Nguyệt Phan
Well-known member
Tự chủ công nghệ đưa truyền hình 'lên mây' để phục vụ hàng triệu người dùng, TV360 hoàn toàn đủ khả năng để đạt thành tích vang đội khi triển khai ở thị trường ngoài Việt Nam.
Chính thức ra mắt vào cuối năm 2020, TV360 là ứng dụng truyền hình và giải trí OTT phát triển và vận hành bởi Viettel Telecom. Mặc dù được coi là một ‘tân binh’, TV360 liên tục đạt được những thành tích ấn tượng khi đứng ở những vị trí dẫn đầu về mức độ phổ biến trên kho ứng dụng miễn phí của Google, cũng như về mức độ được yêu thích ở Việt Nam trên kho ứng dụng của Apple.
Đây được coi là thành tích cực kỳ đáng nể, khi không phải nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trên Internet tại Việt Nam cũng có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó, việc sử dụng công nghệ đưa truyền hình 'lên mây' của TV360 được cho một trong nhiều nguyên nhân giúp ứng dụng này ‘thắng lớn’ tại Việt Nam, và thậm chí là mở ra cơ hội để khai phá thêm các thị trường mới.
Sử dụng công nghệ đưa truyền hình 'lên mây' để phục vụ hàng triệu người dùng
Lĩnh vực truyền hình OTT đang ngày càng phát triển, với nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT cần có một hệ thống có khả năng mở rộng không giới hạn, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Trong đó, Cloud Microservices được coi là một giải pháp công nghệ phù hợp.
Về cơ bản, Microservices là một kiến trúc phần mềm dựa trên các dịch vụ nhỏ, độc lập, có thể tự hoạt động và có thể được kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống lớn. Mỗi Microservices được thiết kế để thực hiện một chức năng cụ thể, chẳng hạn như xử lý video, phát trực tuyến, quản lý người dùng hoặc phân tích dữ liệu.
Các Microservices có thể được triển khai trên nhiều nền tảng đám mây (Cloud) như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hoặc Google Cloud Platform (GCP). Nhờ khả năng phân tán tải khi được đưa lên ‘đám mây’, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT có thể dễ dàng phục vụ hàng triệu người xem trực tuyến cùng lúc.
Với ưu điểm này, Cloud Microservices cũng đang được sử dụng bởi hàng loạt dịch vụ, nền tảng giải trí như Netflix, Amazon Prime Video, Disney+, .v.v. và cả TV360.
Đáng chú ý, với riêng TV360, các kĩ sư tại Viettel đã tự chủ việc xây dựng và triển khai nền tảng Cloud Microservices của riêng mình ngay từ thời điểm ứng dụng này mới ra mắt (2020). Kết quả, TV360 có khả năng truyền dẫn và phát sóng đồng thời 200 kênh truyền hình, đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ tối ưu qua các khu vực Bắc, Trung, Nam. Bản thân TV360 cũng có khả năng phục vụ đến 4 triệu người xem trực tuyến cùng lúc mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền phát ở mức ổn định nhất. Ngoài ra, TV360 sử dụng công nghệ Android TV Box tích hợp trên truyền dẫn IPTV, mang đến trải nghiệm truyền hình chất lượng cao và độ trễ tốt hơn 20 giây so với các ứng dụng khác.
TV360 sẽ sớm đạt được thành công tương tự ở các thị trường ngoài Việt Nam?
Không chỉ giúp tăng độ ổn định khi truyền phát nội dung tới hàng triệu người dùng, công nghệ Cloud Microservices của TV360 cũng mở ra nhiều tiềm năng trong việc triển khai ứng dụng truyền hình và giải trí OTT này ở các thị trường ngoài Việt Nam.
Theo đó, với đặc thù của kiến trúc Cloud Microservices, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360 có thể dễ dàng bổ sung thêm các dịch vụ, tính năng mới, hoặc điều chỉnh hệ thống để phù hợp với nhu cầu riêng biệt của người dùng nước ngoài. Đương nhiên, kiến trúc Cloud Microservices cũng hỗ trợ TV360 dễ dàng mở rộng thị trường ra các quốc gia khác mà không mất thời gian triển khai hạ tầng phần cứng. Khi mà bạn chỉ cần một vài thao tác trên nền tảng đám mây thì mọi dịch vụ được kích hoạt chỉ mất vài phút sau đó để sẵn sàng cung cấp sản phẩm của bạn đến người dùng cuối.
Thực tế cho thấy, công nghệ này đã và đang giúp TV360 đạt được thành công ở thị trường nước ngoài. Gần đây nhất, nhà mạng Bitel (Thương hiệu của Viettel tại Peru) đã đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng khi ra mắt TV360 tại thị trường Peru vào giữa tháng 8 vừa qua. Chỉ trong vòng 1,5 tháng (tính đến hết tháng 9/2023), TV360 đã đạt được 100.000 thuê bao sử dụng. Theo Bitel, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay, và nhanh nhất trong các dịch vụ mà nhà mạng này đã cung cấp.
Theo ông Phạm Anh Đức – Tổng giám đốc (CEO) Bitel, kết quả này có được là nhờ vào việc thời gian đầu mới triển khai dịch vụ, nhà mạng này đã cho khách hàng tại Peru sử dụng miễn phí TV360. Chiến lược này hướng đến đối tượng người dân trên toàn đất nước để phổ cập dịch vụ TV, giúp người dân nước này giải trí qua các bộ phim mà Bitel đã mua được giấy phép. Thậm chí khách hàng sử dụng thuê bao di động và cố định băng rộng của đối thủ cũng có thể sử dụng được dịch vụ này trên TV360. Việc này giúp Bitel thu hút được lượng khách hàng lớn chuyển đổi sang trả phí.
Đương nhiên, việc tự chủ về mặt công nghệ của Viettel sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai một phiên bản TV360 nhanh chóng nhất với chi phí tối ưu nhất, dễ dàng mở rộng và chuyên biệt nhất cả về nội dung lẫn nền tảng kĩ thuật phù hợp cho người dùng ở các thị trường nước ngoài đang được tập đoàn đầu tư.
Chính thức ra mắt vào cuối năm 2020, TV360 là ứng dụng truyền hình và giải trí OTT phát triển và vận hành bởi Viettel Telecom. Mặc dù được coi là một ‘tân binh’, TV360 liên tục đạt được những thành tích ấn tượng khi đứng ở những vị trí dẫn đầu về mức độ phổ biến trên kho ứng dụng miễn phí của Google, cũng như về mức độ được yêu thích ở Việt Nam trên kho ứng dụng của Apple.
Đây được coi là thành tích cực kỳ đáng nể, khi không phải nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trên Internet tại Việt Nam cũng có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó, việc sử dụng công nghệ đưa truyền hình 'lên mây' của TV360 được cho một trong nhiều nguyên nhân giúp ứng dụng này ‘thắng lớn’ tại Việt Nam, và thậm chí là mở ra cơ hội để khai phá thêm các thị trường mới.
Sử dụng công nghệ đưa truyền hình 'lên mây' để phục vụ hàng triệu người dùng
Lĩnh vực truyền hình OTT đang ngày càng phát triển, với nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT cần có một hệ thống có khả năng mở rộng không giới hạn, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Trong đó, Cloud Microservices được coi là một giải pháp công nghệ phù hợp.
Về cơ bản, Microservices là một kiến trúc phần mềm dựa trên các dịch vụ nhỏ, độc lập, có thể tự hoạt động và có thể được kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống lớn. Mỗi Microservices được thiết kế để thực hiện một chức năng cụ thể, chẳng hạn như xử lý video, phát trực tuyến, quản lý người dùng hoặc phân tích dữ liệu.
Các Microservices có thể được triển khai trên nhiều nền tảng đám mây (Cloud) như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hoặc Google Cloud Platform (GCP). Nhờ khả năng phân tán tải khi được đưa lên ‘đám mây’, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT có thể dễ dàng phục vụ hàng triệu người xem trực tuyến cùng lúc.
Với ưu điểm này, Cloud Microservices cũng đang được sử dụng bởi hàng loạt dịch vụ, nền tảng giải trí như Netflix, Amazon Prime Video, Disney+, .v.v. và cả TV360.
Đáng chú ý, với riêng TV360, các kĩ sư tại Viettel đã tự chủ việc xây dựng và triển khai nền tảng Cloud Microservices của riêng mình ngay từ thời điểm ứng dụng này mới ra mắt (2020). Kết quả, TV360 có khả năng truyền dẫn và phát sóng đồng thời 200 kênh truyền hình, đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ tối ưu qua các khu vực Bắc, Trung, Nam. Bản thân TV360 cũng có khả năng phục vụ đến 4 triệu người xem trực tuyến cùng lúc mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền phát ở mức ổn định nhất. Ngoài ra, TV360 sử dụng công nghệ Android TV Box tích hợp trên truyền dẫn IPTV, mang đến trải nghiệm truyền hình chất lượng cao và độ trễ tốt hơn 20 giây so với các ứng dụng khác.
TV360 sẽ sớm đạt được thành công tương tự ở các thị trường ngoài Việt Nam?
Không chỉ giúp tăng độ ổn định khi truyền phát nội dung tới hàng triệu người dùng, công nghệ Cloud Microservices của TV360 cũng mở ra nhiều tiềm năng trong việc triển khai ứng dụng truyền hình và giải trí OTT này ở các thị trường ngoài Việt Nam.
Theo đó, với đặc thù của kiến trúc Cloud Microservices, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT như TV360 có thể dễ dàng bổ sung thêm các dịch vụ, tính năng mới, hoặc điều chỉnh hệ thống để phù hợp với nhu cầu riêng biệt của người dùng nước ngoài. Đương nhiên, kiến trúc Cloud Microservices cũng hỗ trợ TV360 dễ dàng mở rộng thị trường ra các quốc gia khác mà không mất thời gian triển khai hạ tầng phần cứng. Khi mà bạn chỉ cần một vài thao tác trên nền tảng đám mây thì mọi dịch vụ được kích hoạt chỉ mất vài phút sau đó để sẵn sàng cung cấp sản phẩm của bạn đến người dùng cuối.
Thực tế cho thấy, công nghệ này đã và đang giúp TV360 đạt được thành công ở thị trường nước ngoài. Gần đây nhất, nhà mạng Bitel (Thương hiệu của Viettel tại Peru) đã đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng khi ra mắt TV360 tại thị trường Peru vào giữa tháng 8 vừa qua. Chỉ trong vòng 1,5 tháng (tính đến hết tháng 9/2023), TV360 đã đạt được 100.000 thuê bao sử dụng. Theo Bitel, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay, và nhanh nhất trong các dịch vụ mà nhà mạng này đã cung cấp.
Theo ông Phạm Anh Đức – Tổng giám đốc (CEO) Bitel, kết quả này có được là nhờ vào việc thời gian đầu mới triển khai dịch vụ, nhà mạng này đã cho khách hàng tại Peru sử dụng miễn phí TV360. Chiến lược này hướng đến đối tượng người dân trên toàn đất nước để phổ cập dịch vụ TV, giúp người dân nước này giải trí qua các bộ phim mà Bitel đã mua được giấy phép. Thậm chí khách hàng sử dụng thuê bao di động và cố định băng rộng của đối thủ cũng có thể sử dụng được dịch vụ này trên TV360. Việc này giúp Bitel thu hút được lượng khách hàng lớn chuyển đổi sang trả phí.
Đương nhiên, việc tự chủ về mặt công nghệ của Viettel sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai một phiên bản TV360 nhanh chóng nhất với chi phí tối ưu nhất, dễ dàng mở rộng và chuyên biệt nhất cả về nội dung lẫn nền tảng kĩ thuật phù hợp cho người dùng ở các thị trường nước ngoài đang được tập đoàn đầu tư.