Nguyễn May
Well-known member
Cách đây khoảng 6 năm, tôi bắt đầu nhận thấy thương hiệu cá nhân rất quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Lúc đó tôi đã nghĩ mình phải xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhưng theo hướng như thế nào đây?
Khi mình làm được một số việc, mình thường có suy nghĩ là có thể làm tốt cùng lúc nhiều việc. Nhưng thực tế mỗi chúng ta thường chỉ giỏi nhất một thứ và mình tập trung làm một việc bao giờ cũng tốt hơn là ôm đồm nhiều việc. Chỉ có tập trung tối đa vào một việc thì mới có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, không trở thành chuyên gia thì sẽ rất khó thành công trong thời đại ngày nay.
Ngoài 40 tuổi có phải là đã quá muộn để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đang là xu hướng? Chọn lựa lĩnh vực nào cho đúng? Mình lựa chọn, nhưng nếu thất bại thì sao? Đâu là ranh giới giữa làm thương hiệu cá nhân với việc đánh bóng hình ảnh mà vốn dĩ mình không mong muốn?
Giữa lúc đang chưa biết lựa chọn theo hướng nào thì tôi đọc được cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại của tác giả Jim Collins. Đây là cuốn sách đã gợi mở cho tôi rất nhiều thứ về quản trị, nhân sự, văn hóa doanh nghiệp... giúp tôi trả lời rõ ràng những băn khoăn của bản thân mình.
Đầu tiên là ngoài 40 tuổi có thể trở thành chuyên gia được không?
Câu trả lời là có, không hề có một quy định là ở tuổi nào mình sẽ không thể trở thành chuyên gia. Trong số những công việc tôi yêu thích thì được làm những gì liên quan đến sách là tôi yêu thích nhất, khi đã yêu thích không có cảm giác làm việc nữa, làm như chơi, làm mà như thư giãn.
Tiếp đến là chọn thế nào cho đúng?
Chỉ cần trả lời 3 câu hỏi: 1. Đó có phải là công việc mình làm giỏi nhất không (sở trường)? 2. Đó có phải là công việc bạn thích làm nhất không (sở thích)? 3. Đó có phải là cỗ máy kinh tế của bạn không (đem lại cho bạn nhiều tiền)?
Ba câu hỏi này chính là ba cọng lông của con nhím giúp mỗi chúng ta có thể tự tin, không sợ bất cứ trở ngại, “kẻ thù” nào.
Áp dụng vào bản thân mình, tôi thấy công việc tư vấn xuất bản sách chính là lựa chọn đúng đắn nhất của bản thân vào thời điểm đó.
Nếu lựa chọn sai thì sao?
Khi đã tìm ra được câu trả lời cho 3 câu hỏi quyết định ở trên thì xác suất thất bại là rất thấp (nếu so với những gì mình đang có). Còn nếu như thất bại (do nhiều yếu tố khách quan bất khả kháng khác như thiên tai, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước, khu vực và thế giới...) mình cũng đã có được những bài học vô giá.
Lợi nhuận (theo nhiều nghĩa) thường tỷ lệ thuận với rủi ro, nên cần phải chấp nhận. May mắn có thể đến với mình, nhưng nếu mình không hành động thì may mắn sẽ không bao giờ tới, đó là điều chắc chắn.
Đâu là ranh giới giữa “làm thương hiệu cá nhân” và “đánh bóng hình ảnh bản thân”?
Thực ra hai khái niệm này chẳng hề liên quan đến nhau. Làm thương hiệu cá nhân là quá trình tạo dựng giá trị cho bản thân, sau đó đem giá trị đó chia sẻ (đóng góp) cho cộng đồng.
Khi cộng đồng đón nhận mình bắt đầu có thương hiệu cá nhân, càng nhiều người công nhận thì thương hiệu cá nhân của mình càng lớn. Không cần xuất hiện thường xuyên trên truyền thông, không cần mất quá nhiều thời gian để đi diễn thuyết... mình vẫn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân thành công. Như vậy, ai cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân.
Một cuốn sách hay là có thể giúp cho mỗi bạn đọc có thể tự rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân, không ai giống ai. Từ tốt đến vĩ đại, theo tôi là một cuốn sách như vậy.
Khi mình làm được một số việc, mình thường có suy nghĩ là có thể làm tốt cùng lúc nhiều việc. Nhưng thực tế mỗi chúng ta thường chỉ giỏi nhất một thứ và mình tập trung làm một việc bao giờ cũng tốt hơn là ôm đồm nhiều việc. Chỉ có tập trung tối đa vào một việc thì mới có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, không trở thành chuyên gia thì sẽ rất khó thành công trong thời đại ngày nay.
Ngoài 40 tuổi có phải là đã quá muộn để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đang là xu hướng? Chọn lựa lĩnh vực nào cho đúng? Mình lựa chọn, nhưng nếu thất bại thì sao? Đâu là ranh giới giữa làm thương hiệu cá nhân với việc đánh bóng hình ảnh mà vốn dĩ mình không mong muốn?
Giữa lúc đang chưa biết lựa chọn theo hướng nào thì tôi đọc được cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại của tác giả Jim Collins. Đây là cuốn sách đã gợi mở cho tôi rất nhiều thứ về quản trị, nhân sự, văn hóa doanh nghiệp... giúp tôi trả lời rõ ràng những băn khoăn của bản thân mình.
Đầu tiên là ngoài 40 tuổi có thể trở thành chuyên gia được không?
Câu trả lời là có, không hề có một quy định là ở tuổi nào mình sẽ không thể trở thành chuyên gia. Trong số những công việc tôi yêu thích thì được làm những gì liên quan đến sách là tôi yêu thích nhất, khi đã yêu thích không có cảm giác làm việc nữa, làm như chơi, làm mà như thư giãn.
Theo truyền thuyết, trong rừng có con cáo suốt ngày rình mò để ăn thịt con nhím. Cáo ranh mãnh, cái gì cũng hay nhưng không sâu sắc. Nhím suy nghĩ đơn giản nhưng tập trung và sâu sắc. Cứ mỗi lần cáo tiến gần nhím thì nhím cuộn mình lại, chĩa những cọng lông cứng sắc nhọn về phía kẻ thù, cáo không làm gì được. Cuối cùng, chính
cáo lại bị con vật khác trong rừng ăn thịt, còn nhím vẫn sống khoẻ nhờ vũ khí chính là những cọng lông cứng sắc nhọn.
cáo lại bị con vật khác trong rừng ăn thịt, còn nhím vẫn sống khoẻ nhờ vũ khí chính là những cọng lông cứng sắc nhọn.
Tiếp đến là chọn thế nào cho đúng?
Chỉ cần trả lời 3 câu hỏi: 1. Đó có phải là công việc mình làm giỏi nhất không (sở trường)? 2. Đó có phải là công việc bạn thích làm nhất không (sở thích)? 3. Đó có phải là cỗ máy kinh tế của bạn không (đem lại cho bạn nhiều tiền)?
Ba câu hỏi này chính là ba cọng lông của con nhím giúp mỗi chúng ta có thể tự tin, không sợ bất cứ trở ngại, “kẻ thù” nào.
Áp dụng vào bản thân mình, tôi thấy công việc tư vấn xuất bản sách chính là lựa chọn đúng đắn nhất của bản thân vào thời điểm đó.
Nếu lựa chọn sai thì sao?
Khi đã tìm ra được câu trả lời cho 3 câu hỏi quyết định ở trên thì xác suất thất bại là rất thấp (nếu so với những gì mình đang có). Còn nếu như thất bại (do nhiều yếu tố khách quan bất khả kháng khác như thiên tai, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước, khu vực và thế giới...) mình cũng đã có được những bài học vô giá.
Lợi nhuận (theo nhiều nghĩa) thường tỷ lệ thuận với rủi ro, nên cần phải chấp nhận. May mắn có thể đến với mình, nhưng nếu mình không hành động thì may mắn sẽ không bao giờ tới, đó là điều chắc chắn.
Đâu là ranh giới giữa “làm thương hiệu cá nhân” và “đánh bóng hình ảnh bản thân”?
Thực ra hai khái niệm này chẳng hề liên quan đến nhau. Làm thương hiệu cá nhân là quá trình tạo dựng giá trị cho bản thân, sau đó đem giá trị đó chia sẻ (đóng góp) cho cộng đồng.
Khi cộng đồng đón nhận mình bắt đầu có thương hiệu cá nhân, càng nhiều người công nhận thì thương hiệu cá nhân của mình càng lớn. Không cần xuất hiện thường xuyên trên truyền thông, không cần mất quá nhiều thời gian để đi diễn thuyết... mình vẫn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân thành công. Như vậy, ai cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân.
Một cuốn sách hay là có thể giúp cho mỗi bạn đọc có thể tự rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân, không ai giống ai. Từ tốt đến vĩ đại, theo tôi là một cuốn sách như vậy.