Quang Phúc Trương
Well-known member
Trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi hệ điều hành Android ra mắt, đã có nhiều thương hiệu điện thoại Android xuất hiện và biến mất. Theo thời gian, thị trường luôn thay đổi buộc các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và nâng tầm sản phẩm nếu không muốn bị bỏ lại. Trải qua 14 năm đó, có một thương hiệu vẫn luôn giữ vững được phong độ của mình, đó chính là Samsung.
Dù bạn có phải là người yêu Samsung hay không thì cũng không thể phủ nhận rằng, Samsung luôn có sức ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng khi nhắc đến điện thoại Android. Thậm chí, với những người dùng cơ bản, họ coi cổng sạc mặc định trên điện thoại Android là sạc “Samsung”. Phải chăng, với sức ảnh hưởng lớn đến vậy, Samsung đang là là thương hiệu đại diện của hệ điều hành Android?
Thị phần ổn định
Theo thống kê của 3 tập đoàn dữ liệu quốc tế là Gartner, IDC và Financial Filings; từ năm 2014 đến nay, thị phần điện thoại Samsung luôn giữ mức ổn định ở khoảng 25%. Giai đoạn hưng thịnh nhất của thương hiệu Hàn Quốc này là vào năm 2017 khi đạt đến mức 33.3% thị phần. So sánh với các đối thủ Android khác thì chưa có nhà sản xuất nào ngoài Xiaomi có thể đạt được sự ổn định đáng kinh ngạc xuyên suốt một thời gian dài như vậy. Thậm chí, Xiaomi dù chỉ xếp sau Apple và Samsung trên thị trường smartphone toàn cầu trong 5 năm gần nhất nhưng vẫn chưa thể được coi là đối trọng của Samsung vì thị phần của họ chỉ bằng một nửa so với hãng điện thoại Hàn Quốc.
Chỉ duy nhất trong giai đoạn giữa năm 2020, Samsung lần đầu phải rời bỏ vị trí đầu tiên là khi bị Huawei vượt mặt. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn ấy cũng nhanh chóng trôi qua khi Huawei liên tiếp gặp những vấn đề rắc rối với Hoa Kỳ. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã khiến cho Huawei trực tiếp bị cấm vận nhiều công nghệ độc quyền. Mất đi nhiều đối tác quan trọng như Google, thương hiệu Trung Quốc cũng dần đánh mất chính mình. Cuộc cạnh tranh cũng chỉ còn lại 2 cái tên đáng chú ý là Samsung và Apple.
Các sản phẩm đột phá và chất lượng
Từ năm 2018 đến nay, các hãng điện thoại liên tục đưa ra nhiều chiến dịch quảng bá rộng rãi để tăng độ nhận diện thương hiệu trên toàn cầu. Có thể kể đến vivo với sự hợp tác cùng FIFA World Cup 2018, Euro 2020 hay OPPO với bản hợp đồng 2 năm với UEFA Champions League. Nhưng điều đó cũng chưa thể giúp 2 thương hiệu này đạt được thành công Samsung. Vì ngoài thương hiệu, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định qua thời gian cũng là một yếu tố quan trọng giúp gã khổng lồ Hàn Quốc có được một lượng khách hàng ổn định.
Năm 2011 là năm đầu tiên doanh số của một chiếc điện thoại Samsung vượt qua iPhone và trở thành chiếc điện thoại thông minh của năm. Với 40 triệu máy được bán ra, Galaxy S2 thậm chí còn bán chạy hơn cả iPhone 4 thời điểm đó. Điện thoại Samsung từ giai đoạn đó đã được nhiều người dùng đánh giá cao vì sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến như chip xử lý mạnh, màn hình sắc nét, camera chụp ảnh tốt,… Dù không có thiết kế đẹp, nhưng chúng thường mỏng, nhẹ, và không có quá nhiều điểm để chê trách. Tiếp đà thắng lợi, vào năm 2012, Samsung tiếp tục trình làng “kẻ hủy diệt iPhone” khi Galaxy S3 đạt doanh số tương đương với iPhone 5 và trở thành chiếc điện thoại Android bán chạy thứ 2 mọi thời đại.
Dù bạn có phải là người yêu Samsung hay không thì cũng không thể phủ nhận rằng, Samsung luôn có sức ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng khi nhắc đến điện thoại Android. Thậm chí, với những người dùng cơ bản, họ coi cổng sạc mặc định trên điện thoại Android là sạc “Samsung”. Phải chăng, với sức ảnh hưởng lớn đến vậy, Samsung đang là là thương hiệu đại diện của hệ điều hành Android?
Thị phần ổn định
Theo thống kê của 3 tập đoàn dữ liệu quốc tế là Gartner, IDC và Financial Filings; từ năm 2014 đến nay, thị phần điện thoại Samsung luôn giữ mức ổn định ở khoảng 25%. Giai đoạn hưng thịnh nhất của thương hiệu Hàn Quốc này là vào năm 2017 khi đạt đến mức 33.3% thị phần. So sánh với các đối thủ Android khác thì chưa có nhà sản xuất nào ngoài Xiaomi có thể đạt được sự ổn định đáng kinh ngạc xuyên suốt một thời gian dài như vậy. Thậm chí, Xiaomi dù chỉ xếp sau Apple và Samsung trên thị trường smartphone toàn cầu trong 5 năm gần nhất nhưng vẫn chưa thể được coi là đối trọng của Samsung vì thị phần của họ chỉ bằng một nửa so với hãng điện thoại Hàn Quốc.
Chỉ duy nhất trong giai đoạn giữa năm 2020, Samsung lần đầu phải rời bỏ vị trí đầu tiên là khi bị Huawei vượt mặt. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn ấy cũng nhanh chóng trôi qua khi Huawei liên tiếp gặp những vấn đề rắc rối với Hoa Kỳ. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã khiến cho Huawei trực tiếp bị cấm vận nhiều công nghệ độc quyền. Mất đi nhiều đối tác quan trọng như Google, thương hiệu Trung Quốc cũng dần đánh mất chính mình. Cuộc cạnh tranh cũng chỉ còn lại 2 cái tên đáng chú ý là Samsung và Apple.
Các sản phẩm đột phá và chất lượng
Từ năm 2018 đến nay, các hãng điện thoại liên tục đưa ra nhiều chiến dịch quảng bá rộng rãi để tăng độ nhận diện thương hiệu trên toàn cầu. Có thể kể đến vivo với sự hợp tác cùng FIFA World Cup 2018, Euro 2020 hay OPPO với bản hợp đồng 2 năm với UEFA Champions League. Nhưng điều đó cũng chưa thể giúp 2 thương hiệu này đạt được thành công Samsung. Vì ngoài thương hiệu, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định qua thời gian cũng là một yếu tố quan trọng giúp gã khổng lồ Hàn Quốc có được một lượng khách hàng ổn định.
Năm 2011 là năm đầu tiên doanh số của một chiếc điện thoại Samsung vượt qua iPhone và trở thành chiếc điện thoại thông minh của năm. Với 40 triệu máy được bán ra, Galaxy S2 thậm chí còn bán chạy hơn cả iPhone 4 thời điểm đó. Điện thoại Samsung từ giai đoạn đó đã được nhiều người dùng đánh giá cao vì sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến như chip xử lý mạnh, màn hình sắc nét, camera chụp ảnh tốt,… Dù không có thiết kế đẹp, nhưng chúng thường mỏng, nhẹ, và không có quá nhiều điểm để chê trách. Tiếp đà thắng lợi, vào năm 2012, Samsung tiếp tục trình làng “kẻ hủy diệt iPhone” khi Galaxy S3 đạt doanh số tương đương với iPhone 5 và trở thành chiếc điện thoại Android bán chạy thứ 2 mọi thời đại.