Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Tháng 7 âm cứ tưởng chỉ cải bẹ, cải củ mới muối được dưa. Nhưng hóa ra tất cả các rau củ quả sau - kể cả súp lơ cũng muối thành món dưa ngon lạ miệng, chứa nhiều các lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe.
Cách muối tổng hợp súp lơ, cà rốt, dưa chuột ngon lạ hơn cả dưa món cho tháng 7 âm
Tháng 7 âm thời tiết oi nóng khó chịu. Trong khi ngoài chợ đang có nhiều súp lơ, cà rốt, dưa chuột... là những loại rau củ quả khi lên men bằng cách ngâm muối thì các vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa và một số các đường tự nhiên - giữ cho loại thực phẩm lên men này ít bị hư hỏng, còn làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột con người.
Súp lơ cũng muối được thành dưa món ăn rất ngon và lạ miệng. Ảnh minh họa.
Ngoài súp lơ, cà rốt, dưa chuột, món rau củ quá muối này có thể tổng hợp cà rốt, súp lơ, dưa chuột thành những món ngon lạ hơn cả dưa món. Cách làm như sau:
Nguyên liệu
1/2 cái súp lơ trắng (nhỏ 1 cái, to nửa cái).
2 củ cà rốt, 2 quả dưa chuột.
5-7 tép tỏi, 10 củ nhỏ hành tím, 1 nhánh gừng, 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo, 3-4 quả ớt cay (tủy khẩu vị mà gia giảm).
Gia vị: Đường,muối,nước đun sôi để nguội khoảng 1,5l
Bình thuỷ tinh ngâm rau củ quả.
Cách làm
Súp lơ, cà rốt, dưa chuột, súp lơ sơ chế sạch và chuẩn bị chế biến nguyên liệu.
Đầu tiên gọt bỏ vỏ su hào, thái sợi (dày 1cm, dài 7-8 cm).
Tiếp đó cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa mỏng 0,5cm, hoặc thái sợi như su hào.
Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút, vớt ra để ráo rồi bổ đôi, khoét ruột, thái lát dày khoảng dầy khoảng 1cm.
Cách thái súp lơ và các loại rau củ quả để muối. Ảnh minh họa.
Súp lơ bỏ cuống thái lát mỏng tương tự dưa chuột.
Tất cả súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào đã chuẩn bị xong, đổ chung vào cái chậu sạch, rắc 2 thìa canh muối rồi trộn đều lên, để nguyên khoảng 30 phút.
Trong lúc chờ nguyên liệu ngấm muối thi đi pha hỗn hợp ngâm.
Pha nước ngâm
Cách 1: Lấy 1,5l nước sôi để nguội.
Thêm vào 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát con nước vo gạo ( nên lấy nước vo gạo của lần vo thứ 3, hoặc lấy nước sôi để nguội cho vào vo ở lần 3 này, hoặc dùng luôn nước sôi tráng gạo để lấy 1/2 bát con ăn cơm), khuấy cho tan đường và muối.
Cách 2:
Cũng lấy 1,5 lít nước sôi nguội. Thêm vào thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 3 thìa canh dấm gạo.
Nước ngâm cần nêm nếm vừa miệng. Nước vo gạo thường cho vị chua dịu, còn dấm chua thường lên vị chua gắt - tùy khẩu vị mà nêm nếm.
Sau khi pha hỗn hợp nước ngâm xong thì lột vỏ tỏi và thái lát mỏng. Ớt cắt lát 1-2 1 quả (tùy độ cay mỗi nhà), còn lại để nguyên quả sau cho vào bình muối để trang trí.
Hành khô tím bóc vỏ, bổ đôi. Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng.
Bình thuỷ tinh hoặc nhựa rửa sạch, tráng nước sôi rồi hong thật khô.
Đủ 30 phút thì chắt hết phần nước rau củ tiết ra, rửa lại 1 nước, để thật ráo nước, hoặc phơi qua 1 nắng là tốt nhất, hoặc cho vào lò sấy hơi héo (cỏ thể bỏ qua bước này để cho vào muối luôn).
Xếp rau quả vào lọ, xen kẽ tỏi, gừng, ớt, hành khô lần lượt đến hết.
Đổ hỗn hợp nước ngâm vào ngập rau củ quả rồi đậy nắp kín.
Với thời tiết mưa nắng thất thường như tháng 7 âm này thì 2 ngày có thể ngả ra ăn được. Nếu ăn không hết thì cho vào ngăn mát tủ lạnh thì có thể giữ được khoảng 1 tuần (chú ý là đổ nước ngập hết rau củ và không cần phải nén).
Lưu ý các bà nội tướng là cần kiểm tra món dưa này, bởi tùy thời tiết mà có thể 1 ngày đã ăn được, người cẩn thận hơn nên sau 2-3 ngày mới ăn được.
Một số người không nên ăn dưa muối?
Các loại rau củ quả muối đều là những món ăn khoái khẩu, nhất là những ngày nắng nóng.
Vì chúng được lên men bằng cách ngâm muối nên các vi khuẩn có lợi sẽ phá vỡ cellulose khó tiêu hóa và một số loại đường tự nhiên có trong đó - để giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng, và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của người ăn.
Rau củ quả muối còn cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể - đó là các vitamin (A, C, E, và khoáng chất như betacroten, selen, kẽm… nhờ có muối, không phải qua nhiệt độ cao nên rau củ quả gần như giữ được nguyên vẹn các chất chống oxy hóa.
Món súp lơ và rau củ quả muối cần có nhiều màu sắc. Ảnh minh họa.
Theo y học, dưa muối có nhiều lợi khuẩn, dễ ăn, tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng thường muối mặn - đặc biệt là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh còn có thể không loại trừ được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, khiến đường tiêu hóa có một số tiềm ẩn với sức khỏe nếu ăn không đúng cách, và một số người không nên ăn dưa muối.
Cụ thể:
- Phụ nữ mang thai nên tránh ăn dưa rau củ quả muối (do đường tiêu hóa nhạy cảm hơn - nhất là khi nghén - trong khi dưa muối có thể kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn).
Nếu ăn phải thực phẩm và phụ gia cho vào dưa muối có ảnh hưởng đến thai nhi - đặc biệt những tháng cuối thai kỳ cần ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén...
- Người bị đau dạ dày hạn chế ăn dưa muối vì dễ gây kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
- Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch không nên ăn dưa muối.
- Người bị bệnh thận - nhất là bị suy thận khả năng đào thải natri kém - không nên ăn dưa muối vì có thể làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.
- Người có bệnh về đường tiêu hóa (bị viêm đại tràng mạn, rối loạn tiêu hóa) không nên ăn dưa muối.
- Trẻ dưới 5 tuổi hệ tiêu hóa, chức năng thận chưa hoàn chỉnh hạn chế ăn dưa muối kẻo ảnh hưởng đến việc đào thải muối, rối loạn tiêu hóa.
Rau củ quả muối rất dễ ăn, nhưng cũng tiềm ẩn các nguy cơ như ung thư dạ dày, tăng huyết áp và nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe nên không nên ăn quá nhiều.
Cách ăn rau củ quả muối có lợi cho sức khỏe?
- Nên tự muối tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Còn điều chỉnh được lượng muối, rau củ quả sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, Đồ muối rau củ quả sạch sẽ, bảo quản tủ lạnh tốt.
- Dù dễ ăn nhưng chỉ nên ăn rau củ quả muối như một món bổ trợ trong bữa ăn, giúp ngon miệng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Chỉ ăn khi dưa đã ngấu, hương vị thơm ngon. Không ăn dưa cà muối xổi, dưa khú, rau củ quả đã mềm nhũn, ngả màu, không còn thơm nón vì đã sinh nhiều chất nitrosamin có thể gây ung thư.
- Ăn thừa không trút lại vào lọ vì dễ làm hỏng cả lọ. Khi gắp ra cần dùng muỗng, đũa sạch để gắp, rồi đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Quan trọng là trước khi ăn nên rửa và vắt sạch vài lần để giảm độ mặn và độ chua của món ăn. Tuy rau củ quả muối mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần ăn điều độ và giảm mặn, giảm chua trước khi ăn.
Cách muối tổng hợp súp lơ, cà rốt, dưa chuột ngon lạ hơn cả dưa món cho tháng 7 âm
Tháng 7 âm thời tiết oi nóng khó chịu. Trong khi ngoài chợ đang có nhiều súp lơ, cà rốt, dưa chuột... là những loại rau củ quả khi lên men bằng cách ngâm muối thì các vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa và một số các đường tự nhiên - giữ cho loại thực phẩm lên men này ít bị hư hỏng, còn làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột con người.
Súp lơ cũng muối được thành dưa món ăn rất ngon và lạ miệng. Ảnh minh họa.
Ngoài súp lơ, cà rốt, dưa chuột, món rau củ quá muối này có thể tổng hợp cà rốt, súp lơ, dưa chuột thành những món ngon lạ hơn cả dưa món. Cách làm như sau:
Nguyên liệu
1/2 cái súp lơ trắng (nhỏ 1 cái, to nửa cái).
2 củ cà rốt, 2 quả dưa chuột.
5-7 tép tỏi, 10 củ nhỏ hành tím, 1 nhánh gừng, 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo, 3-4 quả ớt cay (tủy khẩu vị mà gia giảm).
Gia vị: Đường,muối,nước đun sôi để nguội khoảng 1,5l
Bình thuỷ tinh ngâm rau củ quả.
Cách làm
Súp lơ, cà rốt, dưa chuột, súp lơ sơ chế sạch và chuẩn bị chế biến nguyên liệu.
Đầu tiên gọt bỏ vỏ su hào, thái sợi (dày 1cm, dài 7-8 cm).
Tiếp đó cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa mỏng 0,5cm, hoặc thái sợi như su hào.
Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút, vớt ra để ráo rồi bổ đôi, khoét ruột, thái lát dày khoảng dầy khoảng 1cm.
Cách thái súp lơ và các loại rau củ quả để muối. Ảnh minh họa.
Súp lơ bỏ cuống thái lát mỏng tương tự dưa chuột.
Tất cả súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào đã chuẩn bị xong, đổ chung vào cái chậu sạch, rắc 2 thìa canh muối rồi trộn đều lên, để nguyên khoảng 30 phút.
Trong lúc chờ nguyên liệu ngấm muối thi đi pha hỗn hợp ngâm.
Pha nước ngâm
Cách 1: Lấy 1,5l nước sôi để nguội.
Thêm vào 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát con nước vo gạo ( nên lấy nước vo gạo của lần vo thứ 3, hoặc lấy nước sôi để nguội cho vào vo ở lần 3 này, hoặc dùng luôn nước sôi tráng gạo để lấy 1/2 bát con ăn cơm), khuấy cho tan đường và muối.
Cách 2:
Cũng lấy 1,5 lít nước sôi nguội. Thêm vào thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 3 thìa canh dấm gạo.
Nước ngâm cần nêm nếm vừa miệng. Nước vo gạo thường cho vị chua dịu, còn dấm chua thường lên vị chua gắt - tùy khẩu vị mà nêm nếm.
Sau khi pha hỗn hợp nước ngâm xong thì lột vỏ tỏi và thái lát mỏng. Ớt cắt lát 1-2 1 quả (tùy độ cay mỗi nhà), còn lại để nguyên quả sau cho vào bình muối để trang trí.
Hành khô tím bóc vỏ, bổ đôi. Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng.
Bình thuỷ tinh hoặc nhựa rửa sạch, tráng nước sôi rồi hong thật khô.
Đủ 30 phút thì chắt hết phần nước rau củ tiết ra, rửa lại 1 nước, để thật ráo nước, hoặc phơi qua 1 nắng là tốt nhất, hoặc cho vào lò sấy hơi héo (cỏ thể bỏ qua bước này để cho vào muối luôn).
Xếp rau quả vào lọ, xen kẽ tỏi, gừng, ớt, hành khô lần lượt đến hết.
Đổ hỗn hợp nước ngâm vào ngập rau củ quả rồi đậy nắp kín.
Với thời tiết mưa nắng thất thường như tháng 7 âm này thì 2 ngày có thể ngả ra ăn được. Nếu ăn không hết thì cho vào ngăn mát tủ lạnh thì có thể giữ được khoảng 1 tuần (chú ý là đổ nước ngập hết rau củ và không cần phải nén).
Lưu ý các bà nội tướng là cần kiểm tra món dưa này, bởi tùy thời tiết mà có thể 1 ngày đã ăn được, người cẩn thận hơn nên sau 2-3 ngày mới ăn được.
Một số người không nên ăn dưa muối?
Các loại rau củ quả muối đều là những món ăn khoái khẩu, nhất là những ngày nắng nóng.
Vì chúng được lên men bằng cách ngâm muối nên các vi khuẩn có lợi sẽ phá vỡ cellulose khó tiêu hóa và một số loại đường tự nhiên có trong đó - để giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng, và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của người ăn.
Rau củ quả muối còn cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể - đó là các vitamin (A, C, E, và khoáng chất như betacroten, selen, kẽm… nhờ có muối, không phải qua nhiệt độ cao nên rau củ quả gần như giữ được nguyên vẹn các chất chống oxy hóa.
Món súp lơ và rau củ quả muối cần có nhiều màu sắc. Ảnh minh họa.
Theo y học, dưa muối có nhiều lợi khuẩn, dễ ăn, tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng thường muối mặn - đặc biệt là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh còn có thể không loại trừ được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, khiến đường tiêu hóa có một số tiềm ẩn với sức khỏe nếu ăn không đúng cách, và một số người không nên ăn dưa muối.
Cụ thể:
- Phụ nữ mang thai nên tránh ăn dưa rau củ quả muối (do đường tiêu hóa nhạy cảm hơn - nhất là khi nghén - trong khi dưa muối có thể kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn).
Nếu ăn phải thực phẩm và phụ gia cho vào dưa muối có ảnh hưởng đến thai nhi - đặc biệt những tháng cuối thai kỳ cần ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén...
- Người bị đau dạ dày hạn chế ăn dưa muối vì dễ gây kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
- Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch không nên ăn dưa muối.
- Người bị bệnh thận - nhất là bị suy thận khả năng đào thải natri kém - không nên ăn dưa muối vì có thể làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.
- Người có bệnh về đường tiêu hóa (bị viêm đại tràng mạn, rối loạn tiêu hóa) không nên ăn dưa muối.
- Trẻ dưới 5 tuổi hệ tiêu hóa, chức năng thận chưa hoàn chỉnh hạn chế ăn dưa muối kẻo ảnh hưởng đến việc đào thải muối, rối loạn tiêu hóa.
Rau củ quả muối rất dễ ăn, nhưng cũng tiềm ẩn các nguy cơ như ung thư dạ dày, tăng huyết áp và nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe nên không nên ăn quá nhiều.
Cách ăn rau củ quả muối có lợi cho sức khỏe?
- Nên tự muối tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Còn điều chỉnh được lượng muối, rau củ quả sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, Đồ muối rau củ quả sạch sẽ, bảo quản tủ lạnh tốt.
- Dù dễ ăn nhưng chỉ nên ăn rau củ quả muối như một món bổ trợ trong bữa ăn, giúp ngon miệng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Chỉ ăn khi dưa đã ngấu, hương vị thơm ngon. Không ăn dưa cà muối xổi, dưa khú, rau củ quả đã mềm nhũn, ngả màu, không còn thơm nón vì đã sinh nhiều chất nitrosamin có thể gây ung thư.
- Ăn thừa không trút lại vào lọ vì dễ làm hỏng cả lọ. Khi gắp ra cần dùng muỗng, đũa sạch để gắp, rồi đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Quan trọng là trước khi ăn nên rửa và vắt sạch vài lần để giảm độ mặn và độ chua của món ăn. Tuy rau củ quả muối mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần ăn điều độ và giảm mặn, giảm chua trước khi ăn.