Thanh Thúy
Well-known member
Sony, tập đoàn giải trí đa quốc gia đến từ Nhật Bản, sở hữu một danh mục sản phẩm đồ sộ trải dài từ trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh, cảm biến cho đến các thiết bị điện tử tiêu dùng.
Câu chuyện thăng trầm của Sony là một huyền thoại trong giới kinh doanh. Vào năm 1946, giữa một nước Nhật hoang tàn sau chiến tranh, kỹ sư kỳ cựu Masaru Ibuka và doanh nhân trẻ tuổi Akio Morita đã cùng nhau thành lập một công ty điện tử với cái tên “Tokyo Telecommunications Engineering Corporation”. Sản phẩm đầu tiên của họ là 1 chiếc nồi cơm điện đã thất bại thảm hại.
Bước đột phá đầu tiên đến với chiếc máy ghi âm Type G - sản phẩm đầu tiên thuộc loại này tại Nhật Bản. Sau đó, họ chuyển sang sản xuất radio bán dẫn. Vào cuối những năm 1950, công ty đổi tên thành “Sony” bởi cái tên nghe có vẻ Mỹ hơn, phù hợp với tham vọng đưa sản phẩm tiếp cận thị trường nước ngoài của Morita. Họ bắt đầu bán radio bán dẫn tại Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của Morita vào cuối những năm 1970, Sony đã phát triển thành công chiếc máy nghe nhạc cassette bỏ túi Sony Walkman - sản phẩm đã bán được hàng trăm triệu chiếc trên toàn thế giới. Tiếp nối thành công vang dội đó, ông tiếp tục cho ra đời Sony Discman, Sony Handycam và sau này là Sony PlayStation.
Sony thời kỳ đó thành công đến mức chính Steve Jobs cũng lấy đó làm hình mẫu cho công ty non trẻ Apple Computer của mình. Akio Morita là người hùng mà ông cố gắng noi theo: “Lúc bấy giờ, hình mẫu lý tưởng của Steve là Sony. Ông ấy thực sự muốn trở thành Sony. Ông ấy không muốn trở thành IBM, cũng không muốn trở thành Microsoft. Ông ấy muốn trở thành Sony” (John Sculley, 2010).
Nhưng đến đầu những năm 1990, Morita rời khỏi Sony. Dần dần, thế hệ lãnh đạo cũ cũng rút lui, để lại một khoảng trống lớn. Sony không còn là cỗ máy đổi mới sáng tạo, các sản phẩm trở nên trì trệ, thiếu đột phá. Những năm tháng dưới sự dẫn dắt của CEO Howard Stringer (2005-2012) là giai đoạn đầy thách thức. TV Sony thất thế trước Samsung và LG với mức giá rẻ hơn, trong khi PlayStation 3 với cấu hình khủng và giá bán đắt đỏ lại không tạo được tiếng vang với người tiêu dùng.
Giai đoạn phục hồi của Sony bắt đầu vào năm 2012. Tân CEO Kazuo Hirai khi đó đã mạnh tay bán đi các mảng kinh doanh thua lỗ như máy tính cá nhân, lắp ráp module camera và pin. Ông chuyển hướng Sony từ mặt hàng đại trà ít lợi nhuận sang phân khúc cao cấp, tập trung vào những lợi thế cạnh tranh độc đáo hoặc loại bỏ những mảng kinh doanh không có tiềm năng.
CEO hiện tại, Kenichiro Yoshida, tiếp tục kế thừa di sản của Kazuo Hirai. Từng là CFO dưới thời Hirai, Yoshida được biết đến là một người “am hiểu chi tiết những con số”. Kể từ khi nhậm chức vào năm 2019, ông đã thực hiện một số cải cách, điển hình là áp dụng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu suất (KPI) mới để tính toán lương thưởng cho nhân viên, trong đó dòng tiền hoạt động đóng vai trò quan trọng. Đối với lãnh đạo cấp cao, hiệu quả hoạt động của giá cổ phiếu trong dài hạn cũng là 1 yếu tố được xem xét - điều mà lẽ ra phải được áp dụng từ lâu.
Viên ngọc quý trong đế chế Sony chắc chắn là mảng kinh doanh PlayStation. Thật khó để phủ nhận sự thống trị của công ty trong lĩnh vực game console suốt 30 năm qua. Minh chứng rõ nhất là 3/4 hệ máy chơi game bán chạy nhất mọi thời đại đều là PlayStation. Sự thống trị này tiếp tục được duy trì ở thế hệ hiện tại. Xbox Series X/S có doanh số bán ra kém xa PlayStation 5, nhu cầu từ phía người dùng đối với PlayStation 5 vẫn mạnh mẽ hơn bất chấp giá cao. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt linh kiện từng cản trở sản xuất cuối cùng đã được cải thiện.
Lĩnh vực kinh doanh âm nhạc đã có những tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua khi các dịch vụ phát trực tuyến liên tục đẩy giá trị kinh tế của kho nhạc bản quyền đồ sộ trong tay Sony lên cao. Sony là một trong 3 ông lớn thống trị thị trường âm nhạc toàn cầu cùng với Warner Music và Universal Music. Cả ba đều đang tăng trưởng ổn định với tiềm năng rộng mở phía trước.
Hoạt động sản xuất phim ảnh và truyền hình của Sony bắt đầu từ thương vụ thâu tóm hãng phim Hollywood Columbia Pictures vào năm 1988. Tuy nhiên đến những năm 2010, công ty rơi vào bế tắc. Năm 2017, Sony đã chiêu mộ nhà điều hành kỳ cựu Anthony Vinciquerra để vực dậy mảng kinh doanh này. Ông đã làm rất tốt công việc được giao đó. Năm 2021, Sony Pictures ghi nhận kinh doanh kỷ lục bất chấp bối cảnh phòng vé toàn cầu đầy khó khăn. Giờ đây, khi các dịch vụ phát trực tuyến đang “khát” nội dung, hãng có thể bán bản quyền kho phim và chương trình truyền hình đồ sộ của mình cho bên trả giá cao nhất.
Sony cũng sở hữu lợi thế cạnh tranh đáng gờm trong lĩnh vực cảm biến hình ảnh cho smartphone. Họ hiện là nhà cung cấp cảm biến hình ảnh duy nhất cho iPhone của Apple, bên cạnh nhiều khách hàng Android khác như Xiaomi, vivo, oppo, OnePlus,... cũng tin dùng cảm biến công ty cho mẫu flagship. Mảng kinh doanh cảm biến hình ảnh đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt đối với Huawei vào năm 2020, nhưng với danh sách khách hàng đa dạng và việc mở rộng năng lực sản xuất gần đây, nó hứa hẹn sẽ phục hồi và bùng nổ trong những năm tới.
Hai mảng kinh doanh kém hấp dẫn nhất ở thời điểm hiện tại là điện tử tiêu dùng và tài chính.
Sony sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy ảnh, TV và điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Samsung, Canon, Nikon và nhiều đối thủ Trung Quốc cũng tham gia vào thị trường này. Tiềm năng tăng trưởng ở khu vực điện tử tiêu dùng đã không còn bao nhiêu, trong khi công ty Nhật Bản né tránh đối đầu trực tiếp với các thế lực Trung Quốc đang lên do lo ngại lợi nhuận sụt giảm.
Trong mảng tài chính, Sony là đơn vị tiên phong ra mắt ngân hàng trực tuyến đầu tiên tại Nhật Bản. Họ cũng sở hữu một công ty bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn khả quan nhưng mục tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ ở mức 8% chưa đủ ấn tượng.
Nhìn chung, Sony hiện tại là một tập đoàn đang trên đà tăng trưởng tích cực với các mảng kinh doanh trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và cảm biến hình ảnh. Họ là một công ty khác biệt, tập hợp những tài sản chất lượng cao với vị thế thống trị thị trường trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và cảm biến hình ảnh.
Ban lãnh đạo tài ba của Sony hiện đang trong quá trình kiếm tiền từ chính những tài sản này. Rất có thể họ sẽ mang lại cho các cổ đông nhiều giá trị hơn cả những gì mà Akio Morita và thế hệ lãnh đạo của ông đã làm được.
Dưới đây là tóm tắt về Sony:
Sony là tập đoàn giải trí Nhật Bản với 6 mảng kinh doanh chính:
Câu chuyện thăng trầm của Sony là một huyền thoại trong giới kinh doanh. Vào năm 1946, giữa một nước Nhật hoang tàn sau chiến tranh, kỹ sư kỳ cựu Masaru Ibuka và doanh nhân trẻ tuổi Akio Morita đã cùng nhau thành lập một công ty điện tử với cái tên “Tokyo Telecommunications Engineering Corporation”. Sản phẩm đầu tiên của họ là 1 chiếc nồi cơm điện đã thất bại thảm hại.
Bước đột phá đầu tiên đến với chiếc máy ghi âm Type G - sản phẩm đầu tiên thuộc loại này tại Nhật Bản. Sau đó, họ chuyển sang sản xuất radio bán dẫn. Vào cuối những năm 1950, công ty đổi tên thành “Sony” bởi cái tên nghe có vẻ Mỹ hơn, phù hợp với tham vọng đưa sản phẩm tiếp cận thị trường nước ngoài của Morita. Họ bắt đầu bán radio bán dẫn tại Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của Morita vào cuối những năm 1970, Sony đã phát triển thành công chiếc máy nghe nhạc cassette bỏ túi Sony Walkman - sản phẩm đã bán được hàng trăm triệu chiếc trên toàn thế giới. Tiếp nối thành công vang dội đó, ông tiếp tục cho ra đời Sony Discman, Sony Handycam và sau này là Sony PlayStation.
Sony thời kỳ đó thành công đến mức chính Steve Jobs cũng lấy đó làm hình mẫu cho công ty non trẻ Apple Computer của mình. Akio Morita là người hùng mà ông cố gắng noi theo: “Lúc bấy giờ, hình mẫu lý tưởng của Steve là Sony. Ông ấy thực sự muốn trở thành Sony. Ông ấy không muốn trở thành IBM, cũng không muốn trở thành Microsoft. Ông ấy muốn trở thành Sony” (John Sculley, 2010).
Nhưng đến đầu những năm 1990, Morita rời khỏi Sony. Dần dần, thế hệ lãnh đạo cũ cũng rút lui, để lại một khoảng trống lớn. Sony không còn là cỗ máy đổi mới sáng tạo, các sản phẩm trở nên trì trệ, thiếu đột phá. Những năm tháng dưới sự dẫn dắt của CEO Howard Stringer (2005-2012) là giai đoạn đầy thách thức. TV Sony thất thế trước Samsung và LG với mức giá rẻ hơn, trong khi PlayStation 3 với cấu hình khủng và giá bán đắt đỏ lại không tạo được tiếng vang với người tiêu dùng.
Giai đoạn phục hồi của Sony bắt đầu vào năm 2012. Tân CEO Kazuo Hirai khi đó đã mạnh tay bán đi các mảng kinh doanh thua lỗ như máy tính cá nhân, lắp ráp module camera và pin. Ông chuyển hướng Sony từ mặt hàng đại trà ít lợi nhuận sang phân khúc cao cấp, tập trung vào những lợi thế cạnh tranh độc đáo hoặc loại bỏ những mảng kinh doanh không có tiềm năng.
CEO hiện tại, Kenichiro Yoshida, tiếp tục kế thừa di sản của Kazuo Hirai. Từng là CFO dưới thời Hirai, Yoshida được biết đến là một người “am hiểu chi tiết những con số”. Kể từ khi nhậm chức vào năm 2019, ông đã thực hiện một số cải cách, điển hình là áp dụng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu suất (KPI) mới để tính toán lương thưởng cho nhân viên, trong đó dòng tiền hoạt động đóng vai trò quan trọng. Đối với lãnh đạo cấp cao, hiệu quả hoạt động của giá cổ phiếu trong dài hạn cũng là 1 yếu tố được xem xét - điều mà lẽ ra phải được áp dụng từ lâu.
Viên ngọc quý trong đế chế Sony chắc chắn là mảng kinh doanh PlayStation. Thật khó để phủ nhận sự thống trị của công ty trong lĩnh vực game console suốt 30 năm qua. Minh chứng rõ nhất là 3/4 hệ máy chơi game bán chạy nhất mọi thời đại đều là PlayStation. Sự thống trị này tiếp tục được duy trì ở thế hệ hiện tại. Xbox Series X/S có doanh số bán ra kém xa PlayStation 5, nhu cầu từ phía người dùng đối với PlayStation 5 vẫn mạnh mẽ hơn bất chấp giá cao. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt linh kiện từng cản trở sản xuất cuối cùng đã được cải thiện.
Lĩnh vực kinh doanh âm nhạc đã có những tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua khi các dịch vụ phát trực tuyến liên tục đẩy giá trị kinh tế của kho nhạc bản quyền đồ sộ trong tay Sony lên cao. Sony là một trong 3 ông lớn thống trị thị trường âm nhạc toàn cầu cùng với Warner Music và Universal Music. Cả ba đều đang tăng trưởng ổn định với tiềm năng rộng mở phía trước.
Hoạt động sản xuất phim ảnh và truyền hình của Sony bắt đầu từ thương vụ thâu tóm hãng phim Hollywood Columbia Pictures vào năm 1988. Tuy nhiên đến những năm 2010, công ty rơi vào bế tắc. Năm 2017, Sony đã chiêu mộ nhà điều hành kỳ cựu Anthony Vinciquerra để vực dậy mảng kinh doanh này. Ông đã làm rất tốt công việc được giao đó. Năm 2021, Sony Pictures ghi nhận kinh doanh kỷ lục bất chấp bối cảnh phòng vé toàn cầu đầy khó khăn. Giờ đây, khi các dịch vụ phát trực tuyến đang “khát” nội dung, hãng có thể bán bản quyền kho phim và chương trình truyền hình đồ sộ của mình cho bên trả giá cao nhất.
Sony cũng sở hữu lợi thế cạnh tranh đáng gờm trong lĩnh vực cảm biến hình ảnh cho smartphone. Họ hiện là nhà cung cấp cảm biến hình ảnh duy nhất cho iPhone của Apple, bên cạnh nhiều khách hàng Android khác như Xiaomi, vivo, oppo, OnePlus,... cũng tin dùng cảm biến công ty cho mẫu flagship. Mảng kinh doanh cảm biến hình ảnh đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt đối với Huawei vào năm 2020, nhưng với danh sách khách hàng đa dạng và việc mở rộng năng lực sản xuất gần đây, nó hứa hẹn sẽ phục hồi và bùng nổ trong những năm tới.
Hai mảng kinh doanh kém hấp dẫn nhất ở thời điểm hiện tại là điện tử tiêu dùng và tài chính.
Sony sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy ảnh, TV và điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Samsung, Canon, Nikon và nhiều đối thủ Trung Quốc cũng tham gia vào thị trường này. Tiềm năng tăng trưởng ở khu vực điện tử tiêu dùng đã không còn bao nhiêu, trong khi công ty Nhật Bản né tránh đối đầu trực tiếp với các thế lực Trung Quốc đang lên do lo ngại lợi nhuận sụt giảm.
Trong mảng tài chính, Sony là đơn vị tiên phong ra mắt ngân hàng trực tuyến đầu tiên tại Nhật Bản. Họ cũng sở hữu một công ty bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn khả quan nhưng mục tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ ở mức 8% chưa đủ ấn tượng.
Nhìn chung, Sony hiện tại là một tập đoàn đang trên đà tăng trưởng tích cực với các mảng kinh doanh trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và cảm biến hình ảnh. Họ là một công ty khác biệt, tập hợp những tài sản chất lượng cao với vị thế thống trị thị trường trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và cảm biến hình ảnh.
Ban lãnh đạo tài ba của Sony hiện đang trong quá trình kiếm tiền từ chính những tài sản này. Rất có thể họ sẽ mang lại cho các cổ đông nhiều giá trị hơn cả những gì mà Akio Morita và thế hệ lãnh đạo của ông đã làm được.
Dưới đây là tóm tắt về Sony:
Sony là tập đoàn giải trí Nhật Bản với 6 mảng kinh doanh chính:
- Trò chơi điện tử: Dẫn đầu là máy chơi game console PlayStation 5 và kho game phong phú đi kèm. Ngoài ra, Sony còn sở hữu nhiều studio game nội bộ lẫn phát hành cho studio khác.
- Âm nhạc: Sony sở hữu kho nhạc bản quyền khổng lồ, là một trong ba công ty thống trị thị trường toàn cầu, bên cạnh Warner Music và Universal Music. Mảng kinh doanh này tăng trưởng ổn định, biên lợi nhuận cao được thúc đẩy bởi nhu cầu từ nhiều nền tảng phát trực tuyến như Spotify, Apple Music.
- Phim ảnh: Sony sở hữu hãng phim Columbia Pictureslà 1 trong 5 studio lớn nhất thế giới. Sau khi bổ nhiệm Anthony Vinciquerra vào năm 2017, người đã góp phần đưa Sony Pictures trở thành một trong những hãng phim Hollywood thành công nhất, tình hình tài chính lành mạnh nhất hiện nay. Công ty được hưởng lợi lớn từ nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, Disney+, Amazon Prime,...
- Cảm biến hình ảnh: Sony chiếm khoảng 50% thị phần cảm biến hình ảnh cho smartphone. Nhà cung cấp cảm biến hình ảnh độc quyền cho Apple, nhiều flagship Android khác cũng trang bị cảm biến của công ty ở ống kính chính.
- Điện tử tiêu dùng: Họ cũng kinh doanh máy ảnh, TV, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Đây là mảng kinh doanh cạnh tranh gay gắt với tỷ suất sinh lời thấp, nhu cầu trì trệ khi “phần mềm đang dần thống trị thế giới” theo Marc Andreessen.
- Dịch vụ tài chính: Sony điều hành ngân hàng trực tuyến đầu tiên tại Nhật Bản và một công ty bảo hiểm nhân thọ. Mảng kinh doanh này hoạt động khá tốt nhưng sẽ được tách ra trong tương lai.