linh_449
Linh Linhh
“Thế giới này làm gì có đưa than ngày tuyết rơi, chỉ có dệt hoa lên gấm mà thôi. Bạn muốn được người khác dệt hoa lên gấm, trước tiên bạn phải trở thành gấm đã”.
“Sự thật luôn tàn khốc như vậy. Xã hội cũng luôn thực tế như thế. Nhưng có một ngày tôi cũng hiểu ra, thực dụng thì có thì không tốt”.
Đúng vậy, thực dụng là gì mà để cả nhân loại phải hoài nghi. Thực dụng là tốt hay xấu… tất cả những câu hỏi này sẽ đều được giải đáp trong ấn phẩm của Mễ Nông: “Sống thực tế giữa đời thực dụng”.
Sống thực tế giữa đời thực dụng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mễ Mông-một nữ nhà văn của Trung Quốc. Nói đến phong cách viết của Mễ Nông có lẽ tôi sẽ dùng từ ngông là hợp tình nhất. Cái ngông của chị là kết hợp giữa một người tài hoa và một kẻ đã hiểu thấu hồng trần. Điều đó được thể hiện rõ qua cách hành văn của chị, chân thành nhưng rất mạnh mẽ và còn pha thêm chút tếu táo, dí dỏm.
Nếu ví cuốn sách này với một sự vật bất kì, thì tôi sẽ so sánh nó với một gáo nước lạnh, tạt thẳng vào những kẻ đang mộng mơ về một thế giới màu hồng hoặc những người đang mất niềm tin vào cuộc sống. Bởi nó đã bắn trúng tim đen, đọc rõ hết mọi suy nghĩ của họ.
Đọc tiêu đề sách, ta cũng đã phần nào hiểu được nội dung mà nó sẽ đề cập. Đó sự thật về không ít người đang trở nên bất mãn với cuộc sống và một trong số đó đang có xu hướng chống đối lại xã hội. Và tôi tin rằng, không ít lần chúng ta đã từng than vãn về thói bất công của cuộc sống, rằng đã không ít lần chúng ta bỏ cuộc bởi không ai thừa nhận công lao. Cuốn sách này không đả kích xã hội, không vạch tội thế giới, không châm chọc bất kì ai, bất kì tầng lớp nào. Mà đúng hơn là đang vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa con người và cuộc sống, chỉ ra nguyên do dẫn đến mâu thuẫn giữa con người-cá thể hữu hạn và cuộc đời-khách thể hữu hạn.
Sách gồm tám chương, mỗi chương là những câu chuyện cuộc đời của chính tác giả hoặc những trải nghiệm mà cô đã từng đi qua. Đó có thể là những điều mà ta đã từng nghe từ cô bạn cùng văn phòng, có thể là những sự việc mà ta từng chứng kiến ở công sở, những câu chuyện không của riêng ai hoặc cũng có thể là câu chuyện của chính chúng ta. Mọi thứ không hề viễn tưởng mà rất đỗi chân thật và đời
Qua từng câu chuyện, Mễ Nông lại đưa đến cho độc giả những quan điểm cá nhân của mình, tuy chủ quan nhưng không hề duy ý chí. Nhờ vậy mà khi đọc ta không hề bị cuốn vào lối suy nghĩ chủ nghĩa cá nhân. Song một điều rất thú vị là mọi triết lý của tác giả đều rất hợp tình hợp lý, giống như cô đang nói hộ tiếng lòng của hàng triệu con người vậy.
Đọc từng chương sách, ta thấy rằng Mễ Nông không hề phản bác lại thế giới mà đúng hơn là cô đang vạch ra cho người đọc một cách nhìn nhận đúng đắn nhất về thực tại. Hợp lý hóa những tồn đọng của cuộc sống. Rằng cuộc sống này không hề bất công mà đúng hơn nó đang vận hành theo quy tắc đào thải mà thôi.
Chúng ta bất mãn với những ai được sinh ra tại vạch đích, chúng ta ghen tị với những người có quyền thế và tiền bạc. Song chúng ta lại không hề biết rằng để có được những ưu thế đó thì họ đã phải đánh đổi những gì. Phải chăng chúng ta đang quá bất công, đang đổ oan cho những người giàu có và những người được quyền hưởng sự giàu có. Chúng ta thích mọi thứ công bằng, nhưng thế nào là công bằng, là tất cả mọi người phải thấp kém, phải kém cỏi như chúng ta sao. Nếu Trái đất này vận hành theo những gì ta muốn thì có lẽ nó đã bị diệt vong.
Chúng ta yêu thích cái đẹp nhưng lại không bao giờ chịu đầu tư cho nó. Chúng ta muốn được xinh đẹp nhưng không chịu đánh đổi và không muốn chịu cực. Vậy thì chúng ta làm gì có quyền lên án những người dám đánh đổi 10 năm tuổi thọ với hàng tháng ròng chịu đau đớn và khổ cực để đổi lấy thân hình thon gọn hay một chiếc mũi cao. Đối với quan điểm của Mễ Nông mà nói, thực ra thế giới này không hề thiên vị hay bất công cho bất kỳ ai mà đúng hơn là con người đang trở nên vô lý mà thôi.
Tôi tâm đắc nhất với câu nói của Mễ Nông: “Không có chuyện tài không gặp thời, chỉ là tài năng chưa đủ mà thôi”. Chúng ta thường than vãn về công việc cứ giậm chân tại chỗ, nhưng không chịu nhận thức rằng bản thân mình đang dùng đi dùng lại những kiến thức đã lạc hậu mà bản thân thì không chịu học hỏi. Chúng ta trách mọi người không chịu nhìn nhận về tài năng của mình nhưng lại chẳng chịu chứng minh bao giờ. Và thiết nghĩ những hậu quả trên là điều hết sức tất yếu và hiển nhiên.
Tôi rất thích cái cách Mễ Nông quan niệm về may mắn rằng chúng ta đang sống trong thời đại tân tiến song vẫn còn rất nhiều người tin và trông đợi vào vận may. Nhưng điều tốt đẹp chỉ đến với những ai miệt mài lao lực tìm nó. Cuộc sống thực sự rất công bằng, may mắn chỉ dành cho những người xứng đáng. Vì thế mà mọi cơ hội tốt chỉ dành cho những người đã khổ tâm lao động, chứ không bao giờ có phần cho những kẻ lười nhác. Không có khái niệm may mắn dành cho kẻ lười mà nếu có thì cũng không lâu dài và cũng không được công nhận. Và tôi cũng rất đồng tình với nhận định về cách tìm kiếm may mắn của tác giả, là nỗ lực không ngừng, luôn suy nghĩ về nó, luôn đổi mới hằng ngày. Đó là chính cách tìm và giữ may mắn luôn ở bên mình.
Cách hành văn của Mễ Nông rất chân thành và dí dỏm. Vì vậy mà khi đọc ta không hề có cảm giác nặng nề hay khô khan. Có những câu chuyện qua lời kể của cô khiến chúng ta phải bật cười, rồi cũng phải gật gù công nhận rằng đó là điều hoàn toàn có thật. Những chân lý mà tác giả truyền tải rất chân tình, không hề khẩu hiệu hô hào hay sáo rỗng.
Chúng ta, những con người đang còn ngồi trên ghế nhà trường, những kẻ đang sống mòn nơi công sở, cũng có thể là những kẻ thất bại thảm hại, hay là người đang gặt hái thành công… bất cứ ai cũng có thể gặp được chính mình trong những trang sách của Mễ Nông.
Cái tôi học được từ cuốn sách ấy không chỉ là lối sống thực tế hơn , mà còn là cách nhìn đúng đắn hơn về thực tế. Nhìn thẳng vào sự thật, biết chấp nhận thực tại, không dối lòng, không đổ lỗi cho khách quan, không dằn vặt bản thân, biết cách đối diện với chính bản thân, tìm ra những điều còn thiếu sót và hoàn thiện mình. Và điều quan trọng là tôi trân trọng mình hơn bao giờ hết, tôi yêu bản thân mình dẫu cho tôi không hề hoàn hảo, tôi biết nói lên những điều mà trước giờ tôi chưa hề dám ngỏ lời. Để rồi sau tất cả tôi thật sự biết ơn khi mình được sống, còn được chiến đấu và kịp nhận ra rằng thế giới này thực sự rất đáng để chúng ta sống thêm một lần nữa.
Ai cũng có riêng cho mình cuốn sách gối đầu, cuốn sách làm ta để xuống rồi lại cầm lên. Và đối với tôi đây là quyển sách khiến tôi phải đọc lại hai lần.
“Sự thật luôn tàn khốc như vậy. Xã hội cũng luôn thực tế như thế. Nhưng có một ngày tôi cũng hiểu ra, thực dụng thì có thì không tốt”.
Đúng vậy, thực dụng là gì mà để cả nhân loại phải hoài nghi. Thực dụng là tốt hay xấu… tất cả những câu hỏi này sẽ đều được giải đáp trong ấn phẩm của Mễ Nông: “Sống thực tế giữa đời thực dụng”.
Sống thực tế giữa đời thực dụng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mễ Mông-một nữ nhà văn của Trung Quốc. Nói đến phong cách viết của Mễ Nông có lẽ tôi sẽ dùng từ ngông là hợp tình nhất. Cái ngông của chị là kết hợp giữa một người tài hoa và một kẻ đã hiểu thấu hồng trần. Điều đó được thể hiện rõ qua cách hành văn của chị, chân thành nhưng rất mạnh mẽ và còn pha thêm chút tếu táo, dí dỏm.
Nếu ví cuốn sách này với một sự vật bất kì, thì tôi sẽ so sánh nó với một gáo nước lạnh, tạt thẳng vào những kẻ đang mộng mơ về một thế giới màu hồng hoặc những người đang mất niềm tin vào cuộc sống. Bởi nó đã bắn trúng tim đen, đọc rõ hết mọi suy nghĩ của họ.
Đọc tiêu đề sách, ta cũng đã phần nào hiểu được nội dung mà nó sẽ đề cập. Đó sự thật về không ít người đang trở nên bất mãn với cuộc sống và một trong số đó đang có xu hướng chống đối lại xã hội. Và tôi tin rằng, không ít lần chúng ta đã từng than vãn về thói bất công của cuộc sống, rằng đã không ít lần chúng ta bỏ cuộc bởi không ai thừa nhận công lao. Cuốn sách này không đả kích xã hội, không vạch tội thế giới, không châm chọc bất kì ai, bất kì tầng lớp nào. Mà đúng hơn là đang vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa con người và cuộc sống, chỉ ra nguyên do dẫn đến mâu thuẫn giữa con người-cá thể hữu hạn và cuộc đời-khách thể hữu hạn.
Sách gồm tám chương, mỗi chương là những câu chuyện cuộc đời của chính tác giả hoặc những trải nghiệm mà cô đã từng đi qua. Đó có thể là những điều mà ta đã từng nghe từ cô bạn cùng văn phòng, có thể là những sự việc mà ta từng chứng kiến ở công sở, những câu chuyện không của riêng ai hoặc cũng có thể là câu chuyện của chính chúng ta. Mọi thứ không hề viễn tưởng mà rất đỗi chân thật và đời
Qua từng câu chuyện, Mễ Nông lại đưa đến cho độc giả những quan điểm cá nhân của mình, tuy chủ quan nhưng không hề duy ý chí. Nhờ vậy mà khi đọc ta không hề bị cuốn vào lối suy nghĩ chủ nghĩa cá nhân. Song một điều rất thú vị là mọi triết lý của tác giả đều rất hợp tình hợp lý, giống như cô đang nói hộ tiếng lòng của hàng triệu con người vậy.
Đọc từng chương sách, ta thấy rằng Mễ Nông không hề phản bác lại thế giới mà đúng hơn là cô đang vạch ra cho người đọc một cách nhìn nhận đúng đắn nhất về thực tại. Hợp lý hóa những tồn đọng của cuộc sống. Rằng cuộc sống này không hề bất công mà đúng hơn nó đang vận hành theo quy tắc đào thải mà thôi.
Chúng ta bất mãn với những ai được sinh ra tại vạch đích, chúng ta ghen tị với những người có quyền thế và tiền bạc. Song chúng ta lại không hề biết rằng để có được những ưu thế đó thì họ đã phải đánh đổi những gì. Phải chăng chúng ta đang quá bất công, đang đổ oan cho những người giàu có và những người được quyền hưởng sự giàu có. Chúng ta thích mọi thứ công bằng, nhưng thế nào là công bằng, là tất cả mọi người phải thấp kém, phải kém cỏi như chúng ta sao. Nếu Trái đất này vận hành theo những gì ta muốn thì có lẽ nó đã bị diệt vong.
Chúng ta yêu thích cái đẹp nhưng lại không bao giờ chịu đầu tư cho nó. Chúng ta muốn được xinh đẹp nhưng không chịu đánh đổi và không muốn chịu cực. Vậy thì chúng ta làm gì có quyền lên án những người dám đánh đổi 10 năm tuổi thọ với hàng tháng ròng chịu đau đớn và khổ cực để đổi lấy thân hình thon gọn hay một chiếc mũi cao. Đối với quan điểm của Mễ Nông mà nói, thực ra thế giới này không hề thiên vị hay bất công cho bất kỳ ai mà đúng hơn là con người đang trở nên vô lý mà thôi.
Tôi tâm đắc nhất với câu nói của Mễ Nông: “Không có chuyện tài không gặp thời, chỉ là tài năng chưa đủ mà thôi”. Chúng ta thường than vãn về công việc cứ giậm chân tại chỗ, nhưng không chịu nhận thức rằng bản thân mình đang dùng đi dùng lại những kiến thức đã lạc hậu mà bản thân thì không chịu học hỏi. Chúng ta trách mọi người không chịu nhìn nhận về tài năng của mình nhưng lại chẳng chịu chứng minh bao giờ. Và thiết nghĩ những hậu quả trên là điều hết sức tất yếu và hiển nhiên.
Tôi rất thích cái cách Mễ Nông quan niệm về may mắn rằng chúng ta đang sống trong thời đại tân tiến song vẫn còn rất nhiều người tin và trông đợi vào vận may. Nhưng điều tốt đẹp chỉ đến với những ai miệt mài lao lực tìm nó. Cuộc sống thực sự rất công bằng, may mắn chỉ dành cho những người xứng đáng. Vì thế mà mọi cơ hội tốt chỉ dành cho những người đã khổ tâm lao động, chứ không bao giờ có phần cho những kẻ lười nhác. Không có khái niệm may mắn dành cho kẻ lười mà nếu có thì cũng không lâu dài và cũng không được công nhận. Và tôi cũng rất đồng tình với nhận định về cách tìm kiếm may mắn của tác giả, là nỗ lực không ngừng, luôn suy nghĩ về nó, luôn đổi mới hằng ngày. Đó là chính cách tìm và giữ may mắn luôn ở bên mình.
Cách hành văn của Mễ Nông rất chân thành và dí dỏm. Vì vậy mà khi đọc ta không hề có cảm giác nặng nề hay khô khan. Có những câu chuyện qua lời kể của cô khiến chúng ta phải bật cười, rồi cũng phải gật gù công nhận rằng đó là điều hoàn toàn có thật. Những chân lý mà tác giả truyền tải rất chân tình, không hề khẩu hiệu hô hào hay sáo rỗng.
Chúng ta, những con người đang còn ngồi trên ghế nhà trường, những kẻ đang sống mòn nơi công sở, cũng có thể là những kẻ thất bại thảm hại, hay là người đang gặt hái thành công… bất cứ ai cũng có thể gặp được chính mình trong những trang sách của Mễ Nông.
Cái tôi học được từ cuốn sách ấy không chỉ là lối sống thực tế hơn , mà còn là cách nhìn đúng đắn hơn về thực tế. Nhìn thẳng vào sự thật, biết chấp nhận thực tại, không dối lòng, không đổ lỗi cho khách quan, không dằn vặt bản thân, biết cách đối diện với chính bản thân, tìm ra những điều còn thiếu sót và hoàn thiện mình. Và điều quan trọng là tôi trân trọng mình hơn bao giờ hết, tôi yêu bản thân mình dẫu cho tôi không hề hoàn hảo, tôi biết nói lên những điều mà trước giờ tôi chưa hề dám ngỏ lời. Để rồi sau tất cả tôi thật sự biết ơn khi mình được sống, còn được chiến đấu và kịp nhận ra rằng thế giới này thực sự rất đáng để chúng ta sống thêm một lần nữa.
Ai cũng có riêng cho mình cuốn sách gối đầu, cuốn sách làm ta để xuống rồi lại cầm lên. Và đối với tôi đây là quyển sách khiến tôi phải đọc lại hai lần.