Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch... Tuy nhiên, nếu tiêu thụ sai cách, trường hợp nhẹ có thể rơi vào hôn mê, nặng sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều nước và potassium có tác dụng kích thích nhịp tim hoạt động bình thường; magie, canxi, vitamin A và C giúp cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ cảm giác bồn chồn, lo lắng và giải quyết chứng mất ngủ.
Lợi ích của cà tím
Tốt cho tim mạch
Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên rất tốt cho người bị huyết áp cao.
Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn
Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.
Cho một trái tim khỏe
Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Lượng cholesterol và huyết áp ổn định góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện lưu thông máu
Một trong những lợi ích sức khỏe của cà tím là nó giúp cải thiện lưu thông máu. Tiêu thụ cà tím thường xuyên cũng sẽ giúp nuôi dưỡng não, vì nó rất giàu dinh dưỡng thực vật.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Với những người bệnh tiểu đường thì cà tím quả là “thần dược”, bởi có nhiều chất xơ và lượng carbohydrate hòa tan thấp. Bên cạnh đó, một số chất trong cà tím còn có khả năng điều chỉnh sự hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ tiêu hóa
Với lượng nước và chất xơ nhiều cùng với các sợi hòa tan, cà tím sẽ kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tích cực. Giúp cho ruột được hoạt động trơn tru và bài tiết, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi nên rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh
Folate là bộ phận thiết yếu của bất kỳ chế độ ăn uống nào và acid folic đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. Axit folic trực tiếp bảo vệ trẻ khỏi các khuyết tật thần kinh. Cà tím là thực phẩm giàu axit folic, vì vậy bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống khi mang thai.
Những người không nên ăn cà tím
Người bị bệnh dạ dày
Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
Người thể trạng yếu
Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
Người cao tuổi
Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
Những lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Tuyệt đối không ăn sống
Trước kia, ở một số vùng, người ta thường ăn cà tím sống vì nó rất giòn, lại có cái vị chan chát chấm thêm chút muối mằn mặn thì quả là món ăn chơi khó cưỡng.
Tuy nhiên, thực ra cách ăn này là rất sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.
Không nên gọt vỏ khi ăn
Chất dinh dưỡng trong cà tím không chỉ có ở phần thịt quả mà ngay ở phần vỏ cũng rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin P. Nếu bạn vứt bỏ vỏ của cà tím khi ăn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một nửa lượng vitamin P từ cà tím. Vì vậy, khi ăn cà tím, chúng ta nên giữ nguyên phần vỏ, rửa sạch rồi cứ thế mà chế biến và tiêu thụ.
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều nước và potassium có tác dụng kích thích nhịp tim hoạt động bình thường; magie, canxi, vitamin A và C giúp cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ cảm giác bồn chồn, lo lắng và giải quyết chứng mất ngủ.
Lợi ích của cà tím
Tốt cho tim mạch
Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên rất tốt cho người bị huyết áp cao.
Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn
Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.
Cho một trái tim khỏe
Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Lượng cholesterol và huyết áp ổn định góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện lưu thông máu
Một trong những lợi ích sức khỏe của cà tím là nó giúp cải thiện lưu thông máu. Tiêu thụ cà tím thường xuyên cũng sẽ giúp nuôi dưỡng não, vì nó rất giàu dinh dưỡng thực vật.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Với những người bệnh tiểu đường thì cà tím quả là “thần dược”, bởi có nhiều chất xơ và lượng carbohydrate hòa tan thấp. Bên cạnh đó, một số chất trong cà tím còn có khả năng điều chỉnh sự hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ tiêu hóa
Với lượng nước và chất xơ nhiều cùng với các sợi hòa tan, cà tím sẽ kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tích cực. Giúp cho ruột được hoạt động trơn tru và bài tiết, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi nên rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh
Folate là bộ phận thiết yếu của bất kỳ chế độ ăn uống nào và acid folic đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. Axit folic trực tiếp bảo vệ trẻ khỏi các khuyết tật thần kinh. Cà tím là thực phẩm giàu axit folic, vì vậy bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống khi mang thai.
Những người không nên ăn cà tím
Người bị bệnh dạ dày
Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
Người thể trạng yếu
Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
Người cao tuổi
Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
Những lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Tuyệt đối không ăn sống
Trước kia, ở một số vùng, người ta thường ăn cà tím sống vì nó rất giòn, lại có cái vị chan chát chấm thêm chút muối mằn mặn thì quả là món ăn chơi khó cưỡng.
Tuy nhiên, thực ra cách ăn này là rất sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.
Không nên gọt vỏ khi ăn
Chất dinh dưỡng trong cà tím không chỉ có ở phần thịt quả mà ngay ở phần vỏ cũng rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin P. Nếu bạn vứt bỏ vỏ của cà tím khi ăn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một nửa lượng vitamin P từ cà tím. Vì vậy, khi ăn cà tím, chúng ta nên giữ nguyên phần vỏ, rửa sạch rồi cứ thế mà chế biến và tiêu thụ.