mihphg
Huỳnh Minh Phương
Cách đây 10 năm, sách điện tử từng xuất hiện rầm rộ tại Việt Nam như một đợt sóng lớn, nhưng sau đó chìm dần vì nhiều lý do và mới xuất hiện trở lại 3 năm gần đây.
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam hình thành nên một thói quen mới cho người đọc sách hiện đại - thói quen “nghe sách”. Các nền tảng sách online như Waka, Voiz FM, Fonos… giờ đây trở nên quen thuộc và ngày càng tỏ ra phù hợp với nhịp sống bận rộn, sôi động của các bạn trẻ yêu sách.
Chỉ riêng 3 nền tảng sách điện tử và sách nói lớn nhất tiếp cận tới 25 triệu độc giả trong năm 2022. Trong năm 2022, sách điện tử tăng trưởng tới gần 50% so với năm trước đó. Các nhà xuất bản cũng chuyển mình mạnh mẽ trong xu hướng này, đi đầu là nhà xuất bản Thông tin truyền thông hay nhà xuất bản Trẻ. Hiện nay số nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử đạt 15 đơn vị trên tổng số 57 nhà xuất bản.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam cho biết, từ sách chỉ có chữ chuyển sang sách nói, giờ đây sách điện tử đã bước sang thế hệ thứ 3, đó là kết hợp cả chữ, âm thanh và hình ảnh minh họa. Trình độ làm sách điện tử ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là không thua kém gì thế giới. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI tham gia sâu vào các công đoạn, từ thiết kế bìa, chuyển định dạng ngôn ngữ cho đến giọng đọc.
Tuy vậy, để kinh doanh sách điện tử hay còn gọi là ebook, doanh nghiệp cần có hệ thống kinh doanh riêng khác biệt hoàn toàn với mô hình của sách giấy.
Trong đó, nền tảng công nghệ là khâu tiên quyết, đòi hỏi đầu tư rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian. Đây chính là khó khăn lớn nhất, theo nhiều chuyên gia, cần phải tính đến các giải phải chia sẻ, hợp tác giữa các nhà xuất bản nhỏ với các nhà xuất bản lớn đã có sẵn nền tảng.
Vấn đề bản quyền cũng đặt ra nhiều thách thức, khi nạn sao chép lậu vẫn còn hoành hành rất phổ biến trên môi trường mạng tại Việt Nam.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam.
Cũng theo bà Hoa Phượng, nhờ điện thoại thông minh, những người yêu sách từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ con trẻ đến người già đều có thể tiếp cận văn hóa đọc.
Nếu cách đây 2-3 năm, các nhà xuất bản còn hờ hững về xuất bản điện tử, thì năm 2022 đã có 19/57 nhà xuất bản, chiếm 33,3% tổng số nhà xuất bản tham gia đăng ký xuất bản và phát hành điện tử (tăng 72,7%). Số lượng xuất bản điện tử đã nhiều hơn và doanh thu sách nói lên đến 100 tỉ là một con số ấn tượng.
Tại TP.HCM, năm 2022 có tốc độ tăng trưởng ngành xuất bản điện tử khá cao, với 3.200 đầu sách điện tử được xuất bản và khoảng 4 triệu lượt người dùng.
Con số ấn tượng này đã và đang tạo thêm động lực cho người làm xuất bản. Tuy nhiên nó cũng tạo nên không ít thách thức đặc biệt là về mặt công nghệ, mô hình kinh doanh và sản phẩm phục vụ... ngày càng phải chỉn chu hơn, chất lượng hơn, đáp ứng vấn đề bản quyền, từ đó tạo đột phá cho ngành xuất bản, giúp chuyển đổi số ngành sách ngày càng mạnh mẽ hơn, thành công hơn.
Năm 2020, lần đầu tiên Ngày sách Việt Nam được tổ chức hoàn toàn trên không gian mạng, tại sàn thương mại điện tử book365.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hội sách trực tuyến năm đó đã ghi nhận tới gần 2 triệu lượt xem, trong đó có tới 6.000 đơn đặt mua sách và hơn 10.000 cuốn sách được chuyển tới tay độc giả.
Đến năm 2021, Book365.vn cũng ghi nhận có hơn 40.000 cuốn sách đưa tới tay độc giả với sự ủng hộ của gần 100 đơn vị; Chương trình khuyến đọc với tài trợ hơn 30.000 cuốn sách trợ giá 50-90% cho bạn đọc vùng xa.
Từ năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Xuất bản, In và Phát hành xây dựng chiến lược phát triển của ngành. Trong đó, chuyển đổi số trở thành 1 trong 7 giải pháp trọng tâm của ngành xuất bản. Cục xây dựng lộ trình kế hoạch chuyển đổi số của ngành xuất bản và yêu cầu mỗi đơn vị xuất bản xây dựng, lộ trình chuyển đổi số riêng.
Muốn chuyển đổi số thì phải có sự nhận thức, thay đổi nhận thức từ lãnh đạo của các nhà xuất bản, những người chịu trách nhiệm về sự phát triển của đơn vị. Bên cạnh đó là phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu và hành lang pháp lý đảm bảo cho cả sự phát triển và an toàn.
Như vậy, chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng Cục Xuất bản, In và Phát hành mà là sự chung tay nỗ lực của rất nhiều đơn vị, từ cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị xuất bản, phát hành, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ, các công ty nghiên cứu và cung cấp các ứng dụng công nghệ cho xuất bản.
Xây dựng văn hoá đọc là một đích đến của ngành xuất bản. Và chuyển đổi số là cơ hội đầy hứa hẹn để lĩnh vực xuất bản đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, thách thức về nền tảng công nghệ, thay đổi thói quen đọc sách và cạnh tranh thị trường… đòi hỏi toàn ngành cần có chiến lược kịp thời, phù hợp nhằm tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ hơn.
Đó là hoàn thiện hệ thống pháp lý để sớm tăng cường số lượng đơn vị được phép xuất bản sách điện tử; triệt để các hành vi chia sẻ lậu, bất hợp pháp các ebook, audiobook, mạng xã hội…
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam hình thành nên một thói quen mới cho người đọc sách hiện đại - thói quen “nghe sách”. Các nền tảng sách online như Waka, Voiz FM, Fonos… giờ đây trở nên quen thuộc và ngày càng tỏ ra phù hợp với nhịp sống bận rộn, sôi động của các bạn trẻ yêu sách.
Chỉ riêng 3 nền tảng sách điện tử và sách nói lớn nhất tiếp cận tới 25 triệu độc giả trong năm 2022. Trong năm 2022, sách điện tử tăng trưởng tới gần 50% so với năm trước đó. Các nhà xuất bản cũng chuyển mình mạnh mẽ trong xu hướng này, đi đầu là nhà xuất bản Thông tin truyền thông hay nhà xuất bản Trẻ. Hiện nay số nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử đạt 15 đơn vị trên tổng số 57 nhà xuất bản.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam cho biết, từ sách chỉ có chữ chuyển sang sách nói, giờ đây sách điện tử đã bước sang thế hệ thứ 3, đó là kết hợp cả chữ, âm thanh và hình ảnh minh họa. Trình độ làm sách điện tử ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là không thua kém gì thế giới. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI tham gia sâu vào các công đoạn, từ thiết kế bìa, chuyển định dạng ngôn ngữ cho đến giọng đọc.
Tuy vậy, để kinh doanh sách điện tử hay còn gọi là ebook, doanh nghiệp cần có hệ thống kinh doanh riêng khác biệt hoàn toàn với mô hình của sách giấy.
Trong đó, nền tảng công nghệ là khâu tiên quyết, đòi hỏi đầu tư rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian. Đây chính là khó khăn lớn nhất, theo nhiều chuyên gia, cần phải tính đến các giải phải chia sẻ, hợp tác giữa các nhà xuất bản nhỏ với các nhà xuất bản lớn đã có sẵn nền tảng.
Vấn đề bản quyền cũng đặt ra nhiều thách thức, khi nạn sao chép lậu vẫn còn hoành hành rất phổ biến trên môi trường mạng tại Việt Nam.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam.
Cũng theo bà Hoa Phượng, nhờ điện thoại thông minh, những người yêu sách từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ con trẻ đến người già đều có thể tiếp cận văn hóa đọc.
Nếu cách đây 2-3 năm, các nhà xuất bản còn hờ hững về xuất bản điện tử, thì năm 2022 đã có 19/57 nhà xuất bản, chiếm 33,3% tổng số nhà xuất bản tham gia đăng ký xuất bản và phát hành điện tử (tăng 72,7%). Số lượng xuất bản điện tử đã nhiều hơn và doanh thu sách nói lên đến 100 tỉ là một con số ấn tượng.
Tại TP.HCM, năm 2022 có tốc độ tăng trưởng ngành xuất bản điện tử khá cao, với 3.200 đầu sách điện tử được xuất bản và khoảng 4 triệu lượt người dùng.
Con số ấn tượng này đã và đang tạo thêm động lực cho người làm xuất bản. Tuy nhiên nó cũng tạo nên không ít thách thức đặc biệt là về mặt công nghệ, mô hình kinh doanh và sản phẩm phục vụ... ngày càng phải chỉn chu hơn, chất lượng hơn, đáp ứng vấn đề bản quyền, từ đó tạo đột phá cho ngành xuất bản, giúp chuyển đổi số ngành sách ngày càng mạnh mẽ hơn, thành công hơn.
Năm 2020, lần đầu tiên Ngày sách Việt Nam được tổ chức hoàn toàn trên không gian mạng, tại sàn thương mại điện tử book365.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hội sách trực tuyến năm đó đã ghi nhận tới gần 2 triệu lượt xem, trong đó có tới 6.000 đơn đặt mua sách và hơn 10.000 cuốn sách được chuyển tới tay độc giả.
Đến năm 2021, Book365.vn cũng ghi nhận có hơn 40.000 cuốn sách đưa tới tay độc giả với sự ủng hộ của gần 100 đơn vị; Chương trình khuyến đọc với tài trợ hơn 30.000 cuốn sách trợ giá 50-90% cho bạn đọc vùng xa.
Từ năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Xuất bản, In và Phát hành xây dựng chiến lược phát triển của ngành. Trong đó, chuyển đổi số trở thành 1 trong 7 giải pháp trọng tâm của ngành xuất bản. Cục xây dựng lộ trình kế hoạch chuyển đổi số của ngành xuất bản và yêu cầu mỗi đơn vị xuất bản xây dựng, lộ trình chuyển đổi số riêng.
Muốn chuyển đổi số thì phải có sự nhận thức, thay đổi nhận thức từ lãnh đạo của các nhà xuất bản, những người chịu trách nhiệm về sự phát triển của đơn vị. Bên cạnh đó là phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu và hành lang pháp lý đảm bảo cho cả sự phát triển và an toàn.
Như vậy, chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng Cục Xuất bản, In và Phát hành mà là sự chung tay nỗ lực của rất nhiều đơn vị, từ cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị xuất bản, phát hành, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ, các công ty nghiên cứu và cung cấp các ứng dụng công nghệ cho xuất bản.
Xây dựng văn hoá đọc là một đích đến của ngành xuất bản. Và chuyển đổi số là cơ hội đầy hứa hẹn để lĩnh vực xuất bản đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, thách thức về nền tảng công nghệ, thay đổi thói quen đọc sách và cạnh tranh thị trường… đòi hỏi toàn ngành cần có chiến lược kịp thời, phù hợp nhằm tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ hơn.
Đó là hoàn thiện hệ thống pháp lý để sớm tăng cường số lượng đơn vị được phép xuất bản sách điện tử; triệt để các hành vi chia sẻ lậu, bất hợp pháp các ebook, audiobook, mạng xã hội…