tran hương
Well-known member
Du lịch qua ti vi rộng mở
Không chỉ kích cầu du lịch từ các sự kiện âm nhạc có yếu tố nghệ sĩ quốc tế, mở các giải chạy bộ kêu gọi mọi vận động viên từ khắp nơi tham gia hưởng ứng phong trào du lịch thể thao, việc thúc đẩy quảng bá điểm đến qua nền tảng số, các chương trình nghệ thuật sáng tạo trong lĩnh vực giải trí cũng là lựa chọn đầy tiềm năng tại nhiều địa phương.
Theo khảo sát của Kompa các chủ đề nổi bật trên mạng xã hội từ ngày 31-7 đến 6-8, chương trình truyền hình thực tế Hành Trình Rực Rỡ sau khi lên sóng đã có thảo luận xoay quanh tập 10 với những trải nghiệm của dàn nghệ sĩ tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội và Bảo tàng gốm Bát Tràng thu hút 1.515.677 lượt tương tác, đứng thứ 5 bảng xếp hạng, đứng đầu là sự kiện đêm diễn của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc có 28.307.315 lượt tương tác.
Vừa cho ra mắt mùa đầu tiên chương trình truyền hình thực tế Let’s Feast Việt Nam 2023 (Hành trình kỳ thú), đại diện nhà sản xuất chương trình, Phó Chủ tịch BHD, bà Ngô Thị Bích Hạnh chia sẻ đây là chương trình có định dạng mới hoàn toàn do Việt Nam sản xuất. Chương trình thực tế Hành Trình Kỳ Thú sẽ theo chân 14 nhà sáng tạo nội dung đến từ 6 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á trải nghiệm ẩm thực, du lịch, khám phá đất nước và con người Việt Nam ở nhiều thành phố khác nhau. Chương trình có 10 tập, mỗi tập khoảng 50 phút sẽ được lên sóng liên tục mỗi tối hai tập vào thứ 3 và thứ 4 hàng tuần, phủ sóng toàn bộ các nước châu Á trên Netflix và miễn phí hoàn toàn tại Việt Nam trên ứng dụng giải trí DANET.
Ngoài ra, các thước phim reels, nội dung video ngắn của thí sinh tự làm chưa được sử dụng trong chương trình sẽ được phát trên Facebook và Instagram của nhà sản xuất BHD và trên kênh riêng của 14 nhà sáng tạo nội dung, người nổi tiếng.
Những nhà sáng tạo nội dung đến từ nhiều nơi về tham gia chương trình ghi hình tại Việt Nam. Ảnh: BTC
Bà Mai Nguyễn, quản lý đối tác chiến lược, người nổi tiếng và các nhà sáng tạo nội dung của Meta Việt Nam chia sẻ các chương trình truyền hình thực tế có người nổi tiếng ở Việt Nam tham gia đã có nhiều trước đây. Tuy vậy muốn quảng bá rộng lớn hơn cũng như có cái nhìn khách quan hơn về điểm đến tại Việt Nam, chương trình Let’s Feast lần này đã có sự hiện diện các nhà sáng tạo nội dung từ nhiều quốc gia khác nhau.
“Qua mạng lưới trang cá nhân có cả triệu người theo dõi của họ, hình ảnh Việt Nam sẽ được lan tỏa và tôn vinh nhiều hơn với thế giới qua từng thước phim chương trình ghi lại và đặc biệt những người làm nội dung (Content Creator) cũng ngày càng được quan tâm không thua kém gì lực lượng người nổi tiếng. Công việc của họ cũng tạo ra nhiều giá trị cho xã hội bằng sức ảnh hưởng của mình nếu chọn nội dung tích cực, đúng đắn”, bà nhấn mạnh.
Công nghiệp giải trí góp thêm sức bật cho du lịch
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết khai thác tiềm năng du lịch khi kết hợp với các sự kiện có yếu tố giải trí, văn hóa không phải là xu hướng mới trên thế giới nhưng đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng đây là một hướng đi mới, nhiều tiềm năng để thúc đầy ngành du lịch phát triển.
Tại kế hoạch số 6305/KH-UBND ngày 20-7-2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18-5-2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; tỉnh Lâm Đồng đã xác định bên cạnh các sản phẩm truyền thống của tỉnh là du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trong đó có du lịch gắn liền với các ngành công nghiệp văn hoá (âm nhạc, hội hoạ, nhiếp ảnh, điện ảnh…)
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng nói thêm năm nay nhiều đơn vị tổ chức hoạt động nghệ thuật tăng thời gian và thay đổi hình thức thể hiện cũng như hợp tác thêm nhiều ca sĩ. So với năm 2022, đến tháng 4 phục hồi du lịch, thì năm 2023 nhìn chung có thêm khoảng 40% các sự kiện văn hoá âm nhạc được kích cầu thêm ở địa phương, được sự quan tâm cũng như đánh giá cao của khách du lịch, người dân nhiều hơn.
Sau khi có chương trình Hành Trình Kỳ Thú phủ sóng toàn châu Á trên ứng dụng Netflix, lan tỏa toàn cầu trên nền tảng Meta, bà Nguyễn Phương Hòa – Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch chia sẻ Việt Nam là một đất nước có tiềm năng văn hóa, giàu có di sản từ nhiều dân tộc anh em.
Dựa trên những chất liệu văn hóa có sẵn, lợi thế từ đội ngũ sáng tạo trẻ, thông qua các chương trình nghệ thuật, giải trí nếu được khai thác một cách triệt để, sẽ có nhiều sản phẩm du lịch, văn hóa để phát triển nền kinh tế sáng tạo và lâu dài là từng bước phát triển du lịch Việt Nam ra toàn thế giới.
Hoạt động quảng bá du lịch được kỳ vọng qua các chương trình truyền hình thực tế. Ảnh: BTC
“Quảng bá xúc tiến du lịch Việt ra nước ngoài luôn là vấn đề trọng tâm. Ngày 15-8 chính phủ áp dụng chính sách thị thực cởi mở hơn, cộng với nhiều chương trình truyền thông hấp dẫn, có mạng lưới kết nối ngoài Việt Nam như Hành Trình Kỳ Thú sẽ là lời mời gọi đặt chân đến đất nước hình chữ S vô cùng hấp dẫn. Từ hành trình trải nghiệm được ghi hình lại rồi phát sóng qua nền tảng mạng xã hội, thông điệp sẽ được gửi đi, phát triển du lịch qua công nghiệp giải trí có tiềm năng và đang từng bước thực hiện”, bà nhấn mạnh.
Nhìn chung, các chương trình truyền hình thực tế cũng là kênh truyền thông hiệu quả điểm đến cho những khán thính giả qua màn ảnh nhỏ, tạo động lực kích cầu du lịch. Với những dạng chương trình này, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ ban tổ chức chương trình tạo hành trình khám phá cảnh đẹp, ẩm thực, di sản. Bà Nguyễn Phương Hòa nói thêm qua đó phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo, nền kinh tế sáng tạo Việt Nam mà trong đó du lịch văn hóa cũng là ngành trọng điểm.
Không chỉ kích cầu du lịch từ các sự kiện âm nhạc có yếu tố nghệ sĩ quốc tế, mở các giải chạy bộ kêu gọi mọi vận động viên từ khắp nơi tham gia hưởng ứng phong trào du lịch thể thao, việc thúc đẩy quảng bá điểm đến qua nền tảng số, các chương trình nghệ thuật sáng tạo trong lĩnh vực giải trí cũng là lựa chọn đầy tiềm năng tại nhiều địa phương.
Theo khảo sát của Kompa các chủ đề nổi bật trên mạng xã hội từ ngày 31-7 đến 6-8, chương trình truyền hình thực tế Hành Trình Rực Rỡ sau khi lên sóng đã có thảo luận xoay quanh tập 10 với những trải nghiệm của dàn nghệ sĩ tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội và Bảo tàng gốm Bát Tràng thu hút 1.515.677 lượt tương tác, đứng thứ 5 bảng xếp hạng, đứng đầu là sự kiện đêm diễn của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc có 28.307.315 lượt tương tác.
Vừa cho ra mắt mùa đầu tiên chương trình truyền hình thực tế Let’s Feast Việt Nam 2023 (Hành trình kỳ thú), đại diện nhà sản xuất chương trình, Phó Chủ tịch BHD, bà Ngô Thị Bích Hạnh chia sẻ đây là chương trình có định dạng mới hoàn toàn do Việt Nam sản xuất. Chương trình thực tế Hành Trình Kỳ Thú sẽ theo chân 14 nhà sáng tạo nội dung đến từ 6 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á trải nghiệm ẩm thực, du lịch, khám phá đất nước và con người Việt Nam ở nhiều thành phố khác nhau. Chương trình có 10 tập, mỗi tập khoảng 50 phút sẽ được lên sóng liên tục mỗi tối hai tập vào thứ 3 và thứ 4 hàng tuần, phủ sóng toàn bộ các nước châu Á trên Netflix và miễn phí hoàn toàn tại Việt Nam trên ứng dụng giải trí DANET.
Ngoài ra, các thước phim reels, nội dung video ngắn của thí sinh tự làm chưa được sử dụng trong chương trình sẽ được phát trên Facebook và Instagram của nhà sản xuất BHD và trên kênh riêng của 14 nhà sáng tạo nội dung, người nổi tiếng.
Bà Mai Nguyễn, quản lý đối tác chiến lược, người nổi tiếng và các nhà sáng tạo nội dung của Meta Việt Nam chia sẻ các chương trình truyền hình thực tế có người nổi tiếng ở Việt Nam tham gia đã có nhiều trước đây. Tuy vậy muốn quảng bá rộng lớn hơn cũng như có cái nhìn khách quan hơn về điểm đến tại Việt Nam, chương trình Let’s Feast lần này đã có sự hiện diện các nhà sáng tạo nội dung từ nhiều quốc gia khác nhau.
“Qua mạng lưới trang cá nhân có cả triệu người theo dõi của họ, hình ảnh Việt Nam sẽ được lan tỏa và tôn vinh nhiều hơn với thế giới qua từng thước phim chương trình ghi lại và đặc biệt những người làm nội dung (Content Creator) cũng ngày càng được quan tâm không thua kém gì lực lượng người nổi tiếng. Công việc của họ cũng tạo ra nhiều giá trị cho xã hội bằng sức ảnh hưởng của mình nếu chọn nội dung tích cực, đúng đắn”, bà nhấn mạnh.
Công nghiệp giải trí góp thêm sức bật cho du lịch
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết khai thác tiềm năng du lịch khi kết hợp với các sự kiện có yếu tố giải trí, văn hóa không phải là xu hướng mới trên thế giới nhưng đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng đây là một hướng đi mới, nhiều tiềm năng để thúc đầy ngành du lịch phát triển.
Tại kế hoạch số 6305/KH-UBND ngày 20-7-2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18-5-2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; tỉnh Lâm Đồng đã xác định bên cạnh các sản phẩm truyền thống của tỉnh là du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trong đó có du lịch gắn liền với các ngành công nghiệp văn hoá (âm nhạc, hội hoạ, nhiếp ảnh, điện ảnh…)
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng nói thêm năm nay nhiều đơn vị tổ chức hoạt động nghệ thuật tăng thời gian và thay đổi hình thức thể hiện cũng như hợp tác thêm nhiều ca sĩ. So với năm 2022, đến tháng 4 phục hồi du lịch, thì năm 2023 nhìn chung có thêm khoảng 40% các sự kiện văn hoá âm nhạc được kích cầu thêm ở địa phương, được sự quan tâm cũng như đánh giá cao của khách du lịch, người dân nhiều hơn.
Sau khi có chương trình Hành Trình Kỳ Thú phủ sóng toàn châu Á trên ứng dụng Netflix, lan tỏa toàn cầu trên nền tảng Meta, bà Nguyễn Phương Hòa – Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch chia sẻ Việt Nam là một đất nước có tiềm năng văn hóa, giàu có di sản từ nhiều dân tộc anh em.
Dựa trên những chất liệu văn hóa có sẵn, lợi thế từ đội ngũ sáng tạo trẻ, thông qua các chương trình nghệ thuật, giải trí nếu được khai thác một cách triệt để, sẽ có nhiều sản phẩm du lịch, văn hóa để phát triển nền kinh tế sáng tạo và lâu dài là từng bước phát triển du lịch Việt Nam ra toàn thế giới.
“Quảng bá xúc tiến du lịch Việt ra nước ngoài luôn là vấn đề trọng tâm. Ngày 15-8 chính phủ áp dụng chính sách thị thực cởi mở hơn, cộng với nhiều chương trình truyền thông hấp dẫn, có mạng lưới kết nối ngoài Việt Nam như Hành Trình Kỳ Thú sẽ là lời mời gọi đặt chân đến đất nước hình chữ S vô cùng hấp dẫn. Từ hành trình trải nghiệm được ghi hình lại rồi phát sóng qua nền tảng mạng xã hội, thông điệp sẽ được gửi đi, phát triển du lịch qua công nghiệp giải trí có tiềm năng và đang từng bước thực hiện”, bà nhấn mạnh.
Nhìn chung, các chương trình truyền hình thực tế cũng là kênh truyền thông hiệu quả điểm đến cho những khán thính giả qua màn ảnh nhỏ, tạo động lực kích cầu du lịch. Với những dạng chương trình này, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ ban tổ chức chương trình tạo hành trình khám phá cảnh đẹp, ẩm thực, di sản. Bà Nguyễn Phương Hòa nói thêm qua đó phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo, nền kinh tế sáng tạo Việt Nam mà trong đó du lịch văn hóa cũng là ngành trọng điểm.