Sony trưng bày màn hình microLED 2K giá 7 tỷ đồng, màn hình LCD 4K giá 700 triệu đồng

Thanh Thúy

Well-known member
Sony Marketing đã tổ chức triển lãm Creative Solution Showcase 2024 tại Nhật, ngày 3/7. Tại đây trưng bày hàng loạt thiết bị và giải pháp sản xuất nội dung cao cấp. Đáng chú ý là giải pháp studio ảo gồm màn hình Crystal LED mới nhất và camera điện ảnh, cùng những tiến bộ công nghệ AI khác.


Màn hình microLED giá 7 tỷ đồng

Dòng VERONA là cập nhật mới nhất của màn hình Crystal LED (bản chất chính là microLED), cho phép tạo nên 1 màn hình lớn với bất kỳ kích thước và hình dạng nào, đồng thời có thể chiếu hình ảnh chân thực, độ phân giải cao. Lớp phủ cao cấp giúp màu đen sâu đồng đều, giảm phản chiếu xuống thấp nhất. Đỉnh sáng 1,500 nit và tần số quét 7,680Hz, loại bỏ hiện tượng flicker của máy ảnh khi hướng vào màn hình.

Creative Solution Showcase 2024 1.jpg

Bức tường LED đằng sau người mẫu có cấu hình khá thấp trong dải sản phẩm. Độ phân giải 2,160 x 1,080 pixel tức chỉ tầm khoảng 2K, thuộc loại màn LED P2.3, lắp đặt cần 50 module. Tổng chi phí gồm cả cable và bộ điều khiển là 44 triệu Yên, tức khoảng 7 tỷ đồng.

Dù có giá rất đắt nhưng Sony đã nhận được yêu cầu lắp đặt studio tại nhiều địa điểm trên thế giới như London, Stamford, Milan và Tokyo (Kadokawa Daiei Studio). Hãng đang tích cực đẩy mạnh virtual production như 1 nguồn thu mới.

Tại đây, khách tham quan có thể tận mắt nhìn cách camera được lắp đặt và ghi hình theo thời gian thực, trong khi backgroung trên màn hình microLED thay đổi liên tục theo những gì camera ghi nhận. Toàn bộ đạt chất lượng cao và không khác biệt với chủ thể. Ngược lại, hình ảnh mà camera quay từ màn hình vẫn cho ra tương tự như cảnh ngoài đời.

1720509128977.png

1 module Crystal LED, để ghép thành màn hình khổng lồ sẽ dùng nhiều module như thế này ghép lại

Nhà sáng tạo được cung cấp bộ công cụ để xác định trước background, vị trí đặt máy quay, vị trí ánh sáng, chỉnh sửa hiện tượng moiré. Bạn được kiểm soát tối đa không gian môi trường để tính toán trước mỗi đúp quay. Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Hệ thống microLED có thể scale theo ý muốn, đa dạng độ phân giải và kích thước để phục vụ tùy theo quy mô dự án.

Sony PCL đang lên kế hoạch đóng gói dịch vụ cho thuê để giới thiệu nó tới nhiều công ty truyền thông. Hệ thống sản xuất ảo VERONA sẽ thành 1 giải pháp khép kín từ chuẩn bị, lắp đặt, vận hành, tháo dỡ, cung cấp cả phần mềm lẫn phần cứng cho những buổi làm việc ngắn.

1720509234245.png

Bên trái là dòng VERONA CH có tương phản cao và màu đen sâu để làm studio ảo, còn bên phải là dòng VERONA BH có độ sáng cao và phủ lớp film chống phản xạ để trưng bày ngoài trời hoặc triển lãm, hành lang, phòng chờ,... Ở giữa là 1 màn hình tham chiếu chuyên nghiệp dùng trong môi trường Hollywood

Như vậy, nếu chỉ quay trong vài ngày, bạn có thể gọi thuê dịch vụ của Sony và hoàn thành công việc nhanh gọn. Họ cung cấp hết thiết bị và phần mềm, đến rồi đi. Thay vì phải đi tìm và thuê studio hoặc chuẩn bị đồ đặc đem theo ê-kíp.

Màn hình tham chiếu TRIMASTER

Tại sự kiện Creative Solution Showcase 2024 tổ chức tại Nhật đầu tháng 7, ngoài giải pháp sản xuất studio ảo, Sony còn mang tới loạt màn hình tham chiếu chuyên nghiệp TRIMASTER gồm BVM-HX3110 và BVM-HX310.

1720509592713.png

Màn hình tham chiếu chuyên nghiệp flagship TRIMASTER HX3110 của Sony

HX3110 là flagship hiện nay của dòng màn hình tham chiếu chuyên nghiệp TRIMASTER. Nó sử dụng tấm nền LCD dual-cell 30.5 inch, độ phân giải DCI 4K (4,096 x 2,160 pixel), công nghệ làm mờ cục bộ (local dimming), đỉnh sáng đạt 4,000 nit và sáng toàn khung 1,000 nit.

Master monitor là loại màn hình chuyên dụng để kiểm tra và đánh giá chất lượng tín hiệu và màu sắc video, thường sử dụng trong giới làm phim Hollywood và ngành phát thanh truyền hình. Sony đã có thâm niên hàng chục năm sản xuất mặt hàng này, từ thời CRT đến nay. Nếu làm việc tại đài truyền hình hoặc từng ghé thăm cơ sở của các đài ở Việt Nam, rất dễ bắt gặp màn hình tham chiếu của Sony.

1720510470043.png

Màn hình tham chiếu chuyên nghiệp HX3110 có chất lượng hiển thị tốt nhất từ trước đến nay trong lịch sử dòng TRIMASTER

Chúng sẽ kiểm tra hàng loạt thông số như gam màu, nhiệt màu, độ sáng, đường con gamma,... của video. Quá trình sản xuất video và các hiệu ứng áp vào đem lại kết quả như thế nào, đã đúng với ý đồ đạo diễn chưa. Ngoài ra, chúng thường có hiệu suất nhất quán lâu dài và mức độ đồng nhất đáng kinh ngạc. Hình ảnh giữa các đơn vị màn hình riêng lẻ vẫn giống nhau và duy trì suốt 1 thời gian dài, không bị xuống màu như TV rẻ tiền.

Là công cụ đo lường hiển thị, màn hình tham chiếu được dùng để color grading, chỉnh sửa màu sắc. Ngoài ra, còn dùng trong khâu R&D, thiết kế sản phẩm, thiết bị quang học và chất bán dẫn. Những công việc yêu cầu độ chính xác màu sắc phải thật tuyệt đối mà màn hình máy tính bình thường bó tay.


1720509827234.png

Tấm nền LCD dual-cell trên các màn hình tham chiếu của Sony

Với HX3110, họ mong muốn cải thiện độ sáng vượt bậc so với tất cả sản phẩm trước đây. Nó có thể sáng toàn khung 1,000 nit và đỉnh sáng 4,000 nit. Tái tạo chính xác các nguồn sáng cực mạnh như tia laser, mặt trời, ngọn lửa,... Chính vì muốn theo đuổi độ sáng, họ chấp nhận từ bỏ công nghệ OLED trên X300 để chuyển sang LCD dual-cell.

Tấm nền LCD này do Sony thiết kế, đi cùng công nghệ điều khiển làm mờ đèn nền độc quyền. LCD dual-cell cho phép cải thiện độ tương phản sánh ngang OLED đạt 1,000,000:1, vùng tối trở nên chi tiết 1 cách khó tin trên panel LCD và không còn thua kém OLED nữa. Cấu trúc tương tự loại đã dùng trên HX310 trước đây, tuy nhiên đã có sự tùy chỉnh riêng.

1720509799953.png

Màn hình tham chiếu đạt đỉnh sáng 4,000 nit

Trên HX310, tấm nền LCD dual-cell, module đèn nền và các thành phần quang học khác được nhà sản xuất cung cấp dưới dạng module dành riêng cho Sony. Bảng mạch điều khiển màn hình do chính Sony thiết kế và sản xuất. Họ tự mình lắp ráp chúng thành 1 màn hình hoàn chỉnh tại nhà máy.

Đối với HX3110, ngoài panel LCD dual-cell mà hãng tham gia thiết kế cùng nhà sản xuất, họ tự chọn mua và thiết kế linh kiện quang học và đèn nền theo kiểu riêng, không dùng loại đại trà. Từ phần LCD cho tới đèn nền, Sony can thiệp vào khâu thiết kế và kiểm soát chất lượng, chọn lựa. Sau đó tự lắp ráp thành màn hình hoàn chỉnh tại nhà máy.

1720509865061.png

Bên trái là HX3110 dùng panel LCD dual-cell còn bên phải là "huyền thoại studio" X300 sử dụng panel RGB OLED

Nhờ vậy, họ có thể đảm bảo hiệu suất cao hơn và chất lượng ổn định. Đặc biệt là đảm bảo màu sắc nhất quán lâu dài của màn hình, không bị xuống màu. Cũng như đồng nhất giữa từng đơn vị sản phẩm, cái bán ra ở Tokyo và cái bán ở Kyoto có màu sắc y chang nhau, có thể mua 1 cái đặt trên văn phòng và 1 cái ở nhà, hiển thị y như nhau và chạy project trên cả 2.

Đối với thuật toán điều khiển đèn nền làm mờ, họ đã tận dụng Backlight Master Drive phát triển cho TV Bravia. Phát triển 1 chip điều khiển mới kết hợp với đèn nền LED và lớp LCD dual-cell, phối kết hợp để tạo ra đỉnh sáng 4,000 nit. Vài năm gần đây, 2 bộ phận TV và màn hình tham chiếu đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hơn.

1720509933099.png

Từ trái qua phải: HX310 - HX3110 - X300, chỉ có HX3110 ở giữa mới chiếu sáng được 4,000 nit

Sony từng ra mắt TV Full HD đầu tiên trên giới có màn hình 240Hz năm 2008, sử dụng chèn khung hình đen nội suy để lấp đầy các khoảng giữa khung hình thực. Công nghệ MotionFlow và nhấp nháy đèn nền để giải quyết tình trạng bóng mờ trên màn hình LCD khi hiển thị chuyển động nhanh. Trên HX3110, họ đã áp dụng kinh nghiệm này.

Nhờ vậy, khả năng xử lý chuyển động của HX3110 trở nên tuyệt vời. So với OLED X300 được mệnh danh "huyền thoại studio" và LCD dual-cell HX310, nó vượt trội hoàn toàn về khả năng xử lý chuyển động nhanh. Độ sáng và text không thay đổi khi khung hình lướt qua.

1720510231800.png

1720510248843.png

Thuật toán xử lý chuyển động giúp HX3110 hiển thị hình ảnh và ký tự sáng rõ dù tốc độ khung hình nhanh hơn

HX3110 cũng đã cập nhật thiết kế quang học, tấm film mở rộng góc nhìn và lớp phủ chống phản chiếu. “HX3110 có lẽ là màn hình duy nhất sử dụng thiết kế và vật liệu này” - đại diện Sony nói. Tấm phủ chống phản chiếu mới sử dụng vật liệu khác loại trên HX310, cải thiện hơn nữa khả năng chống phản xạ.

Hệ thống xử lý tín hiệu cũng được cải tiến hoàn toàn để phù hợp với "đầu vào IP" lần đầu tiên trong dòng sản phẩm này. Ngành phát thanh truyền hình đang trải qua quá trình chuyển đổi từ truyền SDI bằng cáp đồng trục sang truyền IP bằng cáp quang. Sử dụng IP giúp truyền tải băng thông lớn hơn, cần ít cáp hơn và giảm chi phí đáng kể. HX3110 có thể nhận input IP bằng 1 module thu phát riêng biệt (bán lẻ). Các chức năng Waveform Monitor, phạm vi vector, phạm vi gam màu (CGS),... đã được thêm vào. Có thêm chế độ Quad View.

1720510007583.png

Nội dung demo được chuẩn bị có đỉnh sáng từ 2,000 đến 4,000 nit, lần lượt thay nhau hiển thị để cho thấy sự khác biệt của HX3110 với sản phẩm khác. Nó có khả năng hiển thị chính xác từng bước chuyển màu sắc kể cả ở vùng có độ sáng rất cao.

1720510158673.png

Hình ảnh trên HX310
1720510178659.png

Hình ảnh trên HX3110

1720510201126.png

Hình ảnh trên X300

Với HX3110, màu đen và tương phản xóa nhòa khoảng cách giữa LCD và OLED, trong khi lại chiếm ưu thế về độ sáng, nó hoàn toàn là 1 "OLED killer" đúng nghĩa. Đây là 1 trong các màn hình tham chiếu có chất lượng tốt nhất lịch sử dòng TRIMASTER. Nó không chỉ đóng vai trò là tiêu chuẩn hiển thị mà còn là chuẩn mực cho tất cả màn hình cao cấp trong những năm tới.

Giá bán cho sản phẩm là gần 4.4 triệu Yên, khoảng 700 triệu đồng. Ở bên Nhật, nếu không đủ tiền mua đứt thì bạn có thể tham gia chương trình cho thuê của Sony, mỗi tháng trả 100,000 Yên (~hơn 16 triệu đồng), bảo trì và bảo hiểm đi kèm thiết bị, hợp đồng hạn 3 năm.
 
Bên trên