Sập bẫy lừa đảo vì tính năng SPayLater của Shopee - "Chỉ 1 lần đã đủ khiến tôi sợ hãi cả đời"

Thanh Thúy

Well-known member
Hình thức mua trước trả sau (buy-now-pay-later: BNPL) đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á, nhưng sự phát triển nhanh chóng của nó cũng kéo theo một thị trường chợ đen cho vay ngang hàng, còn được gọi là "rút tiền mặt".

Tháng 6 vừa qua, chị Đặng Thị Hân (21 tuổi), nhân viên spa tại miền Nam Việt Nam, đang cần tiền gấp nên đã tìm đến một nhóm Facebook có tên “Cộng đồng ví Shopee SPayLater”. Tại đây, chị Hân tìm được người đồng ý chuyển khoản nếu chị sử dụng hình thức BNPL trên Shopee để thanh toán hóa đơn điện nước cho họ. Chị Hân đã làm theo hướng dẫn nhưng sau đó người này biến mất.

"Tôi không phải là người duy nhất bị lừa đảo trên Shopee SPayLater - có rất nhiều người khác cũng vậy", chị Hân chia sẻ. Không chỉ riêng Shopee, hàng trăm nhóm Facebook tương tự đã xuất hiện, kết nối người cho vay với người đi vay. Tuy nhiên, người cho vay có thể biến mất mà không thực hiện khoản thanh toán đã hứa và người đi vay đôi khi không thanh toán đầy đủ hóa đơn.

1725179226297.png


Kể từ khi được giới thiệu tại Đông Nam Á vào năm 2018, BNPL đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong giới trẻ và những người không tiếp cận được tín dụng chính thức. Theo Euromonitor International, khoảng 30% dân số từ 15 tuổi trở lên ở Thái Lan và hơn 60% ở Việt Nam và Philippines không có tài khoản ngân hàng hoặc sử dụng dịch vụ ngân hàng hạn chế.

Tuy nhiên, khi BNPL trở nên phổ biến hơn, những lo ngại về nợ nần cũng gia tăng. Hiệp hội FinTech Singapore đã ban hành bộ quy tắc ứng xử BNPL, bao gồm các biện pháp bảo vệ như giới hạn khoản nợ tồn đọng, giới hạn phí và công khai minh bạch “để giảm thiểu rủi ro người tiêu dùng mắc nợ quá mức”. Ngân hàng Kasikorn của Thái Lan, đơn vị vận hành KPayLater, cho biết họ sẽ ngừng chấp nhận người dùng BNPL mới vì không thể xác định “mức thu nhập của khách hàng tiềm năng”.

Cục Tín dụng Quốc gia Thái Lan kêu gọi các nhà cung cấp BNPL cải thiện biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống để tạo ra các khoản vay phi chính thức. Điều này có thể khuyến khích cho vay nặng lãi và làm trầm trọng thêm tình trạng nợ hộ gia đình vốn đã rất cao ở quốc gia này.

1725179257890.png


Theo Huy Phạm, giảng viên tài chính tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) Việt Nam, hình thức rút tiền mặt BNPL hấp dẫn cá nhân vì "nó cho phép tiếp cận tiền mặt nhanh chóng và lãi suất thấp" so với cho vay truyền thống. Nhưng hoạt động này chưa được kiểm soát và những người bị lừa đảo không được pháp luật bảo vệ.

IDC Financial Insights dự báo thanh toán BNPL trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á, trị giá 3,1 tỷ USD vào năm 2022, sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2027. Nguyễn Anh Cường, Giám đốc điều hành Fundiin, một nhà cung cấp BNPL tại Việt Nam, cho rằng một số công ty thương mại điện tử có thể đang nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng rút tiền mặt vì “họ muốn mở rộng quy mô nhanh chóng".

Về mặt kỹ thuật, các nền tảng không cho phép rút tiền mặt BNPL. Tuy nhiên, một số người dùng tin rằng họ đang hành xử có trách nhiệm. Tuy nhiên, việc người vay không trả được nợ đúng hạn và các vụ lừa đảo tinh vi ngày càng gia tăng là hồi chuông cảnh báo về mặt trái của hình thức BNPL.

Chị Hân, nạn nhân của vụ lừa đảo, đã đăng cảnh báo về kẻ lừa đảo lên nhóm Facebook SPayLater kèm theo ảnh chụp màn hình. Để tránh bị SPayLater tính phí trả chậm, chị đã phải vay tiền từ các ứng dụng cho vay khác. "Mọi người nên cảnh giác và suy nghĩ kỹ trước khi rút tiền mặt", chị Hân nói. "Chỉ 1 lần đã đủ khiến tôi sợ hãi cả đời."
 
Bên trên