Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Cần Thơ - Dọc theo chợ nổi Cái Răng, hiện nay đa phần chỉ toàn các tàu chở khách du lịch, cùng những người lái ghe tàu làm dịch vụ kiếm sống...
Các tàu chở khách du lịch chiếm phần lớn trên chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Ảnh: Yến Phương
Chẳng còn là nơi trên bến - dưới thuyền, các ghe tàu neo đậu trên chợ nổi Cái Răng phần lớn bán đồ ăn sáng, sữa đậu nành nóng, trái cây lẻ… và một số bè nổi bán quà lưu niệm, sản phẩm vùng miền, chủ yếu phục vụ khách tham quan.
Nhiều thương hồ trên chợ nổi Cái Răng chủ yếu sống nhờ du khách. Ảnh: Yến Phương
Suốt 42 năm gắn bó với nghề lái đò trên chợ nổi, bà Bảy (67 tuổi) từng chở hàng hóa nhưng chuyển sang chở khách du lịch để đáp ứng nhu cầu thực tế. “Tôi và nhiều thương hồ ở đây chủ yếu sống nhờ du khách. Hôm nào chợ nổi đông khách du lịch may ra mình kiếm được chuyến đò, còn hôm nào vắng là coi như không có đồng nào”, bà Bảy tâm sự.
Thực tế, chợ nổi hiện nay được bà con thương hồ khai thác như một sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, nhiều du khách phản ánh các sản phẩm du lịch nơi đây nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn để giữ chân.
Giới thiệu sản phẩm hủ tiếu cho du khách trên chợ nổi. Ảnh: Yến Phương
Bà Đỗ Thị Nga, du khách Hà Nội, chia sẻ, sau chuyến tham quan chợ nổi Cái Răng, bà có cảm giác hụt hẫng khó tả. “Tôi cảm thấy mọi thứ ở đây khá tẻ nhạt nên chỉ trải nghiệm một lần và không có ý đến thêm lần nữa. Lác đác vài bè nổi với các nghề truyền thống làm hủ tiếu, kẹo dừa và bán quà lưu niệm. Còn đồ ăn sáng cũng chỉ vài món quen thuộc, không có ẩm thực đặc sắc riêng”, bà Nga tiếc nuối nói.
Từ Kiên Giang lên Cần Thơ khám phá chợ nổi, chị Phạm Thanh Thảo thất vọng: “Tôi đến chợ nổi nhưng không biết mua gì để mang về, bởi hầu hết là hàng tiêu dùng có sẵn ở trên bờ cung xuống như khô, thực phẩm đóng gói… thiết nghĩ không cần phải xuống chợ nổi để mua”.
Bên cạnh đó, nhiều du khách còn phàn nàn tình trạng chèo kéo khách, các sản phẩm bán với giá tương đối cao, nhất là rác thải trên sông… vô tình làm mất điểm trong mắt họ.
Chia sẻ với Lao Động, ông Nhâm Hùng - Nhà Nghiên cứu văn hóa Nam Bộ - nhận định, chợ nổi Cái Răng hiện nay, một mặt thì giao thương giảm đi, mặt khác lại đón du khách từ mọi miền đất nước, kể cả khách nước ngoài mỗi ngày. Du khách đến đây trước hết là để hòa mình vào đời sống chợ nổi, thưởng lãm văn hóa chợ nổi; sau là tham quan, mua sắm, thưởng thức các sản phẩm du lịch nơi đây.
Nhà Nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Nhâm Hùng chia sẻ với phóng viên Lao Động. Ảnh: Tạ Quang
“Tuy nhiên, khi đến và thấy sự phai nhạt của văn hóa chợ nổi, thấy sản phẩm du lịch nghèo nàn, tất nhiên du khách không còn hứng thú nữa, các tour du lịch sắp tới đây khả năng cũng sẽ giảm dần”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, chợ nổi Cái Răng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nên du khách sẽ có những kỳ vọng nhất định khi đến với chợ nổi, nhưng dường như chợ nổi đang bị mất đi một cách tự phát, thiếu bàn tay giải cứu.

Chẳng còn là nơi trên bến - dưới thuyền, các ghe tàu neo đậu trên chợ nổi Cái Răng phần lớn bán đồ ăn sáng, sữa đậu nành nóng, trái cây lẻ… và một số bè nổi bán quà lưu niệm, sản phẩm vùng miền, chủ yếu phục vụ khách tham quan.

Suốt 42 năm gắn bó với nghề lái đò trên chợ nổi, bà Bảy (67 tuổi) từng chở hàng hóa nhưng chuyển sang chở khách du lịch để đáp ứng nhu cầu thực tế. “Tôi và nhiều thương hồ ở đây chủ yếu sống nhờ du khách. Hôm nào chợ nổi đông khách du lịch may ra mình kiếm được chuyến đò, còn hôm nào vắng là coi như không có đồng nào”, bà Bảy tâm sự.
Thực tế, chợ nổi hiện nay được bà con thương hồ khai thác như một sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, nhiều du khách phản ánh các sản phẩm du lịch nơi đây nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn để giữ chân.

Bà Đỗ Thị Nga, du khách Hà Nội, chia sẻ, sau chuyến tham quan chợ nổi Cái Răng, bà có cảm giác hụt hẫng khó tả. “Tôi cảm thấy mọi thứ ở đây khá tẻ nhạt nên chỉ trải nghiệm một lần và không có ý đến thêm lần nữa. Lác đác vài bè nổi với các nghề truyền thống làm hủ tiếu, kẹo dừa và bán quà lưu niệm. Còn đồ ăn sáng cũng chỉ vài món quen thuộc, không có ẩm thực đặc sắc riêng”, bà Nga tiếc nuối nói.
Từ Kiên Giang lên Cần Thơ khám phá chợ nổi, chị Phạm Thanh Thảo thất vọng: “Tôi đến chợ nổi nhưng không biết mua gì để mang về, bởi hầu hết là hàng tiêu dùng có sẵn ở trên bờ cung xuống như khô, thực phẩm đóng gói… thiết nghĩ không cần phải xuống chợ nổi để mua”.
Bên cạnh đó, nhiều du khách còn phàn nàn tình trạng chèo kéo khách, các sản phẩm bán với giá tương đối cao, nhất là rác thải trên sông… vô tình làm mất điểm trong mắt họ.
Chia sẻ với Lao Động, ông Nhâm Hùng - Nhà Nghiên cứu văn hóa Nam Bộ - nhận định, chợ nổi Cái Răng hiện nay, một mặt thì giao thương giảm đi, mặt khác lại đón du khách từ mọi miền đất nước, kể cả khách nước ngoài mỗi ngày. Du khách đến đây trước hết là để hòa mình vào đời sống chợ nổi, thưởng lãm văn hóa chợ nổi; sau là tham quan, mua sắm, thưởng thức các sản phẩm du lịch nơi đây.

“Tuy nhiên, khi đến và thấy sự phai nhạt của văn hóa chợ nổi, thấy sản phẩm du lịch nghèo nàn, tất nhiên du khách không còn hứng thú nữa, các tour du lịch sắp tới đây khả năng cũng sẽ giảm dần”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, chợ nổi Cái Răng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nên du khách sẽ có những kỳ vọng nhất định khi đến với chợ nổi, nhưng dường như chợ nổi đang bị mất đi một cách tự phát, thiếu bàn tay giải cứu.