Ngọc Vàng
Well-known member
Sinh viên đi làm thêm sau thời gian học tập tại giảng đường đại học đang là hiện tượng phổ biến trong đời sống sinh viên Việt Nam hiện nay. Việc làm thêm không những giúp sinh viên có thêm khoản thu nhập để trang trải cho việc học tập mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xát thực tế, xây dựng các mối quan hệ xã hội, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp tuyển dụng và còn giúp sinh viên hiểu được giá trị của đồng tiền. Đã có rất nhiều sinh viên không còn xem mục đích quan trọng nhất của việc đi làm thêm là thu nhập nữa. Việc học tập và rèn luyện bốn năm tại trường cung cấp khá nhiều những kiến thức lý thuyết nhưng thực hành chưa nhiều, trong khi đó nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển dụng được người lao động có kinh nghiệm làm việc, cho nên kinh nghiệm đối với một sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường là vô cùng quý báu. Mặt khác, sinh viên đi làm thêm còn học được rất nhiều đáng quý trong cuộc sống như cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ giữa chủ và nhân viên. Tuy nhiên, việc đi làm thêm của sinh viên hiện nay, có những ảnh hưởng không hề nhỏ đến thời gian, kết quả học tập, chậm thời gian ra trường, sức khỏe của sinh viên… Vì vậy, việc cân đối giữa thời gian học tập với thời gian đi làm thêm là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên.
1. Những nguyên nhân thúc đẩy việc đi làm thêm của sinh viên
Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn xã hội, để phục vụ công việc sau này. Ngày nay, nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao từ phía những sinh viên ra trường, bởi vì họ có nhiều sự lựa chọn, trên thị trường sức lao động cung đang lớn hơn cầu và đang cạnh tranh gay gắt. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển dụng được người lao động có chuyên môn tốt, có kỹ năng xử lý công việc và có kinh nghiệm làm việc, kiến thức thực tế. Vì vậy, việc học tập tại trường là không đủ đối với sinh viên, để hoàn thiện bản thân, trang bị những kiến thức thực tế, nhiều sinh viên đã lựa chọn việc đi làm thêm.
Thứ hai, do hoàn cảnh gia đình, mong muốn có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống, cách học và cách kiếm việc làm. Sinh viên hiện nay luôn phải năng động, linh hoạt và nhạy bén trong guồng quay của cơ chế thị trường. Trước những khó khăn của cuộc sống tại các thành phố lớn như: sự leo thang của giá cả sinh hoạt, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền học…, họ không thể thụ động trông chờ vào gia đình. Sinh viên đã tự đi kiếm việc làm thêm như một giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn của cuộc sống.
Thứ ba, xuất phát từ lý do không muốn lãng phí thời gian nhàn rỗi, nên nhiều sinh viên đi làm thêm. Hiện nay, đa phần các trường đại học đều học theo mô hình đào tạo tín chỉ. Vì vậy, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian, kế hoạch học tập của mình. Không muốn lãng phí thời gian, một số bạn sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm.
Thứ tư, sinh viên muốn tự khẳng định mình và mong muốn mở rộng mối quan hệ xã hội. Sinh viên có những nét tâm lý điển hình so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá, muốn khẳng định giá trị bản thân, có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Bên cạnh đó, hiện nay sinh viên đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vì vậy, đã có không ít các bạn sinh viên đã vươn lên khẳng định mình, tạo dựng một lối sống tự lập, lối sống mở, không muốn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình.
2. Những tác động của việc đi làm thêm đối với sinh viên
2.1. Những tác động tích cực
Thứ nhất, việc đi làm thêm của sinh viên giúp cải thiện thu nhập.
Hiện tượng đi làm thêm của sinh viên hiện nay không còn xa lạ hay hiếm thấy nữa. Làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống sinh viên, có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên hiện nay. Sinh viên đi làm thêm, lý do họ đi làm thêm là vô kể nhưng lý do chính là cải thiện tài chính, để đỡ đần một phần nào đó cho gia đình.
Đây là một trong những lý do hàng đầu thôi thúc sinh viên đi làm thêm hiện nay. Hầu hết sinh viên đều muốn tăng thêm thu nhập hàng tháng cho bản thân mà không phải xin tiền bố mẹ để có thể chi tiêu vào những mục đích cá nhân và làm những điều mà bản thân yêu thích. Chính vì vậy, lựa chọn đi làm thêm với động lực kiếm tiền đã thôi thúc sinh viên, từ đó tăng thêm khả năng tự lập và có sự nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm của bản thân với gia đình.
Thứ hai, đi làm thêm giúp luyện tập kỹ năng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.
Khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có cơ hội luyện được khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc vì vừa phải đảm bảo việc học vừa cân đối thời gian cho việc đi làm thêm. Nhiều sinh viên vì không biết cách cân đối thời gian mà bị rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi vào những ngày đầu mới đi làm thêm nhưng lâu dần, chính điều này sẽ giúp các bạn tự hình thành kỹ năng làm nhiều công việc cùng một lúc. Không những thế, đi làm thêm còn giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng sống quý báu cho bản thân, giúp kỹ năng giao tiếp tự tin hơn, nhanh nhẹn, linh hoạt, năng động và khẳng định được giá trị bản thân... Bên cạnh đó, đi làm thêm giúp sinh viên có cái nhìn thực tế, đa chiều. Có thể thấy nhiều sinh viên mới ra trường, sẽ cảm thấy rất bối rối khi bắt đầu công việc của mình và đều nhận định rằng, những điều gì mình học không giống với công việc mình làm. Vì vậy, nếu sinh viên có được một công việc làm thêm trước khi ra trường, sẽ giúp sinh viên thích ứng với công việc và môi trường làm việc tương tự như công việc mà các bạn sẽ làm sau này. Ngoài ra, còn giúp sinh viên khai thác hết khả năng của bản thân của mình. Từ việc đi làm thêm, sinh viên sẽ có cơ hội để tìm ra điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân để thích ứng với công việc sau này.
Thứ ba, đi làm thêm giúp sinh viên rèn luyện quản lý thời gian hiệu quả
Khi quyết định đi làm thêm, lịch trình của sinh viên sẽ bận rộn hơn rất nhiều, quỹ thời gian cũng vì thế mà trở nên eo hẹp hơn. Trong khi còn việc học, những hoạt động ngoại khóa và những dự định của bản thân. Từ đó sinh viên sẽ biết quý và trân trọng thời gian của mình hơn, dần hình thành nên kỹ năng quản lý thời gian một cách triệt để, mang lại hiệu quả tốt nhất trong mọi công việc mà bạn đảm nhiệm. Vậy nên, bạn cần phải có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn thành tốt việc học ở trường lớp. Có một công việc khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình một cách hiệu quả hơn nhiều, ngay cả khi bạn không làm việc. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm còn giúp sinh viên trang bị kỹ năng quản lý bản thân, hình thành nề nếp, kỷ luật, tác phong trong công việc như: đi làm luôn đúng giờ, về đúng giờ, làm việc tập trung, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc,…
Thứ tư, giúp sinh viên tạo dựng được thêm nhiều mối quan hệ xã hội.
Có một công việc mới đồng nghĩa là sinh viên sống trong một môi trường mới với những con người hoàn toàn mới mẻ. Xu hướng cởi mở của giới trẻ trong thời đại năng động với các công việc làm thêm sẽ giúp cho sinh viên nhanh chóng có cơ hội quen biết được nhiều mối quan hệ. Gặp gỡ và trao đổi với những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc hơn, từ những mối quan hệ này mà sinh viên lại có được một công việc tốt cho tương lai sau này.
Thứ năm, cải thiện được kỹ năng giao tiếp.
Điều này sẽ giúp sinh viên làm hài lòng được nhiều người xung quanh hay thậm chí cả sếp của mình, công việc sau này của sinh viên sẽ phát triển hơn khi có khả năng ăn nói lưu loát, tự tin. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp sinh viên nói những từ xin lỗi cảm ơn phù hợp hơn, nói chuyện làm người khác cảm thấy thỏa mái, có thể giúp sinh viên trở thành hình mẫu lý tưởng của nhiều người khác nhờ tài ăn nói khéo léo. Vì vậy, cải thiện cho mình khả năng giao tiếp khi đi làm thêm những công việc như phục vụ, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tư vấn,... là một trong những tác động tích cực của việc làm thêm đối với sinh viên.
2.2. Những tác động tiêu cực
Đi làm thêm được ví như “con dao hai lưỡi”, bên cạnh những tác động tích cực của việc đi làm thêm đối với sinh viên, thì việc đi làm thêm hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập và tác động tiêu cực đối với sinh viên. Thực tế đã cho thấy rất nhiều bạn sinh viên bị cuốn vào vòng xoáy của kiếm tiền từ việc đi làm thêm dẫn tới những hệ lụy mà hiện nay các bạn phải đang gồng mình để giải quyết hậu quả. Qua khảo sát và thống kê việc đi làm thêm của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập. Một số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm làm cho kết quả học đi xuống so với trước khi đi làm thêm. Việc đi làm thêm không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến thời gian tự học, tự nghiên cứu và phân tâm học tập trên giảng đường của sinh viên.
Bên cạnh đó vấn đề nợ lương, quỵt lương cũng là một hiện tượng mặt trái của vấn đề đi làm thêm. Đối với sinh viên việc chậm lương là cả một vấn đề lớn bởi đó là “lương thực” của họ trong tháng tiếp theo. Có những chủ cửa hàng do làm ăn thua lỗ, hoặc là muốn giữ chân nhân viên nên đã giữ lại một phần số tiền lương của họ, hay họ đưa ra những nội dung quy định khắt khe để bắt lỗi sinh viên để trừ lương… Đặc biệt, các bạn sinh viên đi làm thêm còn phải đối diện với những cám dỗ vật chất, những “cạm bẫy”, tệ nạn xã hội, khiến các bạn sinh viên đưa chân vào “vũng bùn” lúc nào không hay. Một số sinh viên tham gia kinh doanh đa cấp biến tướng, chỉ vì hám lợi mà xa đà vào lừa đảo bạn bè, người thân. Hoặc có những bạn đi làm công việc không lành mạnh trái với đạo đức, luân lý. Không những ảnh hưởng đến bản thân mà còn làm mất niềm tin từ những người thân xung quanh mình, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của nhà trường.
Tóm lại, việc làm thêm của sinh viên có tác động hai mặt rõ nét, bên cạnh những điều tích cực, thì tác động tiêu cực của vấn đề làm thêm đối với sinh viên cũng là vô cùng lớn, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó tác động trực tiếp tới tiến độ ra trường và chất lượng, kết quả đào tạo của nhà trường. Vì vậy, việc nhìn nhận vấn đề đi làm thêm của sinh viên cần phải có sự đánh giá khách quan, tổng thể, đứng trên nhiều góc độ khác nhau.
NQ
1. Những nguyên nhân thúc đẩy việc đi làm thêm của sinh viên
Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn xã hội, để phục vụ công việc sau này. Ngày nay, nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao từ phía những sinh viên ra trường, bởi vì họ có nhiều sự lựa chọn, trên thị trường sức lao động cung đang lớn hơn cầu và đang cạnh tranh gay gắt. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển dụng được người lao động có chuyên môn tốt, có kỹ năng xử lý công việc và có kinh nghiệm làm việc, kiến thức thực tế. Vì vậy, việc học tập tại trường là không đủ đối với sinh viên, để hoàn thiện bản thân, trang bị những kiến thức thực tế, nhiều sinh viên đã lựa chọn việc đi làm thêm.
Thứ hai, do hoàn cảnh gia đình, mong muốn có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống, cách học và cách kiếm việc làm. Sinh viên hiện nay luôn phải năng động, linh hoạt và nhạy bén trong guồng quay của cơ chế thị trường. Trước những khó khăn của cuộc sống tại các thành phố lớn như: sự leo thang của giá cả sinh hoạt, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền học…, họ không thể thụ động trông chờ vào gia đình. Sinh viên đã tự đi kiếm việc làm thêm như một giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn của cuộc sống.
Thứ ba, xuất phát từ lý do không muốn lãng phí thời gian nhàn rỗi, nên nhiều sinh viên đi làm thêm. Hiện nay, đa phần các trường đại học đều học theo mô hình đào tạo tín chỉ. Vì vậy, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian, kế hoạch học tập của mình. Không muốn lãng phí thời gian, một số bạn sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm.
Thứ tư, sinh viên muốn tự khẳng định mình và mong muốn mở rộng mối quan hệ xã hội. Sinh viên có những nét tâm lý điển hình so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá, muốn khẳng định giá trị bản thân, có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Bên cạnh đó, hiện nay sinh viên đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vì vậy, đã có không ít các bạn sinh viên đã vươn lên khẳng định mình, tạo dựng một lối sống tự lập, lối sống mở, không muốn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình.
2. Những tác động của việc đi làm thêm đối với sinh viên
2.1. Những tác động tích cực
Thứ nhất, việc đi làm thêm của sinh viên giúp cải thiện thu nhập.
Hiện tượng đi làm thêm của sinh viên hiện nay không còn xa lạ hay hiếm thấy nữa. Làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống sinh viên, có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên hiện nay. Sinh viên đi làm thêm, lý do họ đi làm thêm là vô kể nhưng lý do chính là cải thiện tài chính, để đỡ đần một phần nào đó cho gia đình.
Đây là một trong những lý do hàng đầu thôi thúc sinh viên đi làm thêm hiện nay. Hầu hết sinh viên đều muốn tăng thêm thu nhập hàng tháng cho bản thân mà không phải xin tiền bố mẹ để có thể chi tiêu vào những mục đích cá nhân và làm những điều mà bản thân yêu thích. Chính vì vậy, lựa chọn đi làm thêm với động lực kiếm tiền đã thôi thúc sinh viên, từ đó tăng thêm khả năng tự lập và có sự nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm của bản thân với gia đình.
Thứ hai, đi làm thêm giúp luyện tập kỹ năng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.
Khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có cơ hội luyện được khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc vì vừa phải đảm bảo việc học vừa cân đối thời gian cho việc đi làm thêm. Nhiều sinh viên vì không biết cách cân đối thời gian mà bị rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi vào những ngày đầu mới đi làm thêm nhưng lâu dần, chính điều này sẽ giúp các bạn tự hình thành kỹ năng làm nhiều công việc cùng một lúc. Không những thế, đi làm thêm còn giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng sống quý báu cho bản thân, giúp kỹ năng giao tiếp tự tin hơn, nhanh nhẹn, linh hoạt, năng động và khẳng định được giá trị bản thân... Bên cạnh đó, đi làm thêm giúp sinh viên có cái nhìn thực tế, đa chiều. Có thể thấy nhiều sinh viên mới ra trường, sẽ cảm thấy rất bối rối khi bắt đầu công việc của mình và đều nhận định rằng, những điều gì mình học không giống với công việc mình làm. Vì vậy, nếu sinh viên có được một công việc làm thêm trước khi ra trường, sẽ giúp sinh viên thích ứng với công việc và môi trường làm việc tương tự như công việc mà các bạn sẽ làm sau này. Ngoài ra, còn giúp sinh viên khai thác hết khả năng của bản thân của mình. Từ việc đi làm thêm, sinh viên sẽ có cơ hội để tìm ra điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân để thích ứng với công việc sau này.
Thứ ba, đi làm thêm giúp sinh viên rèn luyện quản lý thời gian hiệu quả
Khi quyết định đi làm thêm, lịch trình của sinh viên sẽ bận rộn hơn rất nhiều, quỹ thời gian cũng vì thế mà trở nên eo hẹp hơn. Trong khi còn việc học, những hoạt động ngoại khóa và những dự định của bản thân. Từ đó sinh viên sẽ biết quý và trân trọng thời gian của mình hơn, dần hình thành nên kỹ năng quản lý thời gian một cách triệt để, mang lại hiệu quả tốt nhất trong mọi công việc mà bạn đảm nhiệm. Vậy nên, bạn cần phải có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn thành tốt việc học ở trường lớp. Có một công việc khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình một cách hiệu quả hơn nhiều, ngay cả khi bạn không làm việc. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm còn giúp sinh viên trang bị kỹ năng quản lý bản thân, hình thành nề nếp, kỷ luật, tác phong trong công việc như: đi làm luôn đúng giờ, về đúng giờ, làm việc tập trung, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc,…
Thứ tư, giúp sinh viên tạo dựng được thêm nhiều mối quan hệ xã hội.
Có một công việc mới đồng nghĩa là sinh viên sống trong một môi trường mới với những con người hoàn toàn mới mẻ. Xu hướng cởi mở của giới trẻ trong thời đại năng động với các công việc làm thêm sẽ giúp cho sinh viên nhanh chóng có cơ hội quen biết được nhiều mối quan hệ. Gặp gỡ và trao đổi với những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc hơn, từ những mối quan hệ này mà sinh viên lại có được một công việc tốt cho tương lai sau này.
Thứ năm, cải thiện được kỹ năng giao tiếp.
Điều này sẽ giúp sinh viên làm hài lòng được nhiều người xung quanh hay thậm chí cả sếp của mình, công việc sau này của sinh viên sẽ phát triển hơn khi có khả năng ăn nói lưu loát, tự tin. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp sinh viên nói những từ xin lỗi cảm ơn phù hợp hơn, nói chuyện làm người khác cảm thấy thỏa mái, có thể giúp sinh viên trở thành hình mẫu lý tưởng của nhiều người khác nhờ tài ăn nói khéo léo. Vì vậy, cải thiện cho mình khả năng giao tiếp khi đi làm thêm những công việc như phục vụ, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tư vấn,... là một trong những tác động tích cực của việc làm thêm đối với sinh viên.
2.2. Những tác động tiêu cực
Đi làm thêm được ví như “con dao hai lưỡi”, bên cạnh những tác động tích cực của việc đi làm thêm đối với sinh viên, thì việc đi làm thêm hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập và tác động tiêu cực đối với sinh viên. Thực tế đã cho thấy rất nhiều bạn sinh viên bị cuốn vào vòng xoáy của kiếm tiền từ việc đi làm thêm dẫn tới những hệ lụy mà hiện nay các bạn phải đang gồng mình để giải quyết hậu quả. Qua khảo sát và thống kê việc đi làm thêm của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập. Một số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm làm cho kết quả học đi xuống so với trước khi đi làm thêm. Việc đi làm thêm không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến thời gian tự học, tự nghiên cứu và phân tâm học tập trên giảng đường của sinh viên.
Bên cạnh đó vấn đề nợ lương, quỵt lương cũng là một hiện tượng mặt trái của vấn đề đi làm thêm. Đối với sinh viên việc chậm lương là cả một vấn đề lớn bởi đó là “lương thực” của họ trong tháng tiếp theo. Có những chủ cửa hàng do làm ăn thua lỗ, hoặc là muốn giữ chân nhân viên nên đã giữ lại một phần số tiền lương của họ, hay họ đưa ra những nội dung quy định khắt khe để bắt lỗi sinh viên để trừ lương… Đặc biệt, các bạn sinh viên đi làm thêm còn phải đối diện với những cám dỗ vật chất, những “cạm bẫy”, tệ nạn xã hội, khiến các bạn sinh viên đưa chân vào “vũng bùn” lúc nào không hay. Một số sinh viên tham gia kinh doanh đa cấp biến tướng, chỉ vì hám lợi mà xa đà vào lừa đảo bạn bè, người thân. Hoặc có những bạn đi làm công việc không lành mạnh trái với đạo đức, luân lý. Không những ảnh hưởng đến bản thân mà còn làm mất niềm tin từ những người thân xung quanh mình, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của nhà trường.
Tóm lại, việc làm thêm của sinh viên có tác động hai mặt rõ nét, bên cạnh những điều tích cực, thì tác động tiêu cực của vấn đề làm thêm đối với sinh viên cũng là vô cùng lớn, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó tác động trực tiếp tới tiến độ ra trường và chất lượng, kết quả đào tạo của nhà trường. Vì vậy, việc nhìn nhận vấn đề đi làm thêm của sinh viên cần phải có sự đánh giá khách quan, tổng thể, đứng trên nhiều góc độ khác nhau.
NQ