Sân bay khó hạ cánh hàng đầu thế giới

TRUONGTRINH

Well-known member
BhutanKhi cơ trưởng Dorji thực hiện cú ngoặt và đáp chiếc A319 xuống đường băng hẹp, hàng chục hành khách thở phào nhẹ nhõm và vỗ tay rộn rã.


Đó là một ngày bình thường tại sân bay quốc tế Paro ở Bhutan, được xem là một trong những nơi máy bay khó hạ cánh nhất trên thế giới.

Nằm ở thung lũng giữa hai đỉnh núi cao gần 5.500 m và đường băng dài 2.265 m (được coi là đường băng ngắn, đường băng cho sân bay lớn có thể dài hơn 3.000 hay 4.000 m), sân bay Paro đòi hỏi phi công có trình độ cao và thần kinh thép. Địa hình hiểm trở khiến địa điểm này không thể tiếp nhận các máy bay chở khách cỡ lớn.

"Đây là nơi khó hạ cánh và thử thách kỹ năng phi công, nhưng không nguy hiểm. Tôi đã không bay nếu nơi này thực sự nguy hiểm", cơ trưởng Chimi Dorji, phi công với 25 năm kinh nghiệm của hãng hàng không quốc gia Bhutan Druk Air, cho hay.


Máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Paro ở Bhutan. Ảnh: Reuters


Máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Paro ở Bhutan. Ảnh: Reuters


Paro là sân bay loại C, yêu cầu phi công hoàn thành khóa huấn luyện đặc biệt trước khi được bay đến đây. Họ cũng phải hạ cánh hoàn toàn thủ công, không có sự trợ giúp từ radar và thiết bị dẫn đường. Cơ trưởng Dorji nói rằng điều quan trọng nhất là phi công phải hiểu rõ địa hình xung quanh sân bay, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến máy bay đâm vào nhà dân.

Bhutan nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hơn 97% diện tích là núi. Thủ đô Thimphu của nước này nằm ở độ cao 2.350 m so với mực nước biển, trong khi sân bay Paro cũng có độ cao 2.250 m.

"Không khí ở đây loãng hơn so với vùng đất thấp, nên phi công phải bay nhanh hơn bình thường. Tốc độ bay thực (TAS) hiển thị trên đồng hồ không khác biệt so với những khu vực dưới thấp, nhưng tốc độ so với mặt đất sẽ nhanh hơn nhiều", Dorji cho hay.

TAS là tốc độ di chuyển của máy bay trong không khí, có tính đến độ cao, khí áp và điều kiện gió, khác biệt với tốc độ mặt đất.


Vợ chồng Thái tử William hạ cánh xuống sân bay Paro trong chuyến thăm Bhutan năm 2016. Ảnh: Reuters


Vợ chồng Thái tử William tại sân bay Paro trong chuyến thăm Bhutan năm 2016. Ảnh: Reuters


Yếu tố tiếp theo cần chú ý là thời tiết. Máy bay đến Paro thường phải xuất phát từ rất sớm, do giới chức sân bay muốn phi cơ hạ cánh trước buổi trưa để đảm bảo an toàn và tránh gió lớn.

"Thời tiết và mặt đất buổi chiều nóng hơn, tạo ra những luồng không khí nhiễu động và gió rất mạnh. Buổi sáng êm ả hơn nhiều", Dorji cho hay. Đây không phải vấn đề lớn khi cất cánh, nên hành khách có thể yên tâm nếu xuất phát từ sân bay Paro vào buổi chiều, theo cơ trưởng Bhutan.

Sân bay Paro không hoạt động ban đêm, bất kể mùa nào trong năm, do không có radar. Hành khách cũng được khuyến cáo không đến trong giai đoạn gió mùa tháng 6-8, bởi giông lốc xảy ra thường xuyên và kèm theo mưa đá.

Cơ trưởng Dorji nói rằng phi công không chỉ học cách bay đến và đi từ Paro, mà còn phải biết chọn thời điểm không nên tới đây. "Họ cần hiểu được khi nào điều kiện bay không bảo đảm an toàn và ra quyết định hủy, hoãn chuyến bay", ông nói.







Máy bay hạ cánh ở sân bay Paro, Bhutan, năm 2015. Video: Youtube/TufanSevincel
Druk Air thành lập năm 1981, còn khá non trẻ so với những hãng bay có tuổi đời trên dưới 100 năm của phương Tây. Bhutan mới chỉ có vài chục phi công được cấp phép bay, nhưng ngành hành không nước này đang đặt mục tiêu đào tạo và biên chế phi công nội địa, thay vì thuê nhân lực nước ngoài.

Quốc vương Bhutan Jigme Singye Wangchuck gần đây chọn Gelephu, thị trấn 10.000 dân gần biên giới Ấn Độ, làm địa điểm xây dựng "Tân Thành phố Chánh niệm". Trong dự án này, Bhutan sẽ xây một sân bay quốc tế mới, có diện tích lớn và đường băng dài hơn, đủ sức tiếp những loại máy bay cỡ lớn.

"Với tư cách là cơ trưởng giàu kinh nghiệm và người đào tạo phi công, tôi giống như cầu nối giữa hai thế hệ. Bhutan có thể tăng gấp đôi số phi công được cấp phép trong những năm tới. Dù thế nào đi nữa, tôi rất mong chờ điều này", Dorji, 43 tuổi, nói.


Vị trí Bhutan. Đồ họa: Britannica


Vị trí Bhutan. Đồ họa: Britannica


Đức Trung (Theo CNN, Global Times, India Times)
 
Bên trên