Siêu trăng đầu tiên trong năm 2023 sẽ diễn ra hôm nay, ở Việt Nam có quan sát được?

Daily News

Daily With Vincent
Top Poster Of Month
Chiều tối nay 3/7, thế giới chứng kiến siêu trăng đầu tiên của năm 2023, mở đầu cho chuỗi 4 siêu trăng liên tiếp trong năm 2023.

Chiều tối nay 3/7, thế giới chứng kiến siêu trăng đầu tiên của năm 2023, mở đầu cho chuỗi 4 siêu trăng liên tiếp trong năm 2023.

Theo thông tin từ Hội thiên văn Hà Nội, chiều tối nay 3/7 sẽ diễn ra một hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị, cũng là 1 trong những hiện tượng được mong chờ nhất trong năm - Siêu trăng tháng 7.



Siêu trăng đầu tiên trong năm 2023 sẽ diễn ra hôm nay, ở Việt Nam có quan sát được? - Ảnh 1.
Siêu Trăng và Trăng Siêu Nhỏ. Tác giả: Catalin Paduraru



Theo Space.com, với siêu trăng tháng 7, Mặt trăng sẽ chỉ cách Trái đất 361.934 km so với khoảng cách trung bình của nó là khoảng 382.900 km. Với khoảng cách này, Mặt trăng sẽ ở sát vị trí gần nhất với Trái đất nên trông có vẻ to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hưu bởi trong thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc. Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm. Đây cũng là Siêu Trăng lần đầu tiên trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2023.

Space cho biết thêm, siêu trăng ngày 3/7 sẽ đánh dấu một loạt bốn siêu trăng liên tiếp trong năm 2023 khi sẽ có 2 siêu trăng rơi vào tháng 8 (siêu trăng Đỏ 2/8, siêu trăng Xanh 31/8) và 1 siêu trăng vào tháng 9 (siêu trăng thu hoạch 30/9).

Siêu trăng chiều tối nay sẽ đạt cực đại vào khoảng 18:39 theo giờ Việt Nam. Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát siêu trăng, do Mặt Trời đã lặn.



Siêu trăng đầu tiên trong năm 2023 sẽ diễn ra hôm nay, ở Việt Nam có quan sát được? - Ảnh 2.
Ảnh minh hoạ: Nguồn: Reuters



Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát 2 hiện tượng trên bằng mắt thường ở bất cứ địa điểm nào, song phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.


Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, vùng đồng bằng Bắc Bộ (trong đó cỏ Thủ đô Hà Nội) và Trung Bộ là 2 khu vực có khả năng quan sát được hiện tượng thú vị này. Với thời tiết ngày nắng, ít mây, đêm không mưa, những khu vực này có thể quan sát được hiện tượng này.

Trong khi đó, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, thời gian xảy ra mưa dông tập trung vào chiều và tối, dẫn đến khó có thể quan sát hiện tượng này.

Để quan sát hiện tượng này, không cần quá nhiều thiết bị bởi hoàn toàn quan sát bằng mắt thường, những gì bạn thực sự cần là bầu trời quang đãng.

Tìm một điểm ngắm cảnh hẻo lánh, cách xa ánh đèn thành phố. Khi đến địa điểm, mắt của bạn có thể mất 15 đến 20 phút để làm quen với bóng tối.

Cùng với siêu trăng, trong tháng 7, người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarids.

Có nguồn gốc từ những mảnh vụn của sao chổi Marsden và Kracht, mưa sao băng Delta Aquarids diễn ra từ 12/7 đến 23/8 hàng năm, đạt cực đại vào đêm ngày 29/7, rạng sáng ngày 30/7 với tần suất khoảng 20 vệt sao băng một giờ.

Siêu trăng là gì

Được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.

Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).

So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.
 
Bên trên