So sánh giao diện của iOS 18, HyperOS 2, OriginOS 5 và MagicOS 9

TRng

Well-known member
Sau khi Android 15 ra mắt, các thương hiệu điện thoại đã nhanh chóng tuỳ biến hệ điều hành này thành giao diện người dùng riêng và trang bị trên các sản phẩm mới ra mắt. Trong đó, Xiaomi HyperOS 2, vivo OriginOS 5 và HONOR MagicOS 9 nhận được sự quan tâm lớn nhờ những cải tiến về giao diện, khả năng cá nhân hoá cũng như các tính năng AI. Vậy thì khi đặt cạnh iOS 18 trên iPhone, các giao diện người dùng này có gì khác biệt?


Trong bài viết này, mình sẽ so sánh giao diện màn hình khoá, màn hình chính, chế độ Dark Mode, Control Center và các ứng dụng hệ thống giữa bốn hệ điều hành với nhau. Các thiết bị được sử dụng trong bài viết bao gồm như sau:

  • iOS 18: iPhone 16 Pro Max;
  • HyperOS 2: Xiaomi 15 Pro (nội địa);
  • OriginOS 5: vivo X100 Pro (nội địa);
  • MagicOS 9: HONOR Magic7 Pro (nội địa).
Giao diện màn hình khoá
Đầu tiên, cả bốn giao diện người dùng đều cho phép can thiệp sâu vào các chi tiết bên trong màn hình khoá, chẳng hạn như font chữ ngày giờ, kích thước các thành phần hay thêm widget hiển thị.

Cả bốn nền tảng đều cho phép lưu trữ các hình nền đã tạo trước đó
Tuy nhiên, iOS 18 lại không có các preset hình nền nghệ thuật, thay vào đó người dùng phải thêm và điều chỉnh bằng tay. Trên HyperOS 2, người dùng có thể tuỳ chọn giữa các bộ sưu tập như Magazine (Tạp chí) hay Eastern aesthetics (Thẩm mỹ phương Đông). Với OriginOS 5, bộ sưu tập mang tên Colorful photo (Hình nền màu sắc), trong khi với MagicOS 9 là Màn hình khoá thần kỳ.


Khả năng tuỳ biến các thành phần trên cả bốn giao diện người dùng khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên, iOS thiệt thòi hơn khi chỉ cho phép thay đổi font đồng hồ, không cho tuỳ biến vị trí hay phong cách như các giao diện người dùng trên. Đổi lại, trên phiên bản iOS 18, người dùng đã có thể thay đổi các phím tắt bên dưới, thay vì chỉ cố định ở phím tắt đèn pin và camera.
 
Bên trên