Quang Minh
Well-known member
Musk nhiều lần tố OpenAI đi chệch mục tiêu phi lợi nhuận, nhưng loạt email do OpenAI tung ra cho thấy chính ông ban đầu thúc đẩy cấu trúc lợi nhuận.
Ngày 13/12, OpenAI đăng lên website của công ty bài viết với tiêu đề "Elon Musk muốn một OpenAI vì lợi nhuận". Nội dung chứa hàng loạt email phơi bày mục đích của tỷ phú Mỹ khi thành lập tổ chức nghiên cứu AI, trong đó muốn kiểm soát hoàn toàn công ty theo dạng doanh nghiệp thay vì phòng nghiên cứu từ ngày đầu thành lập.
Tỷ phú Mỹ Elon Musk tại Beverly Hills, California, ngày 6/5. Ảnh: AFP
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Tỷ phú Mỹ Elon Musk tại Beverly Hills, California, ngày 6/5. Ảnh: AFP
Theo Business Insider, thông tin trên ngược hoàn toàn với những tuyên bố trước đây của Musk, rằng ông cùng các nhà đồng sáng lập OpenAI mở công ty với định hướng phi lợi nhuận và nghiên cứu AI an toàn cho nhân loại. Ông rời đi vào năm 2018 sau khi nói lý tưởng này đã "chệch hướng". Trong các đơn kiện nhằm vào OpenAI và CEO Sam Altman, tỷ phú Mỹ cho rằng công ty cũ đã đặt lợi ích thương mại lên trên an toàn của cộng đồng. Ông cũng tung ra email thảo luận với Altman khi thành lập, muốn ngăn OpenAI thành công ty lợi nhuận.
Bài viết mới của OpenAI mở đầu bằng dòng thời gian tóm lược các sự kiện chính từ tháng 11/2015 khi OpenAI ra đời, trải qua giai đoạn Musk từ chức đồng chủ tịch vào tháng 2/2018, đến khi ông thành lập xAI hồi tháng 3. Công ty của Altman đã đăng một loạt email, tin nhắn và ảnh chụp các loại giấy tờ, chứng từ, cho thấy Musk "không chỉ muốn mà còn thực sự tạo ra một cấu trúc vì lợi nhuận" từ năm 2017.
Trong email gửi tháng 11/2015, Musk viết cho Altman nội dung dài, nói cơ cấu phi lợi nhuận khi đó "có vẻ không tối ưu". CEO OpenAI đáp rằng hoạt động vì lợi nhuận sẽ là bước tiếp theo của công ty khởi nghiệp.
Thời gian sau đó, Musk yêu cầu sở hữu từ 50% đến 60% cổ phần OpenAI, đồng thời đảm bảo quyền kiểm soát đa số hội đồng quản trị và chức danh CEO. Theo Washington Post, đây là những yêu sách "không hợp lý và vượt quá quyền hạn của một nhà đầu tư ban đầu".
Trong email quan trọng gửi đến các nhà đồng sáng lập khác, gồm kiến trúc sư trưởng Ilya Sutskever và chủ tịch Greg Brockman vào tháng 9/2017, Musk đề nghị kiểm soát công ty kèm cam kết "điều này chỉ tạm thời". Tuy nhiên, việc đàm phán không thành công do bất đồng về cổ phần và quyền kiểm soát.
"Mục tiêu của OpenAI là làm cho tương lai tốt đẹp và tránh sự độc tài về siêu trí tuệ nhân tạo AGI", trích lời nhắn của Sutskever trả lời Musk sau khi tỷ phú cho rằng "giọt nước đã tràn ly".
Sau đó không lâu, Musk tiếp tục đề nghị sáp nhập OpenAI vào Tesla "để tồn tại". Một lần nữa, yêu cầu bị chối từ và điều này dẫn đến việc Musk từ chức khỏi vị trí đồng chủ tịch vào tháng 2/2018 - được OpenAI mô tả là "đồng sáng lập đã bỏ cuộc".
Trước khi rời đi, Musk nói công ty "sẽ sớm thất bại". Dù vậy, ông tiếp tục đóng góp cho công ty cho đến năm 2020.
Cũng trong loạt email, OpenAI xác định việc tạo ra AGI từ đầu thay vì phát triển dần. Sutskever thường xuyên báo cáo tiến độ qua email cho Musk, với nội dung chứa nhiều manh mối cho thấy OpenAI đã dần tìm ra hướng tạo AGI từ rất sớm và "đi đúng đường". Trong cuộc "lật đổ" Altman năm ngoái, ông được cho là người đứng sau. Hồi tháng 5, ông từ chức và lập công ty Safe Superintelligence (SSI) với mục tiêu phát triển siêu AI an toàn.
Trong phần kết bài viết, OpenAI cho rằng sự kiện tụng thời gian qua của Musk là "nỗ lực vô vọng" trong việc định hình lại những tuyên bố của mình, cũng như "đang yêu cầu tòa án ngăn cản OpenAI thực hiện sứ mệnh".
"Ông ấy không thể kiện để tiến đến mục tiêu AGI", công ty của Altman cho biết. "Chúng tôi rất tôn trọng những thành tựu của Elon và biết ơn những đóng góp ban đầu của ông cho OpenAI, nhưng ông nên cạnh tranh trên thị trường thay vì tòa án".
Khi được Business Insider liên hệ, Musk, OpenAI và xAI chưa đưa ra bình luận.
Ngày 13/12, OpenAI đăng lên website của công ty bài viết với tiêu đề "Elon Musk muốn một OpenAI vì lợi nhuận". Nội dung chứa hàng loạt email phơi bày mục đích của tỷ phú Mỹ khi thành lập tổ chức nghiên cứu AI, trong đó muốn kiểm soát hoàn toàn công ty theo dạng doanh nghiệp thay vì phòng nghiên cứu từ ngày đầu thành lập.
Tỷ phú Mỹ Elon Musk tại Beverly Hills, California, ngày 6/5. Ảnh: AFP
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Tỷ phú Mỹ Elon Musk tại Beverly Hills, California, ngày 6/5. Ảnh: AFP
Theo Business Insider, thông tin trên ngược hoàn toàn với những tuyên bố trước đây của Musk, rằng ông cùng các nhà đồng sáng lập OpenAI mở công ty với định hướng phi lợi nhuận và nghiên cứu AI an toàn cho nhân loại. Ông rời đi vào năm 2018 sau khi nói lý tưởng này đã "chệch hướng". Trong các đơn kiện nhằm vào OpenAI và CEO Sam Altman, tỷ phú Mỹ cho rằng công ty cũ đã đặt lợi ích thương mại lên trên an toàn của cộng đồng. Ông cũng tung ra email thảo luận với Altman khi thành lập, muốn ngăn OpenAI thành công ty lợi nhuận.
Bài viết mới của OpenAI mở đầu bằng dòng thời gian tóm lược các sự kiện chính từ tháng 11/2015 khi OpenAI ra đời, trải qua giai đoạn Musk từ chức đồng chủ tịch vào tháng 2/2018, đến khi ông thành lập xAI hồi tháng 3. Công ty của Altman đã đăng một loạt email, tin nhắn và ảnh chụp các loại giấy tờ, chứng từ, cho thấy Musk "không chỉ muốn mà còn thực sự tạo ra một cấu trúc vì lợi nhuận" từ năm 2017.
Trong email gửi tháng 11/2015, Musk viết cho Altman nội dung dài, nói cơ cấu phi lợi nhuận khi đó "có vẻ không tối ưu". CEO OpenAI đáp rằng hoạt động vì lợi nhuận sẽ là bước tiếp theo của công ty khởi nghiệp.
Thời gian sau đó, Musk yêu cầu sở hữu từ 50% đến 60% cổ phần OpenAI, đồng thời đảm bảo quyền kiểm soát đa số hội đồng quản trị và chức danh CEO. Theo Washington Post, đây là những yêu sách "không hợp lý và vượt quá quyền hạn của một nhà đầu tư ban đầu".
Trong email quan trọng gửi đến các nhà đồng sáng lập khác, gồm kiến trúc sư trưởng Ilya Sutskever và chủ tịch Greg Brockman vào tháng 9/2017, Musk đề nghị kiểm soát công ty kèm cam kết "điều này chỉ tạm thời". Tuy nhiên, việc đàm phán không thành công do bất đồng về cổ phần và quyền kiểm soát.
"Mục tiêu của OpenAI là làm cho tương lai tốt đẹp và tránh sự độc tài về siêu trí tuệ nhân tạo AGI", trích lời nhắn của Sutskever trả lời Musk sau khi tỷ phú cho rằng "giọt nước đã tràn ly".
Sau đó không lâu, Musk tiếp tục đề nghị sáp nhập OpenAI vào Tesla "để tồn tại". Một lần nữa, yêu cầu bị chối từ và điều này dẫn đến việc Musk từ chức khỏi vị trí đồng chủ tịch vào tháng 2/2018 - được OpenAI mô tả là "đồng sáng lập đã bỏ cuộc".
Trước khi rời đi, Musk nói công ty "sẽ sớm thất bại". Dù vậy, ông tiếp tục đóng góp cho công ty cho đến năm 2020.
Cũng trong loạt email, OpenAI xác định việc tạo ra AGI từ đầu thay vì phát triển dần. Sutskever thường xuyên báo cáo tiến độ qua email cho Musk, với nội dung chứa nhiều manh mối cho thấy OpenAI đã dần tìm ra hướng tạo AGI từ rất sớm và "đi đúng đường". Trong cuộc "lật đổ" Altman năm ngoái, ông được cho là người đứng sau. Hồi tháng 5, ông từ chức và lập công ty Safe Superintelligence (SSI) với mục tiêu phát triển siêu AI an toàn.
Trong phần kết bài viết, OpenAI cho rằng sự kiện tụng thời gian qua của Musk là "nỗ lực vô vọng" trong việc định hình lại những tuyên bố của mình, cũng như "đang yêu cầu tòa án ngăn cản OpenAI thực hiện sứ mệnh".
"Ông ấy không thể kiện để tiến đến mục tiêu AGI", công ty của Altman cho biết. "Chúng tôi rất tôn trọng những thành tựu của Elon và biết ơn những đóng góp ban đầu của ông cho OpenAI, nhưng ông nên cạnh tranh trên thị trường thay vì tòa án".
Khi được Business Insider liên hệ, Musk, OpenAI và xAI chưa đưa ra bình luận.