Sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình – Sức Mạnh Của Sự Kết Nối

Nguyệt Phan

Well-known member
https://www.facebook.com/sharer.php?u=https://revisach.com/dung-bao-gio-di-an-mot-minh/
https://twitter.com/intent/tweet?te...om/dung-bao-gio-di-an-mot-minh/&via=Revi+Sach
https://pinterest.com/pin/create/bu...+Giờ+Đi+Ăn+Một+Mình+–+Sức+Mạnh+Của+Sự+Kết+Nối
Đừng bao giờ đi ăn một mình

“Đừng bao giờ đi ăn một mình” thay đổi cách nhìn của bạn về cuộc sống giao tiếp xung quanh. Có nhiều người đã và đang rất thích sự cô đơn, bởi vì cảm thấy sự xuất hiện của người khác khiến cuộc sống của họ rắc rối. Họ sẽ không mấy vui vẻ khi có người khác xuất hiện và chen vào cuộc sống của mình. Nhưng sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ thấy rằng, con người sống trong xã hội nếu cứ mãi đi một mình thì sẽ bị bỏ lại phía sau, nếu bạn cứ mãi ở trong vỏ bọc của chính mình thì chuyện vấp ngã chỉ là sớm muộn.

Tác giả cuốn sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình”
tac-gia-keith-ferrazi-dung-bao-gio-di-an-mot-minh
Tác giả Keith Ferrazi – Đừng bao giờ đi ăn một mình
Keith Ferrazzi là một tác giả và doanh nhân người Mỹ, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1966. ông là người sáng lập và CEO của Ferrazzi GREENLIGHT, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở Los Angeles, California. Ông là tác giả viết tên những tác phẩm bán chạy nhất theo New York Times, bao gồm “Đừng bao giờ đi ăn một mình” và “Ai che lưng cho bạn”.
Sinh ra và lớn lên ở Pensylvania, Mỹ, Ferrazi không khởi đầu bằng một sự nghiệp lẫy lừng hay có danh tiếng ngay từ đầu mà ông đã tự nâng tầm bản thân, đưa ông đến những trường đại học hàng đầu như Harvard và Yale và giờ đây trở thành chuyên gia marketing được nhiều người săn đón. Ông có một mạng lưới trải dài từ Washington đến những nhà quyền lực nhất nước Mỹ, bao gồm cả những tên tuổi hàng đầu của Hollywood.
Tác phẩm “Đừng bao giờ đi ăn một mình”
 review-cuon-sach-dung-bao-gio-di-an-mot-minh-revisach.com
Đừng bao giờ đi ăn một mình
“Đừng bao giờ đi ăn một mình” được Keith Ferrazzi viết và lần đầu xuất bản năm 2005. Cuốn sách là những chia sẻ, những kinh nghiệm mà tác giả đã dùng để kết nối với hàng ngàn người, từng bước mở rộng mối quan hệ của ông, những người mà ông sẵn sàng giúp đỡ và họ cũng sẵn sàng giúp lại ông khi ông cần. Không chỉ chia sẻ cách để mở rộng mạng lưới giao tiếp, Ferrazi còn chỉ cho độc giả cách xử lý khi họ bị từ chối và cách họ có thể vượt qua những trở ngại của bản thân để đi đến thành công.
Thông tin cơ bản của cuốn sách Đừng bao giờ đi ăn một mình
Công ty phát hànhNXB Trẻ
Ngày xuất bản09-2017
Kích thước14.5 x 20.5 cm
Dịch GiảTrần Thị Ngân Tuyến
Loại bìaBìa mềm
Số trang388
Đối tượng độc giả của cuốn sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình”
“Đừng bao giờ đi ăn một mình” có thể là tác phẩm dành cho tất cả mọi người, cho những ai ngại giao tiếp đến những người có mạng lưới các mối quan hệ rộng lớn nhưng chưa hiểu được tầm quan trọng và tác dụng của nó, hay cho những người muốn hoàn thiện bản thân mình, tất cả đều là những đối tượng mà tác giả muốn hướng đến.
Nội dung nổi bật trong cuốn sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình”
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Review Sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình – Sức Mạnh Của Sự Kết Nối

Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình (Tái Bản)

(1934 đánh giá)
66,100 đ112,000 đ -41%
Mua Ngay
Mua Ngay
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Thay đổi cách nhìn về giao tiếp và các mối quan hệ
“Đừng bao giờ đi ăn một mình” chỉ cho bạn rằng, việc để ghế trống ở bàn ăn của bạn không sớm thì muộn sẽ khiến bạn trở nên chán nản và mệt mỏi. Trong cuộc sống, chúng ta sinh ra đều cần đến nhau, không ai có thể trở nên thành công mà không dựa vào người khác, đó là xã hội. Chúng ta luôn có thể kết nối với nhau qua cách này hay cách khác, bằng sự chân thành và dũng cảm, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn khi nhận ra mình có thể mở rộng thế giới với những người xung quanh.
Nhưng bạn cũng nên phân biệt rõ ràng giữa việc mở rộng kết nối theo một mục đích tốt đẹp với việc mở rộng quan hệ vô tội vạ, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau này.
Cách mở rộng và duy trì các mối quan hệ trong xã hội
Bất cứ ai cũng có thể học để mở rộng các mối quan hệ và biết cách kết nối với người khác. Có một sự thật là có rất nhiều người sợ bị từ chối, vì rất nhiều người như thế nên nó cũng không phải là điều gì đáng xấu hổ. Rất ít người có thể làm quen và thân thiết với người khác ngay từ lần đầu gặp mặt, bạn cần thực hành bằng cách đặt mục tiêu cho mỗi tuần sẽ gặp và làm quen thêm một người mới, dần dần bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.
“Đừng bao giờ đi ăn một mình” khuyên bạn rằng mọi mối quan hệ cần dựa trên sự phóng khoáng và chân thành, đừng đợi người khác bước đến và nhờ bạn giúp đỡ, mà hãy chủ động và vui vẻ giúp đỡ người khác, bạn càng chân thành đối xử với họ, thì họ cũng đối với bạn như vậy. Nếu bạn chỉ coi những mối quan hệ như là việc đầu tư ngắn hạn và chỉ nhìn đến lợi ích trước mắt, thì mối quan hệ của bạn càng trở nên khó khăn.
Khi có được các mối quan hệ, “Đừng bao giờ đi ăn một mình” dạy bạn tìm cách để duy trì và vun đắp cho mối quan hệ đó. Hãy kiên trì việc luyện tập và tạo nên thói quen tương tác trong một thời gian dài từ những việc đơn giản nhất.

Một ví dụ ấn tượng nhất mà tác giả đã đề cập đến trong “Đừng bao giờ đi ăn một mình” đó là khả năng kiên nhẫn đến ấn tượng và quyết tâm của Hillary Clinton. Khi bà còn là Đệ Nhất phu nhân, Keith Ferrazzi đã có thời gian đồng hành cùng bà. Ông miêu tả một ngày bình thường của bà sẽ bắt đầu từ 5 giờ sáng, gọi điện thoại, đọc tầm bốn, năm bài diễn văn, và sau đó tham gia vài tiệc cocktail cũng như đi thăm nhà mọi người. Bà đã bắt tay khoảng 2000 người – và bà cũng ghi nhớ tên của rất nhiều người đã gặp trong chuyến du lịch đó.
Trong “Đừng bao giờ đi ăn một mình”, tác giả cũng nhấn mạnh khả năng và phương pháp để khiến bạn thu hút sự chú ý của người khác bằng cách phát triển một cuộc thảo luận thông minh xoay quanh nhiều chủ đề, và nội dung của bạn phải độc đáo. Nhưng cách làm nó trở nên độc đáo thì lại phụ thuộc vào bạn, không ai có thể dạy bạn điều này.
Keith Ferrazzi đã trở thành chuyên gia marketing bằng cách cập nhật những ý tưởng mới nhất và đọc mọi thứ có thể về marketing. Dần dần, ông đã có thể áp dụng kiến thức vào sự nghiệp của mình và thành công.
Sức mạnh tạo nên thành công của việc kết nối
review-sach-dung-bao-gio-di-an-mot-minh-revisach.com
Cuốn sách Đừng bao giờ đi ăn một mình
Việc kết nối là một mối quan hệ cho và nhận, đó là điều mà “Đừng bao giờ đi ăn một mình” hy vọng bạn hiểu được. Khi bạn mong muốn nhận được bao nhiêu, thì hãy cho đi bấy nhiêu những thứ mà bạn có thể làm, đó là một cuộc chơi công bằng, không chỉ mang cho bạn lợi ích mà còn có thể có được những người bạn lâu dài.
Nhưng để việc kết nối có thể tạo nên thành công cho bạn là cả một quá trình dài, bạn cần thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể sau đó quyết định cách mà bạn có thể hoàn thành mục tiêu đó. Có rất nhiều người chấp nhận làm nhữg điều không thích chỉ vì nghĩ rằng ước mơ của họ cần phải vậy, trong khi những người tìm được phương thức đúng cho mình không gặp phải vấn đề như thế.
Lập một kế hoạch hành động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sẽ giúp bạn xác định được hướng đi cho mình, không có kế hoạch nào thành công nhờ may mắn hay sự tình cờ.
Một điều quan trọng nữa mà “Đừng bao giờ đi ăn một mình” chỉ ra rằng bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn và tìm ra người đỡ đầu cho mình. Nghĩ về những điều khiến bạn trở nên nổi bật và khác biệt, và tạo nên thông điệp riêng khi người khác nghe đến tên bạn. Khi bạn tạo được dấu ấn riêng của bản thân và xung quanh bạn là những người có thành tựu, bạn cũng sẽ trở nên như vậy.
Đừng bao giờ có thái độ kiêu căng khi giao tiếp với người mà bạn mong muốn kết nối, hãy lắng nghe và ứng xử một cách thông minh, trong kinh doanh nếu bạn có thể tìm được người đỡ đầu, những kinh nghiệm và kiến thức từ họ sẽ giúp bạn làm việc một cách hiệu quả nhất, cũng là con đường để đưa bạn đi đến thành công.
Sách hay cùng chủ đề: Đàn ông sao Hỏa đàn bà sao Kim – Thấu hiểu nửa kia của thế giới
Trích dẫn hay trong “Đừng bao giờ đi ăn một mình”
“Trong chúng ta ai cũng có khả năng quyến rũ người khác – cho dù đó là đồng nghiệp, người xa lạ, bạn bè, hay sếp của mình. Nhưng không phải ai cũng biết cách vận dụng nó, và đó là lý do tại sao có những người đi qua cuộc đời này lặng lẽ như những cái bóng, trong khi có người luôn thu hút được sự chú ý bất cứ nơi đâu họ xuất hiện.”
“Sự nghèo khổ không chỉ do chúng ta thiếu nguồn lực tài chính mà còn do chúng ta bị tách biệt ra khỏi những con người có thể giúp chúng ta phát huy hết khả năng của mình”
“Tất cả chúng ta đều mang trong người nổi sợ hãi truyền kiếp khi bước chân vào một căn phòng đông nghẹt những người hoàn toàn xa lạ và chẳng biết phải nói gì với ai. Thay vì nhìn thấy một biển nhũng mối quan hệ tiềm năng có thể biến thành bạn bè hay người cộng tác, chúng ta chỉ nhìn thấy những rào cản đáng sợ ngăn chúng ta không thể đến được vói quầy phục vụ nước giải khát.
Đây là một tình huống hết sức phổ biến tại các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh, tại các hội thảo hay bất cứ một diễn đàn nào mà người ta quan trọng hóa việc giao tiếp. Cũng vì vậy mà nói chuyện xã giao rất quan trọng, những tình huống tưởng chừng như là co hội gặp gỡ mở rộng mối quan hệ thì lại biến thành tình huống hết sức khó khăn”

Lời kết
“Đừng bao giờ đi ăn một mình” giúp bạn nhận ra ý nghĩa của việc có được sự kết nối. Đó là cách mà bạn có được những chia sẻ lớn lao về tình cảm, lối sống cũng như trong sự nghiệp, là con đường để mở rộng thế giới riêng của bạn. Cuốn sách không mong muốn bạn dập khuôn theo cách sống của những nhân vật trong đó, mà mong bạn có thể hiểu ra và tạo nên một cuộc sống ý nghĩa cho riêng mình qua những mối quan hệ xung quanh.
 
Bên trên