Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Ung thư phổi, ung thư phế quản, đều dẫn đến chứng hôi miệng, kể cả sau khi bạn đánh răng.
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dễ dẫn đến chết người nếu không phát hiện và điều trị sớm. Nhiều người thường nghĩ ung thư chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên hoặc lớn hơn, nhưng thực tế cho thấy ung thư ngày càng trẻ hóa và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia về ung bướu, có 3 thời điểm trong ngày mà các dấu hiệu bệnh tật, nhất là ung thư bộc lộ rõ nhất, đó là biểu hiệu trong ăn uống, biểu hiện ban đêm khi ngủ, ba là biểu hiện vào buổi sáng.
Với thời điểm buổi sáng khi vừa thức dậy, cơ thể sẽ trở nên yếu hơn do thiếu dinh dưỡng sau một đêm dài. Cơ thể cũng chưa thích nghi ngay với trạng thái thức dậy, tư thế thay đổi từ nằm sang ngồi hay đi đứng và môi trường xung quanh. Nếu đói bụng, đây còn có thể coi là “trạng thái gốc” của một số cơ quan, khối u cũng “đói” hơn nên dễ bộc lộ ra những dấu hiệu bất thường.
5 dấu hiệu sức khỏe buổi sáng cần được khám sớm để phòng ung thư
Đau đầu khi ngủ dậy buổi sáng
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí thần kinh học journal Neurology, khoảng 77% bệnh nhân ung thư não bị đau đầu, biểu hiện bằng những cơn đau xung quanh đầu, tập trung ở thái dương hay phía sau đầu và cổ.
Các bác sĩ cũng lưu ý, dù đa số cơn đau đầu không phải là u não, nhưng nếu gặp các triệu chứng mới xuất hiện khiến bạn lo lắng, thì cần phải đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân.
Các dấu hiệu nhận biết khác về khối u não có thể bao gồm co giật, cảm thấy yếu, thay đổi tính cách, buồn ngủ, mất trí nhớ, tê và yếu một bên cơ thể, khó nói và thay đổi thị lực.
Hôi miệng bất thường
Ảnh minh họa
Nhiều người có vấn đề hôi miệng sau khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng sau khi uống nước hoặc đánh răng thì không còn mùi hôi nữa. Nguyên nhân có thể do đường tiêu hóa hoặc sức khỏe răng miệng kém. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư. Đặc biệt là mùi hôi miệng trở nên nghiêm trọng và không thể hết hoàn toàn sau khi đánh răng.
Ung thư phổi, ung thư phế quản, đều dẫn đến chứng hôi miệng, kể cả sau khi bạn đánh răng. Những khí mùi này được tạo ra do chất nhầy tích tụ nhiều trong phổi gây ra. Trong đó, người bị ung thư phổi thường kèm theo triệu chứng hôi miệng do acid phân hủy.
Ung thư dạ dày cũng dẫn đến triệu chứng trào ngược, ợ chua và hôi miệng. Ung thư gan khiến chất độc trong cơ thể không được chuyển hóa bình thường, hàm lượng amoniac trong máu tăng dẫn đến hôi miệng và buồn nôn khi ngủ dậy.
Ho đờm dính máu
Ảnh minh họa
Thông thường, khi ngủ dậy, người khỏe mạnh không có đờm hoặc rất ít đờm trong cổ họng. Nên với trường hợp có nhiều đờm và hay phải khạc ra ngoài vào buổi sáng, khả năng người đó mắc bệnh viêm hầu họng, phế quản hoặc viêm phổi.
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần phải đi kiểm tra màu sắc và tính chất của đờm. Đờm trắng, nhớt có thể cảnh báo bạn đang bị nhiễm gió.
Đờm vàng, tương đối đặc và dính là dấu hiệu bạn đang bị nóng hoặc cảm lạnh. Những trường hợp này không đáng lo ngại vì bệnh không nguy hiểm.
Nhưng nếu đờm có máu thì nên đi khám vì đây được xem là dấu hiệu của các căn bệnh về phổi như phổi khô, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi.
Nước tiểu bất thường
Ảnh minh họa
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, không đục. Màu sắc, lượng nước phụ thuộc vào thói quen ăn uống hàng ngày và lượng thức ăn tiêu thụ.
Nếu nước tiểu ít, đậm đặc, vàng sậm cho thấy chị em uống quá ít nước, cần bổ sung thêm.
Nếu ai có thói quen ăn hành tỏi thì nước tiểu của họ có mùi rất khó chịu. Khi nước tiểu có kiến bâu, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Trường hợp đau bụng âm ỉ, đi tiểu liên tục thì có thể là triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu hoặc ung thư bàng quang, ung thư thận.
Đặc biệt, nếu thấy máu tươi lẫn trong nước tiểu thì đừng nên chần chừ, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Khó tiêu hoặc khó nuốt thức ăn
Ảnh minh họa
Gặp phải triệu chứng khó nuốt nhưng sau đó thấy không đau hay viêm họng, nhiều người thường phớt lờ. Nhưng nếu đã thay đổi chế độ ăn uống với các món ăn lỏng nhưng vẫn bị khó nuốt, bạn phải đi khám để phòng ung thư đường tiêu hóa, điển hình là ung thư thực quản.
Triệu chứng khó tiêu diễn ra một thời gian dài không khắc phục được có thể là dấu hiệu ung thư thực quản, vòm họng hoặc dạ dày.
Hiện nay, y văn thế giới ghi nhận khoảng 200 bệnh ung thư. Phổ biến nhất là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng… Mỗi một loại ung thư lại có những dấu hiệu khác nhau, mà nhiều trong số đó dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng sức khỏe thông thường.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư là điều rất quan trọng, giúp việc điều trị bệnh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân chỉ thực sự chú ý và đến bệnh viện kiểm tra khi thấy các dấu hiệu rõ ràng. Khi đó, bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, việc điều trị trở nên khó khăn, thậm chí là không thể điều trị.
Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên kiểm tra sức khỏe hằng năm dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Tầm soát sức khỏe định kỳ giúp chúng ta phát hiện kịp thời những nguy cơ gây bệnh dù đang ở giai đoạn ‘’mầm mống’’.
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dễ dẫn đến chết người nếu không phát hiện và điều trị sớm. Nhiều người thường nghĩ ung thư chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên hoặc lớn hơn, nhưng thực tế cho thấy ung thư ngày càng trẻ hóa và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia về ung bướu, có 3 thời điểm trong ngày mà các dấu hiệu bệnh tật, nhất là ung thư bộc lộ rõ nhất, đó là biểu hiệu trong ăn uống, biểu hiện ban đêm khi ngủ, ba là biểu hiện vào buổi sáng.
Với thời điểm buổi sáng khi vừa thức dậy, cơ thể sẽ trở nên yếu hơn do thiếu dinh dưỡng sau một đêm dài. Cơ thể cũng chưa thích nghi ngay với trạng thái thức dậy, tư thế thay đổi từ nằm sang ngồi hay đi đứng và môi trường xung quanh. Nếu đói bụng, đây còn có thể coi là “trạng thái gốc” của một số cơ quan, khối u cũng “đói” hơn nên dễ bộc lộ ra những dấu hiệu bất thường.
5 dấu hiệu sức khỏe buổi sáng cần được khám sớm để phòng ung thư
Đau đầu khi ngủ dậy buổi sáng
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí thần kinh học journal Neurology, khoảng 77% bệnh nhân ung thư não bị đau đầu, biểu hiện bằng những cơn đau xung quanh đầu, tập trung ở thái dương hay phía sau đầu và cổ.
Các bác sĩ cũng lưu ý, dù đa số cơn đau đầu không phải là u não, nhưng nếu gặp các triệu chứng mới xuất hiện khiến bạn lo lắng, thì cần phải đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân.
Các dấu hiệu nhận biết khác về khối u não có thể bao gồm co giật, cảm thấy yếu, thay đổi tính cách, buồn ngủ, mất trí nhớ, tê và yếu một bên cơ thể, khó nói và thay đổi thị lực.
Hôi miệng bất thường
Ảnh minh họa
Nhiều người có vấn đề hôi miệng sau khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng sau khi uống nước hoặc đánh răng thì không còn mùi hôi nữa. Nguyên nhân có thể do đường tiêu hóa hoặc sức khỏe răng miệng kém. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư. Đặc biệt là mùi hôi miệng trở nên nghiêm trọng và không thể hết hoàn toàn sau khi đánh răng.
Ung thư phổi, ung thư phế quản, đều dẫn đến chứng hôi miệng, kể cả sau khi bạn đánh răng. Những khí mùi này được tạo ra do chất nhầy tích tụ nhiều trong phổi gây ra. Trong đó, người bị ung thư phổi thường kèm theo triệu chứng hôi miệng do acid phân hủy.
Ung thư dạ dày cũng dẫn đến triệu chứng trào ngược, ợ chua và hôi miệng. Ung thư gan khiến chất độc trong cơ thể không được chuyển hóa bình thường, hàm lượng amoniac trong máu tăng dẫn đến hôi miệng và buồn nôn khi ngủ dậy.
Ho đờm dính máu
Ảnh minh họa
Thông thường, khi ngủ dậy, người khỏe mạnh không có đờm hoặc rất ít đờm trong cổ họng. Nên với trường hợp có nhiều đờm và hay phải khạc ra ngoài vào buổi sáng, khả năng người đó mắc bệnh viêm hầu họng, phế quản hoặc viêm phổi.
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần phải đi kiểm tra màu sắc và tính chất của đờm. Đờm trắng, nhớt có thể cảnh báo bạn đang bị nhiễm gió.
Đờm vàng, tương đối đặc và dính là dấu hiệu bạn đang bị nóng hoặc cảm lạnh. Những trường hợp này không đáng lo ngại vì bệnh không nguy hiểm.
Nhưng nếu đờm có máu thì nên đi khám vì đây được xem là dấu hiệu của các căn bệnh về phổi như phổi khô, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi.
Nước tiểu bất thường
Ảnh minh họa
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, không đục. Màu sắc, lượng nước phụ thuộc vào thói quen ăn uống hàng ngày và lượng thức ăn tiêu thụ.
Nếu nước tiểu ít, đậm đặc, vàng sậm cho thấy chị em uống quá ít nước, cần bổ sung thêm.
Nếu ai có thói quen ăn hành tỏi thì nước tiểu của họ có mùi rất khó chịu. Khi nước tiểu có kiến bâu, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Trường hợp đau bụng âm ỉ, đi tiểu liên tục thì có thể là triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu hoặc ung thư bàng quang, ung thư thận.
Đặc biệt, nếu thấy máu tươi lẫn trong nước tiểu thì đừng nên chần chừ, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Khó tiêu hoặc khó nuốt thức ăn
Ảnh minh họa
Gặp phải triệu chứng khó nuốt nhưng sau đó thấy không đau hay viêm họng, nhiều người thường phớt lờ. Nhưng nếu đã thay đổi chế độ ăn uống với các món ăn lỏng nhưng vẫn bị khó nuốt, bạn phải đi khám để phòng ung thư đường tiêu hóa, điển hình là ung thư thực quản.
Triệu chứng khó tiêu diễn ra một thời gian dài không khắc phục được có thể là dấu hiệu ung thư thực quản, vòm họng hoặc dạ dày.
Hiện nay, y văn thế giới ghi nhận khoảng 200 bệnh ung thư. Phổ biến nhất là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng… Mỗi một loại ung thư lại có những dấu hiệu khác nhau, mà nhiều trong số đó dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng sức khỏe thông thường.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư là điều rất quan trọng, giúp việc điều trị bệnh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân chỉ thực sự chú ý và đến bệnh viện kiểm tra khi thấy các dấu hiệu rõ ràng. Khi đó, bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, việc điều trị trở nên khó khăn, thậm chí là không thể điều trị.
Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên kiểm tra sức khỏe hằng năm dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Tầm soát sức khỏe định kỳ giúp chúng ta phát hiện kịp thời những nguy cơ gây bệnh dù đang ở giai đoạn ‘’mầm mống’’.