Minh Thư
Well-known member
Vào thứ Tư vừa qua, hàng loạt báo cáo từ người dùng router Wifi của Asus trên toàn thế giới cho biết thiết bị của mình đột nhiên dừng hoạt động và mất kết nối internet không rõ nguyên nhân. Sau đó các thiết bị này còn liên tục khởi động lại, dừng hoạt động sau mỗi vài phút khi bộ nhớ thiết bị cạn kiệt.
Hai ngày sau đó, hãng sản xuất thiết bị máy tính nổi tiếng này đã có lời giải thích cho sự cố kỳ lạ của mình. Theo Asus, sự cố ngừng hoạt động diện rộng này là hậu quả của "một lỗi cấu hình trong file thiết lập máy chủ của chúng tôi." Sau khi sửa lỗi hầu hết người dùng chỉ cần khởi động lại thiết bị của họ là có thể sử dụng được.
Trong trường hợp không sửa được lỗi này, nhóm hỗ trợ của công ty khuyến cáo người dùng nên lưu lại thiết lập cấu hình hiện tại và khôi phục cài đặt gốc (factory reset). Công ty cũng gửi lời xin lỗi đến người dùng vì sự cố này.
Với nhiều người, quãng thời gian 2 ngày chắc hẳn đã dài đến vô tận khi cố gắng trong vô vọng để giải quyết sự cố này. Sự im lặng của Asus trong thời gian đó cũng càng làm sự thất vọng của mọi người gia tăng.
Một người dùng phàn nàn: "Toàn những thứ vớ vẩn. Sao Asus không đưa ra lời giải thích rõ ràng về việc chuyện gì đang xảy ra?"
Trong khi cho đến giờ Asus vẫn chưa cung cấp các chi tiết về lỗi cấu hình này, nhiều người dùng đã cố gắng lý giải sự cố này và dường như nó khá đúng.
Một người dùng cho biết: "Vào ngày 16 tháng Năm vừa qua, Asus đã đẩy một file định nghĩa bị hỏng vào ASD (thuộc công cụ bảo mật ASUS AirProtection) – một chương trình bảo mật tích hợp sẵn hiện có mặt trên hàng loạt thiết bị router khác nhau. Khi các router tự động cập nhất và nạp vào file bị hỏng đó, chúng bắt đầu bị hết dung lượng và bộ nhớ cho file hệ thống, cuối cùng gây ra sự cố cho thiết bị."
Lời giải thích này trả lời được câu hỏi điều gì làm các router này bị sự cố, nhưng lại gây ra một câu hỏi khác: tại sao lại có những router bị ảnh hưởng khi nó được cấu hình không tự động cập nhật và nó cũng không được cập nhật thủ công vào lúc đó? Asus cũng không trả lời được câu hỏi này nhưng nhiều khả năng câu trả lời nằm ở file định nghĩa của ASD, vốn nằm ở bên ngoài bộ nhớ thiết bị, liên tục quét thiết bị để tìm các mối nguy bảo mật và cập nhật thiết bị bất kể tính năng tự động cập nhật có được bật hay không.
Hai ngày sau đó, hãng sản xuất thiết bị máy tính nổi tiếng này đã có lời giải thích cho sự cố kỳ lạ của mình. Theo Asus, sự cố ngừng hoạt động diện rộng này là hậu quả của "một lỗi cấu hình trong file thiết lập máy chủ của chúng tôi." Sau khi sửa lỗi hầu hết người dùng chỉ cần khởi động lại thiết bị của họ là có thể sử dụng được.
Trong trường hợp không sửa được lỗi này, nhóm hỗ trợ của công ty khuyến cáo người dùng nên lưu lại thiết lập cấu hình hiện tại và khôi phục cài đặt gốc (factory reset). Công ty cũng gửi lời xin lỗi đến người dùng vì sự cố này.
Với nhiều người, quãng thời gian 2 ngày chắc hẳn đã dài đến vô tận khi cố gắng trong vô vọng để giải quyết sự cố này. Sự im lặng của Asus trong thời gian đó cũng càng làm sự thất vọng của mọi người gia tăng.
Một người dùng phàn nàn: "Toàn những thứ vớ vẩn. Sao Asus không đưa ra lời giải thích rõ ràng về việc chuyện gì đang xảy ra?"
Trong khi cho đến giờ Asus vẫn chưa cung cấp các chi tiết về lỗi cấu hình này, nhiều người dùng đã cố gắng lý giải sự cố này và dường như nó khá đúng.
Một người dùng cho biết: "Vào ngày 16 tháng Năm vừa qua, Asus đã đẩy một file định nghĩa bị hỏng vào ASD (thuộc công cụ bảo mật ASUS AirProtection) – một chương trình bảo mật tích hợp sẵn hiện có mặt trên hàng loạt thiết bị router khác nhau. Khi các router tự động cập nhất và nạp vào file bị hỏng đó, chúng bắt đầu bị hết dung lượng và bộ nhớ cho file hệ thống, cuối cùng gây ra sự cố cho thiết bị."
Lời giải thích này trả lời được câu hỏi điều gì làm các router này bị sự cố, nhưng lại gây ra một câu hỏi khác: tại sao lại có những router bị ảnh hưởng khi nó được cấu hình không tự động cập nhật và nó cũng không được cập nhật thủ công vào lúc đó? Asus cũng không trả lời được câu hỏi này nhưng nhiều khả năng câu trả lời nằm ở file định nghĩa của ASD, vốn nằm ở bên ngoài bộ nhớ thiết bị, liên tục quét thiết bị để tìm các mối nguy bảo mật và cập nhật thiết bị bất kể tính năng tự động cập nhật có được bật hay không.