TUVM
Well-known member
Khi Apple đang nỗ lực nghiên cứu một công nghệ màn hình riêng cho các sản phẩm của mình, một báo cáo mới từ The Information đã tiết lộ mối quan hệ nội bộ giữa công ty với Samsung. Nếu như ví mối quan hệ này như một cuộc hôn nhân, thì báo cáo này cho rằng, Samsung và Apple là "cuộc hôn nhân bất hạnh nhất thế giới" với hàng loạt thăng trầm kéo dài trong suốt nhiều năm qua.
Là một mối quan hệ "frenemy" điển hình, khi bất chấp việc là đối thủ cạnh tranh trên thị trường smartphone, Apple vẫn phụ thuộc vào Samsung để có được các màn hình chất lượng cao cho những sản phẩm của mình, bao gồm iPhone, iPad, MacBook. Và điều này mang lại cho Samsung một quyền lực hiếm có trong chuỗi cung ứng của người khổng lồ Apple.
Apple nhún nhường trước Samsung
Trích dẫn từ nhiều cựu nhân viên của Apple, báo cáo của The Information cho biết: "Samsung không tin tưởng Apple đến mức cấm các kỹ sư Apple bước vào nhà máy của Samsung."
Điều này diễn ra vào năm 2017 khi các kỹ sư Apple bay đến Hàn Quốc để gặp gỡ các nhân viên bộ phận sản xuất màn hình Samsung nhưng lại không được cho vào bên trong nhà máy, bao gồm cả khu văn phòng. Lý do được Samsung đưa ra là để bảo vệ bản quyền trí tuệ đối với công nghệ màn hình mới hồi đó gọi là OLED. Thay vào đó, các kỹ sư Apple buộc phải nói chuyện với đồng nghiệp tại Samsung thông qua cuộc gọi trực tuyến từ khách sạng ở Hàn Quốc.
Trong nhiều trường hợp khác, khi các kỹ sư Apple gửi cho Samsung bảng câu hỏi để muốn biết thêm chi tiết về màn hình của hãng, Samsung đã trả lại tài liệu mà không có câu trả lời nào ngoài từ "bí mật".
Nhưng tại sao Samsung lại e ngại Apple ăn trộm công nghệ màn hình của mình khi công ty Mỹ còn chẳng có nhà máy sản xuất màn hình nào. Đó là vì nhiều báo cáo cho biết, các đối tác cung cấp thường mở cửa cho các kỹ sư Apple vào kiểm tra và khắc phục các vấn đề sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời cho phép các kỹ sư Apple nắm được cách thức sản xuất và sau đó chia sẻ cho các đối tác cạnh tranh khác cũng cung cấp linh kiện đó.
Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và kéo giá giảm xuống, dĩ nhiên Samsung sẽ không để Apple làm vậy. Điều đặc biệt trong màn hình OLED của Samsung không chỉ ở công nghệ mà còn năng lực sản xuất, giúp công ty Hàn Quốc tạo ra được các màn hình công nghệ cao với chất lượng ổn định - điều mà không đối tác cung cấp màn hình nào của Apple có thể thay thế được Samsung.
Apple đã có lần phải nhận màn hình thừa từ Samsung mà không trả lại được. Ảnh The Information
Ưu thế này giúp Samsung có được nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ với Apple so với hầu hết các đối tác khác trong chuỗi cung ứng của Apple. Trong khi hầu hết các đối tác cung ứng của Apple phải gánh chịu "rủi ro tài chính trong việc lưu trữ và chi phí của những bộ phận không cần thiết" thì Samsung lại không gặp phải điều này.
Nguồn tin từ một cựu nhân viên Apple cho biết, nhiều năm trước Samsung từng buộc Apple phải nhận hàng trăm nghìn màn hình MacBook thừa ngay cả khi trước đó Apple từng dự báo cắt giảm nhu cầu sản phẩm.
Trong một vụ việc khác, Samsung đã giao "hàng triệu màn hình LCD cho Foxconn" dùng cho iPad Mini đầu tiên dùng màn hình Retina. Dù Apple phát hiện được "các điểm không hoàn hảo nhỏ" trên các màn hình này, Samsung từ chối thay thế các màn hình này và buộc phải Apple "không còn cách nào khác phải sử dụng các tấm nền đó."
Điều tương tự cũng xảy ra với các màn hình MacBook, buộc Apple phải tạm dừng dây chuyền sản xuất cho đến khi họ có thể chọn ra các màn hình tốt nhất để sử dụng. Đối với một công ty đầy quyền lực như Apple, tất nhiên họ cũng tính đến việc tìm một nhà cung cấp khác để tránh phải phụ thuộc vào Samsung.
Nỗ lực bất thành Apple nhằm thoát khỏi Samsung
Nhưng thoát khỏi Samsung hóa ra lại khó hơn Apple tưởng. Mất nhiều năm cố gắng và nỗ lực cho đến giờ, Apple vẫn không làm được điều này. Các đối tác khác như LG của Hàn Quốc và BOE của Trung Quốc đều không phải là sự thay thế đáng tin cậy cho Samsung. Thậm chí Apple còn từng định sử dụng màn hình công nghệ MicroLED để thay thế cho OLED trên iPhone X nhưng bất thành.
Nỗ lực phát triển màn hình MicroLED cho iPhone X của Apple cuối cùng phải dừng lại. Ảnh Internet
Theo một cựu lãnh đạo Apple mà The Information phỏng vấn, cho dù màn hình OLED cho phép kiểm soát tốt hơn chất lượng hình ảnh tổng thể so với công nghệ LCD, nhưng nhiều lãnh đạo Apple lại không thích màn hình OLED vì chúng khó nhìn dưới ánh sáng mặt trời.
Chính vì vậy, sau khi mua lại hãng LuxVue vào năm 2014, Apple đã ưu tiên các tài năng hàng đầu cho dự án công nghệ màn hình MicroLED, nhiều người trong số đó có bằng tiến sĩ đối với các lĩnh vực như vật lý, hóa học và kỹ thuật điện. Một năm sau đó, Apple còn mua lại một nhà máy nhỏ của Qualcomm ở Đài Loan (Trung Quốc) để học cách sản xuất màn hình.
Tuy nhiên, cuối cùng kế hoạch này không bao giờ thành hiện thực – một chiếc iPhone X với màn hình MicroLED không bao giờ xuất hiện. Nhiều nguồn tin của The Information làm việc trong dự án này cho biết, chi phí sản xuất màn hình MicroLED quá cao, kết hợp với thời gian sản xuất dài, tỷ lệ lỗi cao, dẫn đến việc Apple phải bỏ cuộc dù đã nỗ lực hết mình để vượt qua các thách thức này.
Rất có thể trong năm tới, các Apple Watch đầu tiên không dùng màn hình Samsung sẽ xuất hiện. Ảnh internet
Tuy vậy, nhiều báo cáo từ Bloomberg và nhà phân tích Ross Young cho biết, Apple hiện vẫn đang phát triển công nghệ màn hình MicroLED. Thậm chí công ty còn tìm cách tự thiết kế màn hình để cuối cùng có thể đạt được mục tiêu giải thoát hoàn toàn khỏi Samsung và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Nhiều nguồn tin dự báo, những mẫu Apple Watch đầu tiên dùng màn hình MicroLED do Apple tự phát triển sẽ ra mắt vào năm 2025. Ngoài ra một số mẫu Apple Watch dùng màn hình MicroLED của LG và Sharp có thể sẽ ra mắt trong năm tới – cho dù Samsung cũng là một nhà sản xuất có tiếng đối với công nghệ màn hình này. Còn đối với iPhone và iPad, có lẽ phải mất một thời gian nữa các thiết bị này mới được nâng cấp màn hình MicroLED.
Ngoài ra, một số sản phẩm trong tương lai của Apple, bao gồm iPad màn hình gập và thiết bị thực tế hỗn hợp, nhiều khả năng sẽ sử dụng linh kiện từ LG, BOE hay Sony, thay vì của Samsung.
Là một mối quan hệ "frenemy" điển hình, khi bất chấp việc là đối thủ cạnh tranh trên thị trường smartphone, Apple vẫn phụ thuộc vào Samsung để có được các màn hình chất lượng cao cho những sản phẩm của mình, bao gồm iPhone, iPad, MacBook. Và điều này mang lại cho Samsung một quyền lực hiếm có trong chuỗi cung ứng của người khổng lồ Apple.
Apple nhún nhường trước Samsung
Trích dẫn từ nhiều cựu nhân viên của Apple, báo cáo của The Information cho biết: "Samsung không tin tưởng Apple đến mức cấm các kỹ sư Apple bước vào nhà máy của Samsung."
Điều này diễn ra vào năm 2017 khi các kỹ sư Apple bay đến Hàn Quốc để gặp gỡ các nhân viên bộ phận sản xuất màn hình Samsung nhưng lại không được cho vào bên trong nhà máy, bao gồm cả khu văn phòng. Lý do được Samsung đưa ra là để bảo vệ bản quyền trí tuệ đối với công nghệ màn hình mới hồi đó gọi là OLED. Thay vào đó, các kỹ sư Apple buộc phải nói chuyện với đồng nghiệp tại Samsung thông qua cuộc gọi trực tuyến từ khách sạng ở Hàn Quốc.
Trong nhiều trường hợp khác, khi các kỹ sư Apple gửi cho Samsung bảng câu hỏi để muốn biết thêm chi tiết về màn hình của hãng, Samsung đã trả lại tài liệu mà không có câu trả lời nào ngoài từ "bí mật".
Nhưng tại sao Samsung lại e ngại Apple ăn trộm công nghệ màn hình của mình khi công ty Mỹ còn chẳng có nhà máy sản xuất màn hình nào. Đó là vì nhiều báo cáo cho biết, các đối tác cung cấp thường mở cửa cho các kỹ sư Apple vào kiểm tra và khắc phục các vấn đề sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời cho phép các kỹ sư Apple nắm được cách thức sản xuất và sau đó chia sẻ cho các đối tác cạnh tranh khác cũng cung cấp linh kiện đó.
Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và kéo giá giảm xuống, dĩ nhiên Samsung sẽ không để Apple làm vậy. Điều đặc biệt trong màn hình OLED của Samsung không chỉ ở công nghệ mà còn năng lực sản xuất, giúp công ty Hàn Quốc tạo ra được các màn hình công nghệ cao với chất lượng ổn định - điều mà không đối tác cung cấp màn hình nào của Apple có thể thay thế được Samsung.
Apple đã có lần phải nhận màn hình thừa từ Samsung mà không trả lại được. Ảnh The Information
Ưu thế này giúp Samsung có được nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ với Apple so với hầu hết các đối tác khác trong chuỗi cung ứng của Apple. Trong khi hầu hết các đối tác cung ứng của Apple phải gánh chịu "rủi ro tài chính trong việc lưu trữ và chi phí của những bộ phận không cần thiết" thì Samsung lại không gặp phải điều này.
Nguồn tin từ một cựu nhân viên Apple cho biết, nhiều năm trước Samsung từng buộc Apple phải nhận hàng trăm nghìn màn hình MacBook thừa ngay cả khi trước đó Apple từng dự báo cắt giảm nhu cầu sản phẩm.
Trong một vụ việc khác, Samsung đã giao "hàng triệu màn hình LCD cho Foxconn" dùng cho iPad Mini đầu tiên dùng màn hình Retina. Dù Apple phát hiện được "các điểm không hoàn hảo nhỏ" trên các màn hình này, Samsung từ chối thay thế các màn hình này và buộc phải Apple "không còn cách nào khác phải sử dụng các tấm nền đó."
Điều tương tự cũng xảy ra với các màn hình MacBook, buộc Apple phải tạm dừng dây chuyền sản xuất cho đến khi họ có thể chọn ra các màn hình tốt nhất để sử dụng. Đối với một công ty đầy quyền lực như Apple, tất nhiên họ cũng tính đến việc tìm một nhà cung cấp khác để tránh phải phụ thuộc vào Samsung.
Nỗ lực bất thành Apple nhằm thoát khỏi Samsung
Nhưng thoát khỏi Samsung hóa ra lại khó hơn Apple tưởng. Mất nhiều năm cố gắng và nỗ lực cho đến giờ, Apple vẫn không làm được điều này. Các đối tác khác như LG của Hàn Quốc và BOE của Trung Quốc đều không phải là sự thay thế đáng tin cậy cho Samsung. Thậm chí Apple còn từng định sử dụng màn hình công nghệ MicroLED để thay thế cho OLED trên iPhone X nhưng bất thành.
Nỗ lực phát triển màn hình MicroLED cho iPhone X của Apple cuối cùng phải dừng lại. Ảnh Internet
Theo một cựu lãnh đạo Apple mà The Information phỏng vấn, cho dù màn hình OLED cho phép kiểm soát tốt hơn chất lượng hình ảnh tổng thể so với công nghệ LCD, nhưng nhiều lãnh đạo Apple lại không thích màn hình OLED vì chúng khó nhìn dưới ánh sáng mặt trời.
Chính vì vậy, sau khi mua lại hãng LuxVue vào năm 2014, Apple đã ưu tiên các tài năng hàng đầu cho dự án công nghệ màn hình MicroLED, nhiều người trong số đó có bằng tiến sĩ đối với các lĩnh vực như vật lý, hóa học và kỹ thuật điện. Một năm sau đó, Apple còn mua lại một nhà máy nhỏ của Qualcomm ở Đài Loan (Trung Quốc) để học cách sản xuất màn hình.
Tuy nhiên, cuối cùng kế hoạch này không bao giờ thành hiện thực – một chiếc iPhone X với màn hình MicroLED không bao giờ xuất hiện. Nhiều nguồn tin của The Information làm việc trong dự án này cho biết, chi phí sản xuất màn hình MicroLED quá cao, kết hợp với thời gian sản xuất dài, tỷ lệ lỗi cao, dẫn đến việc Apple phải bỏ cuộc dù đã nỗ lực hết mình để vượt qua các thách thức này.
Rất có thể trong năm tới, các Apple Watch đầu tiên không dùng màn hình Samsung sẽ xuất hiện. Ảnh internet
Tuy vậy, nhiều báo cáo từ Bloomberg và nhà phân tích Ross Young cho biết, Apple hiện vẫn đang phát triển công nghệ màn hình MicroLED. Thậm chí công ty còn tìm cách tự thiết kế màn hình để cuối cùng có thể đạt được mục tiêu giải thoát hoàn toàn khỏi Samsung và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Nhiều nguồn tin dự báo, những mẫu Apple Watch đầu tiên dùng màn hình MicroLED do Apple tự phát triển sẽ ra mắt vào năm 2025. Ngoài ra một số mẫu Apple Watch dùng màn hình MicroLED của LG và Sharp có thể sẽ ra mắt trong năm tới – cho dù Samsung cũng là một nhà sản xuất có tiếng đối với công nghệ màn hình này. Còn đối với iPhone và iPad, có lẽ phải mất một thời gian nữa các thiết bị này mới được nâng cấp màn hình MicroLED.
Ngoài ra, một số sản phẩm trong tương lai của Apple, bao gồm iPad màn hình gập và thiết bị thực tế hỗn hợp, nhiều khả năng sẽ sử dụng linh kiện từ LG, BOE hay Sony, thay vì của Samsung.