vũ thành trần vương
Well-known member
Ứng dụng miễn phí có khả năng phát hiện các số điện thoại, mã QR, số tài khoản lừa đảo để người dùng tránh tương tác, giảm nguy cơ bị lừa đảo.
Phần mềm hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, vừa được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia giới thiệu tại Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, ngày 13/5.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ của hiệp hội, ngoài 24 hình thức lừa đảo phổ biến được cảnh báo tới người dân thời gian qua, thực tế sẽ có vô số biến thể khác mà kẻ gian có thể thay đổi hoặc kết hợp nhiều hình thức khác nhau để tấn công người dùng.
Tuy nhiên qua phân tích, các chuyên gia đánh giá những hình thức lừa đảo này luôn xoay quanh năm yếu tố chính, bao gồm: số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, mã độc trong phần mềm, mã QR.
"Đây là các chốt chặn quan trọng giúp người dân có thể phòng chống lừa đảo", ông Sơn nói, cho biết phần mềm sẽ được xây dựng dựa trên việc phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra năm "chốt chặn" này.
Minh họa tính năng kiểm tra số tài khoản có dấu hiệu lừa đảo hay không. Ảnh: Minh Sơn
Cụ thể, khi nhận cuộc gọi, tin nhắn, đường link, mã QR tải phần mềm, hay số tài khoản để chuyển tiền, người dùng có thể sử dụng app để kiểm tra liệu các thông tin trên dấu hiệu lừa đảo hay không, từ đó cân nhắc trong việc tương tác.
Tại sự kiện, ông Sơn dành khoảng 10 phút để dùng thử và chia sẻ các tính năng của phần mềm. Các tính năng phát hiện lừa đảo hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, để hoạt động thực sự hiệu quả, điểm quan trọng trong một phần mềm phát hiện lừa đảo là dữ liệu.
Theo ông Sơn, ứng dụng sẽ được kết nối và liên tục cập nhật với cơ sở dữ liệu về lừa đảo từ Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước các công ty an ninh mạng trong hiệp hội. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chủ động phản ánh lừa đảo trực tiếp tới cơ quan chuyên môn thông qua app. Điều này giúp đơn giản hóa thủ tục và thuận tiện hơn so với phương pháp báo cáo truyền thống.
Phần mềm dự kiến sẽ vào giai đoạn thử nghiệm Beta vào tháng 6, trước khi hoàn thiện và đưa lên kho ứng dụng vào tháng 7, hỗ trợ cả iOS và Android.
"Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong sáu tháng đầu năm 2024. Dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội", ông Sơn khẳng định.
Phần mềm hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, vừa được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia giới thiệu tại Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, ngày 13/5.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ của hiệp hội, ngoài 24 hình thức lừa đảo phổ biến được cảnh báo tới người dân thời gian qua, thực tế sẽ có vô số biến thể khác mà kẻ gian có thể thay đổi hoặc kết hợp nhiều hình thức khác nhau để tấn công người dùng.
Tuy nhiên qua phân tích, các chuyên gia đánh giá những hình thức lừa đảo này luôn xoay quanh năm yếu tố chính, bao gồm: số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, mã độc trong phần mềm, mã QR.
"Đây là các chốt chặn quan trọng giúp người dân có thể phòng chống lừa đảo", ông Sơn nói, cho biết phần mềm sẽ được xây dựng dựa trên việc phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra năm "chốt chặn" này.
Minh họa tính năng kiểm tra số tài khoản có dấu hiệu lừa đảo hay không. Ảnh: Minh Sơn
Cụ thể, khi nhận cuộc gọi, tin nhắn, đường link, mã QR tải phần mềm, hay số tài khoản để chuyển tiền, người dùng có thể sử dụng app để kiểm tra liệu các thông tin trên dấu hiệu lừa đảo hay không, từ đó cân nhắc trong việc tương tác.
Tại sự kiện, ông Sơn dành khoảng 10 phút để dùng thử và chia sẻ các tính năng của phần mềm. Các tính năng phát hiện lừa đảo hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, để hoạt động thực sự hiệu quả, điểm quan trọng trong một phần mềm phát hiện lừa đảo là dữ liệu.
Theo ông Sơn, ứng dụng sẽ được kết nối và liên tục cập nhật với cơ sở dữ liệu về lừa đảo từ Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước các công ty an ninh mạng trong hiệp hội. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chủ động phản ánh lừa đảo trực tiếp tới cơ quan chuyên môn thông qua app. Điều này giúp đơn giản hóa thủ tục và thuận tiện hơn so với phương pháp báo cáo truyền thống.
Phần mềm dự kiến sẽ vào giai đoạn thử nghiệm Beta vào tháng 6, trước khi hoàn thiện và đưa lên kho ứng dụng vào tháng 7, hỗ trợ cả iOS và Android.
"Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong sáu tháng đầu năm 2024. Dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội", ông Sơn khẳng định.