TRUONGTRINH
Well-known member
Đại nhạc kịch "Chuyến tàu huyền thoại" khai mạc Lễ hội sông nước TP HCM tối 31/5 đã tái hiện quá trình phát triển của Sài Gòn, thu hút hàng nghìn người dõi theo.
Tối 31/5, Lễ hội sông nước lần thứ 2 khai mạc tại cảng Sài Gòn với những chương trình nghệ thuật hoành tráng ngay bên bờ "dòng sông huyền thoại". Hơn 9.000 người dân và du khách đã tham dự trực tiếp.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết lễ hội năm nay nhằm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của những dòng sông di sản, lan tỏa niềm tự hào và tình yêu thành phố thông qua chuỗi hoạt động đa dạng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, diễn ra đồng loạt tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố từ ngày 31/5 đến ngày 9/6.
Điểm nhấn của đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật nhạc kịch "Chuyến tàu huyền thoại" với hơn 1.000 diễn viên tham dự. Chương trình đan xen giữa hiện tại và quá khứ, lấy hình ảnh con tàu làm trung tâm, dẫn dắt khán giả đi qua từng mốc lịch sử quan trọng cho thấy sự phát triển của TP HCM gắn liền với sự phát triển của dòng sông chảy trong thành phố.
Trong ảnh là phân cảnh tái hiện hoạt động đóng tàu trong xưởng Chu Sư của hải quân thời nhà Nguyễn thuộc chương 1 vở nhạc kịch.
Hình ảnh cầu Mống bắc qua sông Sài Gòn - một biểu tượng của du lịch TP HCM. Người dẫn chuyện là NSƯT Mạnh Dung, ông Ba bắt rắn trong phim "Đất rừng Phương Nam", trong vai người ông kể lại cho người cháu nghe những thăng trầm của "dòng sông huyền thoại".
Chương trình nhạc kịch chia thành 5 chương, tương ứng 5 giai đoạn lịch sử. Chương 1 là Hạ thủy với các hoạt cảnh tái hiện quá trình hình thành và phát triển xưởng đóng tàu Chu Sư của hải quân thời nhà Nguyễn. Chương 2 có tên Cập bến, đưa người xem quay lại thế kỷ 19 vào thời điểm nhà máy đóng tàu Ba Son huyền thoại ra đời.
Một hoạt cảnh cao trào của chương 2, tái hiện cuộc đình công của công nhân Ba Son vào tháng 8/1925, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam.
Chương 3 Ra Khơi gắn với dấu mốc lịch sử Nguyễn Tất Thành lên chuyến tàu Amiral Latouche-Tréville mang theo niềm khát khao đi tìm tự do, độc lập cho dân tộc.
Một trong hoạt cảnh có đoạn hội thoại giữa Nguyễn Tất Thành và anh Lê tại bến Nhà Rồng trước khi quyết định lên tàu Amiral Latouche-Tréville "đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác xem xét họ làm như thế nào và về giúp đồng bào".
Bấm để lật ảnh sau/trước
Tàu Amiral Latouche-Tréville được tái hiện trên dòng Sài Gòn. Trên tàu là hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành làm đủ công việc bưng bê, dọn dẹp, đau đáu nỗi niềm giải phóng dân tộc. Sân khấu dưới tàu tái hiện cảnh những bữa tiệc xa hoa của tầng lớp quý tộc.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chương 4 là Dậy Sóng, bối cảnh sân khấu lúc này là khu vực sông Lòng Tàu cắt ngang rừng Sác ở Cần Giờ. Sông Lòng Tàu có mối liên hệ với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai sau khi nhận nước của sông Sài Gòn xuôi xuống Nhà Bè thì chia làm hai, nhánh phía tây là sông Soài Rạ chảy ra cửa Soài Rạp, nhánh phía đông chính là sông Lòng Tàu.
Màn 1 của chương 4 là các hoạt cảnh của chương trình khai thác những hy sinh và chiến công vang dội của các chiến sĩ đặc công rừng Sác giai đoạn kháng chiến từ năm 1966 đến năm 1975. Dòng sông rực lửa, tái hiện cảnh bom đạn những năm kháng chiến.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Màn 2 là đoàn tụ, dựng lại ngày đất nước thống nhất năm 1975 với trung tâm là con tàu Sông Hương. Ngày 13/5/1975, tàu Sông Hương cùng thủy thủ đoàn đã ghi dấu mốc lịch sử khi trở thành con tàu đầu tiên đưa những cán bộ miền Nam tập kết ra bắc trở lại Sài Gòn để đoàn tụ cùng gia đình sau hơn 2 thập kỷ xa cách.
Cao trào màn này là câu chuyện cảm động của người vợ chiến sĩ đặc công rừng Sác đã hy sinh. Vợ và con thơ không thể gặp lại người chồng sau ngày đất nước thống nhất.
Chương 5 là Vươn Xa đưa khán giả quay về hiện tại. Sân khấu thay đổi là những container trở hàng nhiều màu, 3D mapping thay đổi cảnh liên tục miêu tả quá trình phát triển nhanh chóng của cảng Sài Gòn sau gần 50 năm đất nước thống nhất.
Du khách hòa chung bầu không khí cảm xúc của đêm đại nhạc kịch bên sông. Chị Nguyễn Thị Thanh Phương, 25 tuổi, sinh sống tại TP HCM cho biết đây là năm đầu tiên chị tham dự show diễn thực cảnh ngoài trời, năm ngoái chỉ xem qua màn hình nên không cảm nhận hết được sự hoành tráng.
Chị Thanh cho hay những câu chuyện lịch sử hào hùng chạm đến cảm xúc của chị, nhiều đoạn cao trào như vỡ ào. Đoạn chị ấn tượng nhất là chương 3 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và chương 4 về câu chuyện của gia đình người lính đặc công rừng Sác.
"Tôi rất mong thành phố có thêm những sản phẩm du lịch ý nghĩ thế này và hy vọng show diễn sớm bán vé để nhiều người biết đến", chị Thanh nói.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chương trình nghệ thuật khép lại với màn trình diễn pháo hoa, 1.000 máy bay không người lái (drone) trên bầu trời xếp thành hình những con tàu, tòa cao ốc ở TP HCM và thông điệp TP HCM chào đón bạn.
Ông Phan Văn Mãi cho hay thành phố hướng đến xây dựng lễ hội thành sự kiện thường niên dài ngày, quy mô lớn, mang dấu ấn riêng của đô thị sông nước giàu bản sắc.
Thanh Tùng - Bích Phương
Tối 31/5, Lễ hội sông nước lần thứ 2 khai mạc tại cảng Sài Gòn với những chương trình nghệ thuật hoành tráng ngay bên bờ "dòng sông huyền thoại". Hơn 9.000 người dân và du khách đã tham dự trực tiếp.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết lễ hội năm nay nhằm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của những dòng sông di sản, lan tỏa niềm tự hào và tình yêu thành phố thông qua chuỗi hoạt động đa dạng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, diễn ra đồng loạt tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố từ ngày 31/5 đến ngày 9/6.
Điểm nhấn của đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật nhạc kịch "Chuyến tàu huyền thoại" với hơn 1.000 diễn viên tham dự. Chương trình đan xen giữa hiện tại và quá khứ, lấy hình ảnh con tàu làm trung tâm, dẫn dắt khán giả đi qua từng mốc lịch sử quan trọng cho thấy sự phát triển của TP HCM gắn liền với sự phát triển của dòng sông chảy trong thành phố.
Trong ảnh là phân cảnh tái hiện hoạt động đóng tàu trong xưởng Chu Sư của hải quân thời nhà Nguyễn thuộc chương 1 vở nhạc kịch.
Hình ảnh cầu Mống bắc qua sông Sài Gòn - một biểu tượng của du lịch TP HCM. Người dẫn chuyện là NSƯT Mạnh Dung, ông Ba bắt rắn trong phim "Đất rừng Phương Nam", trong vai người ông kể lại cho người cháu nghe những thăng trầm của "dòng sông huyền thoại".
Chương trình nhạc kịch chia thành 5 chương, tương ứng 5 giai đoạn lịch sử. Chương 1 là Hạ thủy với các hoạt cảnh tái hiện quá trình hình thành và phát triển xưởng đóng tàu Chu Sư của hải quân thời nhà Nguyễn. Chương 2 có tên Cập bến, đưa người xem quay lại thế kỷ 19 vào thời điểm nhà máy đóng tàu Ba Son huyền thoại ra đời.
Một hoạt cảnh cao trào của chương 2, tái hiện cuộc đình công của công nhân Ba Son vào tháng 8/1925, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam.
Chương 3 Ra Khơi gắn với dấu mốc lịch sử Nguyễn Tất Thành lên chuyến tàu Amiral Latouche-Tréville mang theo niềm khát khao đi tìm tự do, độc lập cho dân tộc.
Một trong hoạt cảnh có đoạn hội thoại giữa Nguyễn Tất Thành và anh Lê tại bến Nhà Rồng trước khi quyết định lên tàu Amiral Latouche-Tréville "đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác xem xét họ làm như thế nào và về giúp đồng bào".
Bấm để lật ảnh sau/trước
Tàu Amiral Latouche-Tréville được tái hiện trên dòng Sài Gòn. Trên tàu là hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành làm đủ công việc bưng bê, dọn dẹp, đau đáu nỗi niềm giải phóng dân tộc. Sân khấu dưới tàu tái hiện cảnh những bữa tiệc xa hoa của tầng lớp quý tộc.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chương 4 là Dậy Sóng, bối cảnh sân khấu lúc này là khu vực sông Lòng Tàu cắt ngang rừng Sác ở Cần Giờ. Sông Lòng Tàu có mối liên hệ với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai sau khi nhận nước của sông Sài Gòn xuôi xuống Nhà Bè thì chia làm hai, nhánh phía tây là sông Soài Rạ chảy ra cửa Soài Rạp, nhánh phía đông chính là sông Lòng Tàu.
Màn 1 của chương 4 là các hoạt cảnh của chương trình khai thác những hy sinh và chiến công vang dội của các chiến sĩ đặc công rừng Sác giai đoạn kháng chiến từ năm 1966 đến năm 1975. Dòng sông rực lửa, tái hiện cảnh bom đạn những năm kháng chiến.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Màn 2 là đoàn tụ, dựng lại ngày đất nước thống nhất năm 1975 với trung tâm là con tàu Sông Hương. Ngày 13/5/1975, tàu Sông Hương cùng thủy thủ đoàn đã ghi dấu mốc lịch sử khi trở thành con tàu đầu tiên đưa những cán bộ miền Nam tập kết ra bắc trở lại Sài Gòn để đoàn tụ cùng gia đình sau hơn 2 thập kỷ xa cách.
Cao trào màn này là câu chuyện cảm động của người vợ chiến sĩ đặc công rừng Sác đã hy sinh. Vợ và con thơ không thể gặp lại người chồng sau ngày đất nước thống nhất.
Chương 5 là Vươn Xa đưa khán giả quay về hiện tại. Sân khấu thay đổi là những container trở hàng nhiều màu, 3D mapping thay đổi cảnh liên tục miêu tả quá trình phát triển nhanh chóng của cảng Sài Gòn sau gần 50 năm đất nước thống nhất.
Du khách hòa chung bầu không khí cảm xúc của đêm đại nhạc kịch bên sông. Chị Nguyễn Thị Thanh Phương, 25 tuổi, sinh sống tại TP HCM cho biết đây là năm đầu tiên chị tham dự show diễn thực cảnh ngoài trời, năm ngoái chỉ xem qua màn hình nên không cảm nhận hết được sự hoành tráng.
Chị Thanh cho hay những câu chuyện lịch sử hào hùng chạm đến cảm xúc của chị, nhiều đoạn cao trào như vỡ ào. Đoạn chị ấn tượng nhất là chương 3 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và chương 4 về câu chuyện của gia đình người lính đặc công rừng Sác.
"Tôi rất mong thành phố có thêm những sản phẩm du lịch ý nghĩ thế này và hy vọng show diễn sớm bán vé để nhiều người biết đến", chị Thanh nói.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chương trình nghệ thuật khép lại với màn trình diễn pháo hoa, 1.000 máy bay không người lái (drone) trên bầu trời xếp thành hình những con tàu, tòa cao ốc ở TP HCM và thông điệp TP HCM chào đón bạn.
Ông Phan Văn Mãi cho hay thành phố hướng đến xây dựng lễ hội thành sự kiện thường niên dài ngày, quy mô lớn, mang dấu ấn riêng của đô thị sông nước giàu bản sắc.
Thanh Tùng - Bích Phương