Đợt sóng nhiệt khiến điện thoại sập nguồn, đơ máy
Tình trạng nắng nóng khiến smartphone của nhiều người dùng ở TP.HCM rơi vào tình trạng quá nhiệt, không thể sử dụng.
Các tỉnh thành phía Nam đang trong đợt nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Các thiết bị phục vụ liên lạc, làm việc như smartphone cũng gặp vấn đề khi phải hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao.
Điện thoại bị quá nhiệt, sạc không vào pin là vấn đề nhiều người dùng tại TP.HCM gặp phải trong những ngày gần đây. Kéo dài tình trạng nói trên có thể ảnh hưởng đến độ bền thiết bị.
Sập nguồn vì nắng nóng
Trả lời Zing, ông Đức Phúc, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM, cho biết nhiều lần gặp vấn đề với thiết bị trong khi sạc. “Chiếc iPhone 12 Pro Max của tôi thường xuyên báo quá nhiệt, tự ngắt sạc nếu nạp nguồn vào ban ngày. Cứ đến khoảng 60-70% pin là hiện thông báo, không sạc được nữa”, ông Phúc nói.
Người dùng khẳng định tình trạng này chưa từng xuất hiện trước đây. Smartphone bắt đầu có dấu hiệu lạ từ khi thời tiết nóng lên. Đồng thời, môi trường sử dụng, sạc pin không có điều hòa.
“Tôi có đem ra thợ, họ kiểm tra rồi báo không có vấn đề gì. Họ khuyên tôi nên dùng loại sạc, cáp chính hãng và cố giữ nhiệt độ môi trường thấp khi sạc thì sẽ ổn”, ông Đức phúc kể lại.
Vấn đề nhiệt độ nghiêm trọng hơn với những người phải sử dụng thiết bị ngoài trời. Phước Thịnh, nhân viên giao hàng ở khu vực quận 10, TP.HCM, cho biết chiếc điện thoại Android của người này liên tục báo quá nhiệt, bị tắt nguồn những ngày gần đây.
“Chạy xe ngoài trời đợt này đã như cực hình, điện thoại còn liên tục quá nhiệt, sập nguồn, rất khó chịu”, tài xế công nghệ này cho biết.
Đây cũng là nhóm người dùng di động dễ bị ảnh hưởng nhất trong giai đoạn nắng nóng hiện tại. Cụ thể, chiếc smartphone khi mở app đặt xe cần kết nối Internet qua mạng di động, định vị vệ tinh liên tục để nhận thông báo, kết nối đơn hàng. Dưới điều kiện nắng gắt, máy phải đẩy độ sáng lên tối đa để hiện thông tin. Ngoài ra, nhiều tài xế có thói quen sạc liên tục để đảm bảo máy có mức pin đủ sử dụng.
Việc thực hiện nhiều tác vụ, khai thác các phần cứng liên tục, kết hợp cùng nhiệt độ cao của môi trường khiến điện thoại dễ rơi vào tình trạng quá nhiệt. Thiết bị có nhiều cách phản ứng với trường hợp này. Các bước gồm giảm độ sáng màn hình, ngắt sạc, buộc đóng ứng dụng và tắt nguồn.
Làm gì khi smartphone quá nhiệt?
Các dòng điện thoại đời mới có tính năng báo cáo bất thường khi một tác vụ tiêu tốn quá nhiều điện năng. Ví dụ, thiết bị nhắc người dùng khi độ sáng màn hình cao được đặt quá lâu, mạng 4G chạy liên tục hoặc ứng dụng chạy ngầm ngốn pin. Xử lý các yếu tố này có thể hạn chế một phần việc quá nhiệt.
Việc mang các loại ốp lưng nhựa dày cũng có thể làm hạn chế khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Do đó, người dùng nên tháo những phụ kiện này ra khi điện thoại có dấu hiệu bất thường.
Theo MakeofUs, những bước người dùng nên làm khi điện thoại báo quá nhiệt là bật chế độ máy bay để ngắt toàn bộ kết nối, đưa máy khỏi nguồn nhiệt như ánh sáng mặt trời, giảm độ sáng màn hình. Ngoài ra, việc làm mát bằng quạt gió hoặc máy lạnh có thể giúp thiết bị hồi phục nhanh hơn.
Các chuyên gia khuyên người dùng không nên đưa điện thoại đang nóng vào tủ lạnh bởi nhiệt độ quá thấp có thể làm ngưng đọng hơi nước bên trong máy, gây hư hỏng linh kiện.
Với các tài xế công nghệ, buộc sử dụng thiết bị liên tục ngoài trời, người dùng nên tìm cách che chắn để tránh điện thoại tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Trang bị thêm thiết bị phát Wi-Fi riêng, hạn chế tác vụ điện thoại phải chạy cũng giúp tiết kiệm pin hơn.
Trên thị trường hiện hiện có một số loại sò lạnh, giá 200.000-500.000 đồng, giúp tản nhiệt thiết bị khá hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cần cân nhắc khi sử dụng phụ kiện này bởi kích thước cồng kềnh, nhiều dây kết nối, có thể hạn chế việc điều khiển phương tiện.
Tình trạng nắng nóng khiến smartphone của nhiều người dùng ở TP.HCM rơi vào tình trạng quá nhiệt, không thể sử dụng.
|
Ảnh hưởng nhiệt độ môi trường, iPhone ngắt sạc vì quá nhiệt. |
Điện thoại bị quá nhiệt, sạc không vào pin là vấn đề nhiều người dùng tại TP.HCM gặp phải trong những ngày gần đây. Kéo dài tình trạng nói trên có thể ảnh hưởng đến độ bền thiết bị.
Sập nguồn vì nắng nóng
Trả lời Zing, ông Đức Phúc, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM, cho biết nhiều lần gặp vấn đề với thiết bị trong khi sạc. “Chiếc iPhone 12 Pro Max của tôi thường xuyên báo quá nhiệt, tự ngắt sạc nếu nạp nguồn vào ban ngày. Cứ đến khoảng 60-70% pin là hiện thông báo, không sạc được nữa”, ông Phúc nói.
Người dùng khẳng định tình trạng này chưa từng xuất hiện trước đây. Smartphone bắt đầu có dấu hiệu lạ từ khi thời tiết nóng lên. Đồng thời, môi trường sử dụng, sạc pin không có điều hòa.
“Tôi có đem ra thợ, họ kiểm tra rồi báo không có vấn đề gì. Họ khuyên tôi nên dùng loại sạc, cáp chính hãng và cố giữ nhiệt độ môi trường thấp khi sạc thì sẽ ổn”, ông Đức phúc kể lại.
|
Nhiệt độ cao khiến việc sử dụng thiết bị gián đoạn. Ảnh: Cnet. |
“Chạy xe ngoài trời đợt này đã như cực hình, điện thoại còn liên tục quá nhiệt, sập nguồn, rất khó chịu”, tài xế công nghệ này cho biết.
Đây cũng là nhóm người dùng di động dễ bị ảnh hưởng nhất trong giai đoạn nắng nóng hiện tại. Cụ thể, chiếc smartphone khi mở app đặt xe cần kết nối Internet qua mạng di động, định vị vệ tinh liên tục để nhận thông báo, kết nối đơn hàng. Dưới điều kiện nắng gắt, máy phải đẩy độ sáng lên tối đa để hiện thông tin. Ngoài ra, nhiều tài xế có thói quen sạc liên tục để đảm bảo máy có mức pin đủ sử dụng.
Việc thực hiện nhiều tác vụ, khai thác các phần cứng liên tục, kết hợp cùng nhiệt độ cao của môi trường khiến điện thoại dễ rơi vào tình trạng quá nhiệt. Thiết bị có nhiều cách phản ứng với trường hợp này. Các bước gồm giảm độ sáng màn hình, ngắt sạc, buộc đóng ứng dụng và tắt nguồn.
Làm gì khi smartphone quá nhiệt?
Các dòng điện thoại đời mới có tính năng báo cáo bất thường khi một tác vụ tiêu tốn quá nhiều điện năng. Ví dụ, thiết bị nhắc người dùng khi độ sáng màn hình cao được đặt quá lâu, mạng 4G chạy liên tục hoặc ứng dụng chạy ngầm ngốn pin. Xử lý các yếu tố này có thể hạn chế một phần việc quá nhiệt.
Việc mang các loại ốp lưng nhựa dày cũng có thể làm hạn chế khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Do đó, người dùng nên tháo những phụ kiện này ra khi điện thoại có dấu hiệu bất thường.
|
Một số phụ kiện có thể hỗ trợ tản nhiệt, nhưng gây vướng víu trong quá trình sử dụng. |
Các chuyên gia khuyên người dùng không nên đưa điện thoại đang nóng vào tủ lạnh bởi nhiệt độ quá thấp có thể làm ngưng đọng hơi nước bên trong máy, gây hư hỏng linh kiện.
Với các tài xế công nghệ, buộc sử dụng thiết bị liên tục ngoài trời, người dùng nên tìm cách che chắn để tránh điện thoại tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Trang bị thêm thiết bị phát Wi-Fi riêng, hạn chế tác vụ điện thoại phải chạy cũng giúp tiết kiệm pin hơn.
Trên thị trường hiện hiện có một số loại sò lạnh, giá 200.000-500.000 đồng, giúp tản nhiệt thiết bị khá hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cần cân nhắc khi sử dụng phụ kiện này bởi kích thước cồng kềnh, nhiều dây kết nối, có thể hạn chế việc điều khiển phương tiện.