linh_449
Linh Linhh
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
_ HỒ CHÍ MINH _
_____________________________
“ Sử ta “ , đó là cách nói của Bác Hồ trong câu thơ nổi tiếng trên. Những ai đã từng trải qua thời học sinh, chắc hẳn khi nghe nói đến môn Lịch Sử thì đa phần là đều ngao ngán, ám ảnh thời niên thiếu. Tại vì sao? Tại vì phải nhớ quá nhiều, ai cũng làm biếng học bài, vừa phải học chữ, vừa sự kiện, vừa ngày tháng năm, vừa nhân vật,… Chưa hết, còn có ngày tháng diễn ra các sự kiện khác nhau nhưng chênh lệch nhau từng con số; những vị vua chúa, nhân vật lịch sử và sự kiện khác nhau trên niên biểu nhưng đều có tên họ na ná nhau… Nhiêu đó thôi cũng đủ để khiến bộ não của chúng ta nổ tung.
Những chiến thắng hào hùng của dân tộc ta khi qua những con chữ trong Sách Giáo Khoa hay qua những thông tin tư liệu Lịch Sử đều khá khô khan và khó tiếp thu, cũng bởi vì cái họ yêu cầu là sự chính xác đặt nặng lên những con số tháng năm và cũng chính những con số đó khiến chúng ta bị phân tâm. Vậy mới thấy được để đi trên con đường quay về với cội nguồn không hề dễ dàng.
Bộ sách “ Sử ta – Chuyện Xưa Kể Lại “ cũng xuất phát từ cụm từ “ Sử ta” của Bác mà ra. Con đường mà tác phẩm trải ra cho chúng ta là một quá trình vĩ đại xuyên suốt từ buổi đầu sơ khai vua Hùng dựng nước đến đầu thế kỉ XIX. Từ thời Văn Lang đến Đại Việt, Đại Ngu. Từ cuộc đấu tranh “ người Việt chống quân Tần “ đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đại thắng ba lần hay khởi nghĩa Lam Sơn đấu tranh gian khổ mười năm “đẩy đưa” giặc Minh về nước; từ bà Trưng, bà Triệu đến vua Gia Long; từ triều Đinh, triều Lý đến triều đại nhà Nguyễn; từ kinh đô ở Hoa Lư, Đại La ( thủ đô Hà Nội ngày nay) đến triều đình ở Huế…
Nhân vật và sự kiện trong sách đều rất quen thuộc, được miêu tả qua lời văn rất đỗi mới lạ. Không khô khan, không rập khuôn, không theo lối chính sử mà ngược lại, giọng điệu rất có chừng mực, vừa gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu làm cho từng câu văn vừa có điệu, vừa có hồn. Lời văn như rất hiểu tâm lí của con người, qua những câu mở đầu rất chau chuốt cho mỗi sự vật, sự việc khiến đọc giả cảm giác như lâng lâng, đọc trang này rồi lại háo hức lật trang tiếp. Như đoạn mở đầu về Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật – Ông Hoàng Sáu kì tài,
“ Trần Nhật Duật là con thứ sáu của vua Thái Tông Trần Cảnh, em của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Nhân dân thường gọi trịu mến là ông Hoàng Sáu. Tương truyền khi sinh ra trên cánh tay của hoàng tử đã có bốn chữ “Chiêu Văn đồng tử”, vì thế được vua cha đặt cho niên hiệu là Chiêu Văn ( có nghĩa là đốn mời cái đẹp văn chương ). Năm 12 tuổi, hoàng tử được phong tước vương, tức là Chiêu Văn Vương – trở thành người được phong vương trẻ nhất trong lịch sử nhà Trần…”
Nhóm tác giả đã lồng ghép yếu tố cổ tích thần kì tương truyền, kích thích sự tò mò của đọc giả, tạo phong cách rất riêng biệt cho bộ sách. Sách không có quá nhiều những con số trong đó, nhưng cũng đủ cho ta ghi nhớ được kiến thức mà không cần thuộc lòng.
Những bức vẽ minh họa rất tinh tế, đầy ngụ ý và nghệ thuật,khiến ta hình dung được những gì đang diễn ra. Giọng văn tuy gần gũi nhưng vẫn giữ đúng chất đanh thép, hào hùng qua những trận đánh đại thắng của nghĩa quân, của nhân dân , khiến con người ta cứ như vừa đi qua những trận tàn khốc, ác liệt, gian nan cuối cùng cũng có thể nở nụ cười viên mãn , tự hào về những chiến thắng của dân tộc.
Ngoài ra , tác phẩm còn đề cập đến những bí ẩn , những nhân vật ít ai biết đến nhưng lại có liên quan rất chặt chẽ đến lịch sử triều đại nối tiếp nhau như: Nguyên phi Ỷ Lan; Thái sư Trần Thủ Độ; Lý Chiêu Hoàng,…
Những tướng có tài, có tâm, trung hiếu với đất nước như Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng “ Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”; Trần Nguyên Hãn; Nguyễn Chích; Đặng Tất; Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung; Nguyễn Cảnh Dị; Nguyễn Biểu; Lê Lai;..
Và những con người mang danh là “ Những trụ xương cánh của chim Hồng” ( những người đã góp sức cho sự thắng lợi quân Nguyên) không thể không nhắc đến là Yết Kiêu, Nguyễn Địa Lôi, Dã Tượng, Trần Quốc Toản, Lê Lai,..
Những truyện trong triều, trong nước cũng được kể đến như phản động; bi kịch triều đình, tranh giành ngôi báu, giết hại lẫn nhau, chia bè phái, hối lộ; phản quốc và hệ quả của các tướng theo phe giặc.
Những vị thi sĩ, thi ca ,… vẫn len lõi và rành mạch trong từng trang sách như Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, các vị vua ,tướng, vang lên những bản tuyên ngôn đập lập đầy khí chất:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng thành khan thủ bại hư
- Lý Thường Kiệt –
Hay như bản “Bình Ngô đại cáo” của văn thần Nguyễn Trãi soạn thảo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nên văn hiến đã lâu,
…
Những lời thơ hùng hồn, nhân nghĩa, gần gũi được gửi gắm vào những trang sách, khiến người ta khi đọc tới thường nghĩ ngay những bài thơ trong môn Ngữ văn. Thế mới nói Ngữ văn luôn sánh đôi cùng Lịch sử.
Tác phẩm còn đề cập đến những khoa thi Thái học sinh hay những hội thi chọn ra hiền tài,và chắc chắn cũng nói về những tiến sĩ, trạng nguyên, bãng nhãn , thám hoa như trạng nguyên Nguyễn Hiền - đỗ đầu khoa thi Thái học sinh năm 12 tuổi ; Bãng nhãn Lê Văn Hưu đỗ đạt khi 17 tuổi; hay thám hoa Đặng Ma La đỗ đạt năm 15 tuổi;… Thần đồng cũng được nhắc đến như trạng lường Lương thế Vinh và trạng toán Vũ Hữu.
Những người thầy giáo,nhà sư thầy của muôn đời cũng được vang tên như thầy giáo Chu Văn An, hay còn nói vui là “ thầy giáo quốc dân”; nhà sư tiêu biểu là Thiền sư – Quốc sư Vạn Hạnh… Đều là những vị học cao hiểu rộng, tài đức vẹn toàn, giúp nước, giúp dân. Các triều đình đã xây nên các trường học có tiếng thời đó, tiêu biểu là Văn miếu – Quốc Tử giám.
Án oan và cuộc đời của của những vị hiền tài khi về hưu như án oan " Chu di tam tộc "của thi sĩ Nguyễn Trãi ở Lệ chi viên (1442), cũng bởi ông là người hiền tài nên bị không ít người ganh ghét và bị Lê Thái Tổ đa nghi, họ đã nhấn chìm và vu oan cho người thiếp của ông, đẩy ông vào án oan vô lý, đầy uẩn khúc...; còn cả án oan của tướng công Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn xảo… Những đức tính yêu nước, thương dân trời cho của các vị vua, vị tướng. Thế mới có câu “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia “.
Những tôn giáo nổi bật thời đó như đạo Phật, đạo Nho giáo; những nghệ thuật sân khấu độc đáo như hát chèo, ca tuồng, múa rối nước,…những lệ hội, hoạt động sôi nổi như đua thuyền, hội thề Đồng Cổ,… những bộ luật nghiêm minh nhưng nhân đạo qua các thời là có bộ luật Hình thư, bộ luật Hồng Đức. Và đặc biệt nhất là những công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất còn lưu truyền đến ngày nay: chùa Một Cột; Tháp Báo Thiên; Bia tiến sĩ ở Thăng Long;…
Ở cuối sách, nhóm tác giả sẽ liệt kê cho đọc giả những mục niên biểu, bảng chỉ mục, tài liệu tham khảo và phần mục lục để dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm.
__________________________
Bộ sách gồm 4 tập, nhằm mang đến cho bạn đọc một bộ sử gần gũi , dễ đọc, thông qua những câu chuyện hay, thú vị. Đắm mình với những câu chuyện ấy , bạn sẽ sẵn sàng tiếp nhận, tìm tòi, khám phá tiếp những điều khiến chính bạn cũng muốn tham gia.
Cảm ơn những công sức tuyệt vời của nhóm tác giả Nguyễn Huy Thắng , Nguyễn Như Mai , Nguyễn Quốc Tín, tác giả vẽ bìa Phạm Ngọc Tân, tác giả vẽ minh họa Vũ Xuân Đông và nhà xuất bản Kim Đồng đã tạo cơ hội cho chúng tôi biết thêm một tác phẩm tràn ngập sức sống văn học – văn hóa.
______________________
Cảm ơn mọi người đã không ngại bỏ chút thời gian để đọc đến đây !
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
_ HỒ CHÍ MINH _
_____________________________
“ Trần Nhật Duật là con thứ sáu của vua Thái Tông Trần Cảnh, em của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Nhân dân thường gọi trịu mến là ông Hoàng Sáu. Tương truyền khi sinh ra trên cánh tay của hoàng tử đã có bốn chữ “Chiêu Văn đồng tử”, vì thế được vua cha đặt cho niên hiệu là Chiêu Văn ( có nghĩa là đốn mời cái đẹp văn chương ). Năm 12 tuổi, hoàng tử được phong tước vương, tức là Chiêu Văn Vương – trở thành người được phong vương trẻ nhất trong lịch sử nhà Trần…”
Nhóm tác giả đã lồng ghép yếu tố cổ tích thần kì tương truyền, kích thích sự tò mò của đọc giả, tạo phong cách rất riêng biệt cho bộ sách. Sách không có quá nhiều những con số trong đó, nhưng cũng đủ cho ta ghi nhớ được kiến thức mà không cần thuộc lòng.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng thành khan thủ bại hư
- Lý Thường Kiệt –
Hay như bản “Bình Ngô đại cáo” của văn thần Nguyễn Trãi soạn thảo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nên văn hiến đã lâu,
…
Những lời thơ hùng hồn, nhân nghĩa, gần gũi được gửi gắm vào những trang sách, khiến người ta khi đọc tới thường nghĩ ngay những bài thơ trong môn Ngữ văn. Thế mới nói Ngữ văn luôn sánh đôi cùng Lịch sử.
__________________________
Cảm ơn những công sức tuyệt vời của nhóm tác giả Nguyễn Huy Thắng , Nguyễn Như Mai , Nguyễn Quốc Tín, tác giả vẽ bìa Phạm Ngọc Tân, tác giả vẽ minh họa Vũ Xuân Đông và nhà xuất bản Kim Đồng đã tạo cơ hội cho chúng tôi biết thêm một tác phẩm tràn ngập sức sống văn học – văn hóa.
______________________