linh_449
Linh Linhh
"Ngày hôm nay nếu bạn mỉm cười được, thảnh thơi được, an trú trong hiện tại, vui hưởng được từng bước chân, từng tách trà và từng nụ cười thì cái vốn liếng hạnh phúc ngày hôm nay sẽ làm ra cái vốn liếng hạnh phúc cho ngày mai." - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
-----
Trong giáo lý nhà Phật, tâm tham ái được diễn giải là “thèm muốn” và “yêu thích”, tức là một cái tâm chưa được thỏa mãn cứ luôn kiếm tìm và khát khao. Chắc chắn đây là cảm nhận của tất thảy chúng ta.
Ta cần hiểu được một điều quan trọng rằng: mọi người sinh ra đều có bản tâm thanh tịnh. Nhưng ngoại cảnh chi phối, sinh tâm động. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.
Nếu ta không chấp nhận thực tế đó mà lại chấp nhận lòng tham ái thì tâm trí ta sẽ luôn bị kiểm soát bởi sự không hài lòng, mãi đeo bám một sự thay đổi trong cuộc đời. Ai đó nhìn lại quá khứ và than thở rằng: “Dạo này tôi chán quá, ngày xưa vui hơn nhiều!”; ai đó đổi công việc liên tục vì cảm thấy mình không thích hợp với việc hiện tại; ai đó chạy theo những mối nguy hiểm hoặc rủi ro như gian lận và lừa đảo; ai đó tự kiêu khi cho rằng bản thân mình sẽ không bao giờ như thế này hay thế kia;...
Cuộc đời sẽ có những cái gọi là “lần sau” nếu như chúng ta mong cầu. Tuy nhiên, Đức Phật đã dạy chúng ta hiểu rằng: không phải cứ cầu là được và tâm dao động là điều vô ích.
Vài người có thể nghĩ rằng sống mà không có ước mơ như thế thật vô vị. Tuy nhiên, nếu ta hiểu được rằng lòng người vốn tham lam và không ngừng mong cầu thì sẽ có một sự thay đổi bí ẩn xảy ra trong tâm trí ta. Như vậy, tự ta sẽ giảm bớt được cảm giác thiếu thốn, khát khao vô bổ, đi tới một kết luận rằng: cuộc sống vốn là thế.
- Trích "Siêu lý trí của Đức Phật: Để mọi lo lắng đều tan biến"
-----
Trong giáo lý nhà Phật, tâm tham ái được diễn giải là “thèm muốn” và “yêu thích”, tức là một cái tâm chưa được thỏa mãn cứ luôn kiếm tìm và khát khao. Chắc chắn đây là cảm nhận của tất thảy chúng ta.
Ta cần hiểu được một điều quan trọng rằng: mọi người sinh ra đều có bản tâm thanh tịnh. Nhưng ngoại cảnh chi phối, sinh tâm động. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.
Nếu ta không chấp nhận thực tế đó mà lại chấp nhận lòng tham ái thì tâm trí ta sẽ luôn bị kiểm soát bởi sự không hài lòng, mãi đeo bám một sự thay đổi trong cuộc đời. Ai đó nhìn lại quá khứ và than thở rằng: “Dạo này tôi chán quá, ngày xưa vui hơn nhiều!”; ai đó đổi công việc liên tục vì cảm thấy mình không thích hợp với việc hiện tại; ai đó chạy theo những mối nguy hiểm hoặc rủi ro như gian lận và lừa đảo; ai đó tự kiêu khi cho rằng bản thân mình sẽ không bao giờ như thế này hay thế kia;...
Cuộc đời sẽ có những cái gọi là “lần sau” nếu như chúng ta mong cầu. Tuy nhiên, Đức Phật đã dạy chúng ta hiểu rằng: không phải cứ cầu là được và tâm dao động là điều vô ích.
Vài người có thể nghĩ rằng sống mà không có ước mơ như thế thật vô vị. Tuy nhiên, nếu ta hiểu được rằng lòng người vốn tham lam và không ngừng mong cầu thì sẽ có một sự thay đổi bí ẩn xảy ra trong tâm trí ta. Như vậy, tự ta sẽ giảm bớt được cảm giác thiếu thốn, khát khao vô bổ, đi tới một kết luận rằng: cuộc sống vốn là thế.
- Trích "Siêu lý trí của Đức Phật: Để mọi lo lắng đều tan biến"
Đính kèm
-
129.5 KB Xem: 62