La, ruộng bậc thang đã được cha ông khai hoang từ bao đời nay, là nguồn cung cấp lương thực chính, ổn định cho nhân dân và là tài sản có giá trị mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao.
Trước đây, do giao thông đi lại khó khăn, nên diện tích ruộng bậc thang chưa có nhiều, từ khi có các tuyến đường giao thông liên bản, liên xã tạo điều kiện người dân đưa cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cũng như thuận lợi trong việc vận chuyển nông sản nên người dân chủ động mở rộng diện tích canh tác ruộng bậc thang.

Đặc biệt, những năm gần đây, ngoài đưa vào gieo cấy các giống lúa thuần địa phương như tẻ đỏ, tẻ trắng, bà con còn đưa giống lúa mới vào trồng, năng suất đạt trên 4 tấn/ha. Nhiều hộ gia đình dư thừa lương thực đã bán, tăng thêm nguồn thu nhập.
Anh Cháng A Chu, bản Nong Bông, nói: "Trước đây, gia đình tôi có 100m² ruộng bậc thang do ông bà để lại, sau nhiều năm, gia đình mở rộng thêm nên hiện có hơn 5.000m².
Nhờ được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nên năng suất cao hơn hẳn, vụ năm nay, gia đình tôi thu hơn 100 bao thóc, đủ lương thực cho gia đình trong cả năm. So với sản xuất cây lương thực trên nương thì thâm canh ruộng bậc thang hiệu quả hơn nhiều.
Hơn nữa, làm ruộng bậc thang giữ được độ màu mỡ của đất, tốn ít thời gian chăm sóc, đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật".
Ruộng bậc thang được người dân các xã vùng cao nơi đây giữ gìn và phát huy, nhất là khi có các đề án quy hoạch một số địa phương để phát triển du lịch cộng đồng. Tương lai không xa, những khu ruộng bậc thang đẹp sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thưởng ngoạn và có thêm những trải nghiệm mùa nước đổ.