Sử dụng điện thoại di động thế nào cho an toàn?

Nguyễn Mai

Well-known member
Điện thoại ngày nay trở thành vật bất ly thân với rất nhiều người, song không phải ai cũng biết cách sử dụng điện thoại an toàn để bảo vệ sức khỏe.
Từ khi xuất hiện đến nay, điện thoại giúp mọi người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả hơn, xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý.

Nó trở nên phổ biến đến mức người lớn, người già, trẻ em,… ai ai cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại. Sử dụng hết sức đơn giản nhưng để sử dụng điện thoại an toàn không phải ai cũng biết.

Bức xạ điện từ là một trong các tác nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, biến đổi gen, rối loạn sức khỏe sinh sản, rối loạn hệ thống miễn dịch …

Thời gian đầu có lẽ bạn sẽ không nhận ra được những ảnh hưởng này song về lâu dài, biểu hiện bệnh sẽ ngày càng rõ.

Ai cũng biết nhìn màn hình điện thoại quá lâu gây khô, mờ hoặc đỏ mắt nhưng đa số mọi người đều không ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ đôi mắt. Màn hình di động có xu hướng nhỏ hơn so với màn hình máy tính, có nghĩa bạn có nhiều khả năng phải nheo mắt và căng mắt khi đọc tin nhắn.

Điện thoại phát ra ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của bạn. Những ánh sáng xanh này tương tự như ánh sáng ban ngày làm cơ thể nghĩ rằng đó là ban ngày dù trời đã tối khuya.

Điện thoại di động luôn phải được sử dụng trong lòng bàn tay của bạn, đặc biệt là khi gửi tin nhắn văn bản và email. Việc gõ phím liên tục cũng gây tình trạng chuột rút tới các ngón tay và cổ tay.

Hiện tượng đau lưng xuất hiện khi sử dụng điện thoại di động nhiều, hay hành động giữ điện thoại giữa cổ và vai khi làm nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bạn đau mỏi cổ.

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho biết người sử dụng điện thoại di động nên giữ khoảng cách tối thiểu 20 cm với chúng để làm giảm đáng kể tiếp xúc với bức xạ điện từ. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng bị bức xạ ảnh hưởng trực tiếp tới não. Vì thế, bạn nên ghi nhớ 5 điều dưới đây để sử dụng điện thoại an toàn.

- Thường xuyên nghe cả 2 tai khi nói chuyện điện thoại

Thói quen chỉ nghe điện thoại bằng một tai trong thời gian dài và liên tục khiến não bộ của bạn chịu ảnh hưởng lớn bức xạ điện từ.

- Không nghịch điện thoại khi đang sạc pin

Khi đang sạc pin, dòng điện áp chạy trong điện thoại cao gấp nhiều lần so với thông thường nên có thể làm tổn hại, thậm chí cháy các linh kiện nhỏ trong máy. Hơn thế, mức độ bức xạ trong quá trình sạc pin lớn hơn 10 lần so với thông thường, gây hại cho người sử dụng.

Ngoài ra, khi pin điện thoại bị yếu là lúc mức bức xạ cũng cao gấp nhiều lần so với thông thường.

- Không để điện thoại ở túi quần

Các bức xạ độc hại phát ra từ điện thoại là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng vô sinh. Bởi vậy, để sử dụng điện thoại an toàn, bạn không nên để điện thoại trong túi quần, nhất là đối với nam giới.

- Không đặt điện thoại gần đầu khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn nên để xa chiếc điện thoại khỏi giường. Khoảng cách giữa điện thoại và cơ thể quyết định mức độ bức xạ sóng bị hấp thụ vào cơ thể.

Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó ngủ hoặc đau đầu, mệt mỏi khi bạn thức dậy.

- Chỉ nghe khi đã kết nối với đầu dây bên kia

Nhiều người sử dụng điện thoại có thói quen để điện thoại sát tai ngay khi vừa mới bấm số mà chưa xác định đã có tín hiệu kết nối cuộc gọi hay chưa. Cách dùng điện thoại sai lầm này khiến bức xạ điện thoại tăng và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của bạn.
 
Bên trên