Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Sau tuổi 40, đây là nhóm tuổi nhóm tuổi được xác định mắc bệnh xương khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người.
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh xương khớp thường cảm giác đau, khó chịu hơn vào mùa lạnh, nhất là người trung và cao tuổi. Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.
Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Ảnh minh họa
Theo giải thích của các chuyên gia về lĩnh vực xương khớp thì, khi thời tiết trở lạnh, không khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông rồi thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại. Lúc này thì sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp, thoái hóa khớp, làm người bệnh cảm thấy đau nhức hơn bình thường.
Tuổi nào dễ bị đau xương khớp?
Nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.
Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.
Cần làm gì để giảm cơn đau đau nhức xương khớp?
Bệnh xương khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa đặc biệt là mùa đông - xuân khi thời tiết lạnh ẩm. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Người bệnh cũng có thể tự mình chữa bệnh cho mình bằng cách chườm ấm bằng túi chườm nóng, tắm nước ấm, xoa bóp... Trong trường hợp dùng đèn hồng ngoại thì nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút.
4 cách phòng ngừa cơn đau nhức xương khớp tái phát
Ảnh minh họa
Giảm cân
Người có cân nặng càng nặng thì áp lực lên các khớp càng lớn. Đặc biệt là lưng, hông, đầu gối và bàn chân. Do đó, nếu bạn đang thừa cân, việc đầu tiên bạn nên làm để ngăn ngừa bệnh xương khớp là giảm cân.
Tập thể dục
Vận động và tập thể dục ở mức độ vừa phải giúp tăng độ dẻo dai của cơ bắp, lưu thông máu và tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn. Cơ bắp khỏe hơn giúp giảm căng thẳng cho các khớp khi vận động.
Vận động đúng tư thế
Giữ cơ thể ở tư thế thẳng sẽ giúp giảm tiếp xúc giữa hai bề mặt sụn, giảm thiểu áp lực, giúp bảo vệ khớp khỏi những căng thẳng không cần thiết.
Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Sắp xếp công việc hợp lý, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Tránh nằm, ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài. Tuần hoàn máu có thể bị đình trệ và có thể gây ra cứng khớp.
Ngoài ra, để tái tạo sụn khớp và tăng độ dẻo dai, bạn cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu có lợi cho xương khớp.
7 nhóm thực phẩm không nên ăn khi đang đau nhức xương khớp
Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) khuyến cáo người bệnh xương khớp kiêng ăn các loại thực phẩm dưới đây vì có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn:
Ảnh minh họa
Hải sản
Hải sản được đề cập đến đầu tiên trong danh sách bởi tính hàn cao trong hầu hết các loại cá, tôm, mực,... Nguyên nhân đó sẽ làm tình trạng đau, sưng xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy cần kiêng ăn hải sản để bệnh xương khớp đỡ hơn.
Tùy theo từng loại bệnh mà sẽ có các loại hải sản khác nhau cần tránh sử dụng. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ cho bạn lời khuyên tốt cho chế độ ăn uống của mình.
Thịt gà
Trong thành phần thịt gà, đặc biệt hơn cả là da gà có chứa nhiều chất kẽm, có khả năng làm phá vỡ cấu trúc sụn khiến các khớp trở nên yếu hơn, có thể làm nghiêm trọng hơn cơn đau xương khớp. Đây cũng là một thực phẩm mà người bệnh xương khớp kiêng ăn
Thịt đỏ và nội tạng động vật
Các loại thịt động vật có màu đỏ tươi như thịt bò cũng có tác động đến tình trạng bệnh đau xương khớp. Trong nội tạng động vật có chứa nhiều photpho nên khi sau khi ăn vào, người bệnh sẽ có cảm giác các cơn đau đến dồn dập từ bên trong khớp. Để bớt đau xương khớp nên kiêng ăn loại thực phẩm này.
Thực phẩm chế biến sẵn
Trong các thực phẩm được chế biến sẵn như xúc xích có chứa nhiều photpho và các chất béo bão hòa là một trong những món mà bệnh xương khớp kiêng ăn. Những chất này có khả năng gây phản ứng viêm, thúc đẩy tiểu cầu kết dính gây đau đớn. Cho nên người bệnh cần kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn để bệnh xương khớp đỡ hơn.
Ngoài ra sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn về lâu dài cũng không tốt cho sức khỏe: làm tăng huyết áp, mỡ trong máu và tiểu đường.
Thực phẩm lên men và đồ uống có cồn
Ăn nhiều thực phẩm lên men như rau cải muối chua, cà muối chua sẽ gây đau nhức xương khớp nặng thêm do loại thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản.
Sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có tác động tiêu cực về mọi mặt lên cơ thể chứ không chỉ là xương khớp, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở độ tuổi trưởng thành và trung niên.
Đồ ăn nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, bánh quy, bánh bông lan… có tác động thay đổi các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này vô tình khiến cho tình trạng viêm sưng xương khớp tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi. Để bớt đau xương khớp nên kiêng ăn đồ ăn nhiều đường bạn nhé!
Đồ ăn nhiều muối
Muối là gia vị chính trong bữa ăn hằng ngày, có chức năng giúp cơ thể giữ nước cho các hoạt động cần thiết trong cơ thể. Thế đối với những người bị đau nhức xương khớp, hàm lượng natri cao trong muối nếu dùng nhiều có thể khiến các tế bào bị sưng lên do bị tích quá nhiều nước, chèn ép lên xương và khớp.
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh xương khớp thường cảm giác đau, khó chịu hơn vào mùa lạnh, nhất là người trung và cao tuổi. Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.
Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Ảnh minh họa
Theo giải thích của các chuyên gia về lĩnh vực xương khớp thì, khi thời tiết trở lạnh, không khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông rồi thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại. Lúc này thì sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp, thoái hóa khớp, làm người bệnh cảm thấy đau nhức hơn bình thường.
Tuổi nào dễ bị đau xương khớp?
Nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.
Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.
Cần làm gì để giảm cơn đau đau nhức xương khớp?
Bệnh xương khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa đặc biệt là mùa đông - xuân khi thời tiết lạnh ẩm. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Người bệnh cũng có thể tự mình chữa bệnh cho mình bằng cách chườm ấm bằng túi chườm nóng, tắm nước ấm, xoa bóp... Trong trường hợp dùng đèn hồng ngoại thì nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút.
4 cách phòng ngừa cơn đau nhức xương khớp tái phát
Ảnh minh họa
Giảm cân
Người có cân nặng càng nặng thì áp lực lên các khớp càng lớn. Đặc biệt là lưng, hông, đầu gối và bàn chân. Do đó, nếu bạn đang thừa cân, việc đầu tiên bạn nên làm để ngăn ngừa bệnh xương khớp là giảm cân.
Tập thể dục
Vận động và tập thể dục ở mức độ vừa phải giúp tăng độ dẻo dai của cơ bắp, lưu thông máu và tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn. Cơ bắp khỏe hơn giúp giảm căng thẳng cho các khớp khi vận động.
Vận động đúng tư thế
Giữ cơ thể ở tư thế thẳng sẽ giúp giảm tiếp xúc giữa hai bề mặt sụn, giảm thiểu áp lực, giúp bảo vệ khớp khỏi những căng thẳng không cần thiết.
Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Sắp xếp công việc hợp lý, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Tránh nằm, ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài. Tuần hoàn máu có thể bị đình trệ và có thể gây ra cứng khớp.
Ngoài ra, để tái tạo sụn khớp và tăng độ dẻo dai, bạn cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu có lợi cho xương khớp.
7 nhóm thực phẩm không nên ăn khi đang đau nhức xương khớp
Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) khuyến cáo người bệnh xương khớp kiêng ăn các loại thực phẩm dưới đây vì có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn:
Ảnh minh họa
Hải sản
Hải sản được đề cập đến đầu tiên trong danh sách bởi tính hàn cao trong hầu hết các loại cá, tôm, mực,... Nguyên nhân đó sẽ làm tình trạng đau, sưng xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy cần kiêng ăn hải sản để bệnh xương khớp đỡ hơn.
Tùy theo từng loại bệnh mà sẽ có các loại hải sản khác nhau cần tránh sử dụng. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ cho bạn lời khuyên tốt cho chế độ ăn uống của mình.
Thịt gà
Trong thành phần thịt gà, đặc biệt hơn cả là da gà có chứa nhiều chất kẽm, có khả năng làm phá vỡ cấu trúc sụn khiến các khớp trở nên yếu hơn, có thể làm nghiêm trọng hơn cơn đau xương khớp. Đây cũng là một thực phẩm mà người bệnh xương khớp kiêng ăn
Thịt đỏ và nội tạng động vật
Các loại thịt động vật có màu đỏ tươi như thịt bò cũng có tác động đến tình trạng bệnh đau xương khớp. Trong nội tạng động vật có chứa nhiều photpho nên khi sau khi ăn vào, người bệnh sẽ có cảm giác các cơn đau đến dồn dập từ bên trong khớp. Để bớt đau xương khớp nên kiêng ăn loại thực phẩm này.
Thực phẩm chế biến sẵn
Trong các thực phẩm được chế biến sẵn như xúc xích có chứa nhiều photpho và các chất béo bão hòa là một trong những món mà bệnh xương khớp kiêng ăn. Những chất này có khả năng gây phản ứng viêm, thúc đẩy tiểu cầu kết dính gây đau đớn. Cho nên người bệnh cần kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn để bệnh xương khớp đỡ hơn.
Ngoài ra sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn về lâu dài cũng không tốt cho sức khỏe: làm tăng huyết áp, mỡ trong máu và tiểu đường.
Thực phẩm lên men và đồ uống có cồn
Ăn nhiều thực phẩm lên men như rau cải muối chua, cà muối chua sẽ gây đau nhức xương khớp nặng thêm do loại thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản.
Sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có tác động tiêu cực về mọi mặt lên cơ thể chứ không chỉ là xương khớp, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở độ tuổi trưởng thành và trung niên.
Đồ ăn nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, bánh quy, bánh bông lan… có tác động thay đổi các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này vô tình khiến cho tình trạng viêm sưng xương khớp tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi. Để bớt đau xương khớp nên kiêng ăn đồ ăn nhiều đường bạn nhé!
Đồ ăn nhiều muối
Muối là gia vị chính trong bữa ăn hằng ngày, có chức năng giúp cơ thể giữ nước cho các hoạt động cần thiết trong cơ thể. Thế đối với những người bị đau nhức xương khớp, hàm lượng natri cao trong muối nếu dùng nhiều có thể khiến các tế bào bị sưng lên do bị tích quá nhiều nước, chèn ép lên xương và khớp.