Nguyễn May
Well-known member
"Rừng ở đâu nhà tôi ở đó", Đỗ Bích Thúy luôn nói thế, và trong Than đỏ dưới tro tàn (NXB Hội Nhà văn, tháng 4.2023) - tập tản văn mới nhất của mình, Thúy viết: "Tôi trả tôi về bên những ngọn núi/để sống cuộc đời mê say".
Có lẽ vì thế, từ những trang viết đầu tiên của cô học trò tên Thúy cho đến cuốn sách thứ 23 của người đàn bà đằm đượm Đỗ Bích Thúy luôn tràn ngập màu núi rừng, vang vọng tiếng suối sông và hết thảy đều da diết, mến thương với người, với từng cái cây, từng con vật bé nhỏ... "Mê say" này chính là khát khao được sống hết mình với những đam mê, lựa chọn, là trút bỏ, là thanh tẩy, chữa lành sau những gánh nặng, nỗi đau chị từng phải đeo mang, là bao dung, yêu tha thiết tất thảy những gì đẹp đẽ, đáng được nâng niu, trân quý trong quá vãng và hiện tồn, để rồi chị phải thốt lên "yêu quá đời này".
Than đỏ dưới tro tàn là tập tản văn thứ năm trong gia tài 23 đầu sách suốt gần 3 thập niên viết văn của Đỗ Bích Thúy. Cuốn sách ấn tượng ngay từ cái tên, một số bạn bè văn chương thân thiết cho rằng đó là cái tên đẹp nhất, là Thúy nhất. Khi được hỏi về lý do chọn tên cho tác phẩm, chị chia sẻ: "Về cái tên này, tôi viết ngay ở bài đầu tiên trong cuốn sách. Đầu tiên là xuất phát từ bài viết của thầy tôi - nhà văn, nhà phê bình văn học Văn Giá. Thầy từng có một bài viết về tôi với nhan đề Trong bếp tro tàn còn hòn than đỏ. Ngụ ý tôi, hay các nhân vật của tôi, đều là những người khát sống, những người luôn vượt qua mọi thử thách để sống theo cách mình muốn. Đấy cũng là tinh thần xuyên suốt tập sách này, và tôi dùng nó làm tên sách".
Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Với 29 tản văn, mạch chủ đạo của Than đỏ dưới tro tàn là cảm xúc về miền núi - quê hương Hà Giang, nơi sinh thành, dưỡng bọc Thúy. Chị dành phần lớn trang viết cho những ký ức tuổi thơ với núi rừng, cỏ cây hoa lá, mây trời, sông suối, với bạn bè và những người dân miền núi, với cha mẹ, hai người anh trai trong ngôi nhà nhỏ, với người chị gái tên Bích Thủy mãi mãi tuổi lên tám nằm lại giữa thung lũng ngút ngái xanh bên dòng Lô cuộn chảy. Có nhiều chi tiết, nhân vật ở những cuốn sách trước xuất hiện trở lại trong tập tản văn này, nhưng không hề gây cảm giác cũ mòn, nhàm chán, mà ngược lại, đó là hoa mùa mới, căng mãn, lạ lẫm, khơi gợi cho độc giả một điều gì đó mới mẻ, đầy xúc động, mến thương. Đọc tác phẩm của Thúy, có thể thấy văn của chị, nhất là ở thể loại tản văn càng về sau càng giản dị đến tinh tế, mộc nhưng đẹp về ngôn từ, căng tràn, chân tình, da diết, suy tư, chiêm nghiệm trong cảm xúc, ý tình. "Ngồi trên thảm cỏ mùa xuân xanh mướt mát căng mọng xen lẫn những bông xuyến chi trắng đến chói mắt, chúng tôi im lặng. Đôi khi như vậy, mọi lời nói đều không giàu ý nghĩa bằng sự im lặng... Với những người đàn bà trong gia đình, chúng tôi như những cái cây. Mẹ là thân cây, tôi, chị, các con là những cành, nhánh mọc từ thân ấy mà ra. Chúng tôi quyến luyến không gì có thể tách rời" (Thương yêu thật nhiều để ôm vào tất cả hạnh phúc trên thế gian).
Trong tập sách ta còn gặp một Thúy xa lạ, cô đơn giữa ồn ào phố thị, vừa biết ơn vừa như hối lỗi trước Hà Nội kinh kỳ, bởi nơi đây đã bao dung đón nhận chị, cho chị một sự nghiệp thăng hoa, tặng Thúy những mến thương của đời nhưng mãi mãi trong sâu thẳm Thúy không thuộc về đất này: "Tôi vẫn nghĩ, dù đôi khi đi xa tôi có chút nhớ nhung cái thành phố đông nghịt mà mình đã nương náu hơn hai thập kỷ, tôi vẫn không thể thuộc về nó. Cũng như nó mãi mãi không thuộc về tôi" (Những bông hoa nở lúc trời chiều).
Tập tản văn Than đỏ dưới tro tàn
Luôn dành cho miền núi, vùng cao một tình yêu tha thiết
Trong buổi ra mắt cuốn sách Than đỏ dưới tro tàn diễn ra tại Hà Nội ngày 13.4 vừa qua, nhà văn Trung Trung Đỉnh, người cha tinh thần, một đồng nghiệp thân thiết từng công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội với Thúy phát biểu: "Nhìn Thúy thế này thôi, chứ cái ngày rời Hà Giang xuống Hà Nội, ấy là những ngày chiến đấu rất vĩ đại. Cái giá của việc Thúy rời Hà Giang về Hà Nội lập thân, lập nghiệp được đánh đổi bằng rất nhiều thứ. Thúy đã phải vượt qua rất nhiều nỗi khó khăn và trắc trở. Viết về miền núi, viết về vùng cao rất khó... Ngày xưa có ông Tô Hoài, tiếp sau là ông Nguyên Ngọc viết về miền núi rất đặc sắc và giờ đã có Đỗ Bích Thúy kế tiếp. Tôi vô cùng cảm phục Thúy đã luôn dành cho miền núi, vùng cao một tình yêu rất tha thiết". Nếu ai từng theo dõi văn chương Thúy, chỉ cần đọc những cái tựa: Ký ức tháng Giêng, Về nhà, Đêm đầy sao, Mùi rừng, Để lại thanh xuân ở trên núi cao, Tôi trả tôi về bên những ngọn núi/để sống cuộc đời mê say... đã thấy một miền núi dâng ngập trong lòng.
Và khi lật giở từng bài, sẽ thấm một nỗi nhớ với núi rừng đẹp đến se lòng: "Trên lưng chừng một ngọn núi, dưới những gốc cây thông đã nhiều năm tuổi và nhìn xuống khúc quanh của dòng sông biếc xanh vào mùa đông, chị tôi nằm đấy. Tôi nhận ra, nỗi nhớ rừng của mình bao hàm trong nó rất nhiều những nhớ nhung khác: Tuổi thơ trong sáng như giọt sương, gia đình ấm áp yên vui, hình bóng chị, vài đứa bạn thân, những con chó... Tất cả đều diễn ra trong thung lũng với bốn phía là rừng, ngút ngàn, rì rào, bất tận, thảng hoặc dữ dội" (Về nhà).
Đọc đến trang cuối cùng của cuốn sách, thêm một lần xác quyết, Đỗ Bích Thúy là người có gia tài ký ức vô cùng phong phú, tươi đẹp. Thúy cũng là người rất tài làm sống dậy những ký ức, giỏi kết nối ký ức với hiện tại để truyền đi những rung cảm, lời thì thầm, những thông điệp nhân văn. Và dù thân xác có ở nơi đâu thì tâm hồn chị, mạch đập trái tim chị vẫn mãi giữa trùng điệp núi rừng Hà Giang yêu dấu. Viết văn là một cách Thúy trở về với xưa cũ, với núi rừng, về nhà, và Thúy đã cho bạn đọc thấy một đường về lấp lánh trong Than đỏ dưới tro tàn.
Có lẽ vì thế, từ những trang viết đầu tiên của cô học trò tên Thúy cho đến cuốn sách thứ 23 của người đàn bà đằm đượm Đỗ Bích Thúy luôn tràn ngập màu núi rừng, vang vọng tiếng suối sông và hết thảy đều da diết, mến thương với người, với từng cái cây, từng con vật bé nhỏ... "Mê say" này chính là khát khao được sống hết mình với những đam mê, lựa chọn, là trút bỏ, là thanh tẩy, chữa lành sau những gánh nặng, nỗi đau chị từng phải đeo mang, là bao dung, yêu tha thiết tất thảy những gì đẹp đẽ, đáng được nâng niu, trân quý trong quá vãng và hiện tồn, để rồi chị phải thốt lên "yêu quá đời này".
Than đỏ dưới tro tàn là tập tản văn thứ năm trong gia tài 23 đầu sách suốt gần 3 thập niên viết văn của Đỗ Bích Thúy. Cuốn sách ấn tượng ngay từ cái tên, một số bạn bè văn chương thân thiết cho rằng đó là cái tên đẹp nhất, là Thúy nhất. Khi được hỏi về lý do chọn tên cho tác phẩm, chị chia sẻ: "Về cái tên này, tôi viết ngay ở bài đầu tiên trong cuốn sách. Đầu tiên là xuất phát từ bài viết của thầy tôi - nhà văn, nhà phê bình văn học Văn Giá. Thầy từng có một bài viết về tôi với nhan đề Trong bếp tro tàn còn hòn than đỏ. Ngụ ý tôi, hay các nhân vật của tôi, đều là những người khát sống, những người luôn vượt qua mọi thử thách để sống theo cách mình muốn. Đấy cũng là tinh thần xuyên suốt tập sách này, và tôi dùng nó làm tên sách".
Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Với 29 tản văn, mạch chủ đạo của Than đỏ dưới tro tàn là cảm xúc về miền núi - quê hương Hà Giang, nơi sinh thành, dưỡng bọc Thúy. Chị dành phần lớn trang viết cho những ký ức tuổi thơ với núi rừng, cỏ cây hoa lá, mây trời, sông suối, với bạn bè và những người dân miền núi, với cha mẹ, hai người anh trai trong ngôi nhà nhỏ, với người chị gái tên Bích Thủy mãi mãi tuổi lên tám nằm lại giữa thung lũng ngút ngái xanh bên dòng Lô cuộn chảy. Có nhiều chi tiết, nhân vật ở những cuốn sách trước xuất hiện trở lại trong tập tản văn này, nhưng không hề gây cảm giác cũ mòn, nhàm chán, mà ngược lại, đó là hoa mùa mới, căng mãn, lạ lẫm, khơi gợi cho độc giả một điều gì đó mới mẻ, đầy xúc động, mến thương. Đọc tác phẩm của Thúy, có thể thấy văn của chị, nhất là ở thể loại tản văn càng về sau càng giản dị đến tinh tế, mộc nhưng đẹp về ngôn từ, căng tràn, chân tình, da diết, suy tư, chiêm nghiệm trong cảm xúc, ý tình. "Ngồi trên thảm cỏ mùa xuân xanh mướt mát căng mọng xen lẫn những bông xuyến chi trắng đến chói mắt, chúng tôi im lặng. Đôi khi như vậy, mọi lời nói đều không giàu ý nghĩa bằng sự im lặng... Với những người đàn bà trong gia đình, chúng tôi như những cái cây. Mẹ là thân cây, tôi, chị, các con là những cành, nhánh mọc từ thân ấy mà ra. Chúng tôi quyến luyến không gì có thể tách rời" (Thương yêu thật nhiều để ôm vào tất cả hạnh phúc trên thế gian).
Trong tập sách ta còn gặp một Thúy xa lạ, cô đơn giữa ồn ào phố thị, vừa biết ơn vừa như hối lỗi trước Hà Nội kinh kỳ, bởi nơi đây đã bao dung đón nhận chị, cho chị một sự nghiệp thăng hoa, tặng Thúy những mến thương của đời nhưng mãi mãi trong sâu thẳm Thúy không thuộc về đất này: "Tôi vẫn nghĩ, dù đôi khi đi xa tôi có chút nhớ nhung cái thành phố đông nghịt mà mình đã nương náu hơn hai thập kỷ, tôi vẫn không thể thuộc về nó. Cũng như nó mãi mãi không thuộc về tôi" (Những bông hoa nở lúc trời chiều).
Tập tản văn Than đỏ dưới tro tàn
Luôn dành cho miền núi, vùng cao một tình yêu tha thiết
Trong buổi ra mắt cuốn sách Than đỏ dưới tro tàn diễn ra tại Hà Nội ngày 13.4 vừa qua, nhà văn Trung Trung Đỉnh, người cha tinh thần, một đồng nghiệp thân thiết từng công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội với Thúy phát biểu: "Nhìn Thúy thế này thôi, chứ cái ngày rời Hà Giang xuống Hà Nội, ấy là những ngày chiến đấu rất vĩ đại. Cái giá của việc Thúy rời Hà Giang về Hà Nội lập thân, lập nghiệp được đánh đổi bằng rất nhiều thứ. Thúy đã phải vượt qua rất nhiều nỗi khó khăn và trắc trở. Viết về miền núi, viết về vùng cao rất khó... Ngày xưa có ông Tô Hoài, tiếp sau là ông Nguyên Ngọc viết về miền núi rất đặc sắc và giờ đã có Đỗ Bích Thúy kế tiếp. Tôi vô cùng cảm phục Thúy đã luôn dành cho miền núi, vùng cao một tình yêu rất tha thiết". Nếu ai từng theo dõi văn chương Thúy, chỉ cần đọc những cái tựa: Ký ức tháng Giêng, Về nhà, Đêm đầy sao, Mùi rừng, Để lại thanh xuân ở trên núi cao, Tôi trả tôi về bên những ngọn núi/để sống cuộc đời mê say... đã thấy một miền núi dâng ngập trong lòng.
Và khi lật giở từng bài, sẽ thấm một nỗi nhớ với núi rừng đẹp đến se lòng: "Trên lưng chừng một ngọn núi, dưới những gốc cây thông đã nhiều năm tuổi và nhìn xuống khúc quanh của dòng sông biếc xanh vào mùa đông, chị tôi nằm đấy. Tôi nhận ra, nỗi nhớ rừng của mình bao hàm trong nó rất nhiều những nhớ nhung khác: Tuổi thơ trong sáng như giọt sương, gia đình ấm áp yên vui, hình bóng chị, vài đứa bạn thân, những con chó... Tất cả đều diễn ra trong thung lũng với bốn phía là rừng, ngút ngàn, rì rào, bất tận, thảng hoặc dữ dội" (Về nhà).
Đọc đến trang cuối cùng của cuốn sách, thêm một lần xác quyết, Đỗ Bích Thúy là người có gia tài ký ức vô cùng phong phú, tươi đẹp. Thúy cũng là người rất tài làm sống dậy những ký ức, giỏi kết nối ký ức với hiện tại để truyền đi những rung cảm, lời thì thầm, những thông điệp nhân văn. Và dù thân xác có ở nơi đâu thì tâm hồn chị, mạch đập trái tim chị vẫn mãi giữa trùng điệp núi rừng Hà Giang yêu dấu. Viết văn là một cách Thúy trở về với xưa cũ, với núi rừng, về nhà, và Thúy đã cho bạn đọc thấy một đường về lấp lánh trong Than đỏ dưới tro tàn.