Suy nghĩ về "mục đích sống"
"Mục đích sống" của một đời người, nghe chừng như một thứ gì đó thật to lớn. Khi bước vào cuộc đời, ta cảm tưởng như phải có cho mình một "mục đích sống" rõ ràng và mãnh liệt làm động lực để bước qua gian nan.
Thế nhưng "mục đích sống" không dễ tìm đến thế, cũng không có một công thức chung nào đúng với tất cả.
Khi một người còn chập chững chưa hiểu mình là ai, chưa rõ mình muốn gì, thì việc đặt ra được một mục đích tối hậu cho cuộc đời là điều không thể.
Việc khám phá được cho mình mục đích ấy, do đó là một quá trình. Có thể dài, có thể ngắn, có thể vô tận.
Khi chúng ta dần trưởng thành, nhờ những trải nghiệm va vấp với cuộc đời, mà ta cũng sẽ dần hiểu sâu hơn về bản thân, biết rộng hơn về thế giới.
Nhờ những hiểu biết ngày một dầy hơn như vậy mà ta cũng sẽ dần nhận thức rõ ràng hơn về con đường mà mình muốn đi: có thể là một thứ gì đó xã hội này cần mà mình có thể đáp ứng, một việc gì đó mình yêu thích làm mà lại tạo ra giá trị cho cộng đồng, cho người thân... (hay có khi, tự bản thân quá trình khám phá ấy cũng chính là mục đích).
Và 5 hay 10 năm nữa, khi mình đã phát triển hơn, thì "mục đích" của mình cũng sẽ dần khác. Nó sẽ trở nên khả dĩ hơn, chân thực hơn khi mình đã tích lũy được thêm tri thức và trải nghiệm. "Mục đích sống", do đó cũng có sự phát triển cùng với mình vậy.
Vậy nên, khi còn đang mông lung, đừng quá bận tâm về một "mục đích sống" tối hậu mà mình sẽ phải theo đuổi cả cuộc đời. Chỉ cần quan tâm tới "mục đích sống" của ngày hôm nay thôi: đó là hướng tới sự phát triển hơn so với mình của ngày hôm qua.
Rồi từ đó mà dần dần, đám sương mù xung quanh mình cũng tiêu tan và con đường mình cần đi sẽ hiện lên rõ nét.
"Mục đích sống" của một đời người, nghe chừng như một thứ gì đó thật to lớn. Khi bước vào cuộc đời, ta cảm tưởng như phải có cho mình một "mục đích sống" rõ ràng và mãnh liệt làm động lực để bước qua gian nan.
Thế nhưng "mục đích sống" không dễ tìm đến thế, cũng không có một công thức chung nào đúng với tất cả.
Khi một người còn chập chững chưa hiểu mình là ai, chưa rõ mình muốn gì, thì việc đặt ra được một mục đích tối hậu cho cuộc đời là điều không thể.
Việc khám phá được cho mình mục đích ấy, do đó là một quá trình. Có thể dài, có thể ngắn, có thể vô tận.
Khi chúng ta dần trưởng thành, nhờ những trải nghiệm va vấp với cuộc đời, mà ta cũng sẽ dần hiểu sâu hơn về bản thân, biết rộng hơn về thế giới.
Nhờ những hiểu biết ngày một dầy hơn như vậy mà ta cũng sẽ dần nhận thức rõ ràng hơn về con đường mà mình muốn đi: có thể là một thứ gì đó xã hội này cần mà mình có thể đáp ứng, một việc gì đó mình yêu thích làm mà lại tạo ra giá trị cho cộng đồng, cho người thân... (hay có khi, tự bản thân quá trình khám phá ấy cũng chính là mục đích).
Và 5 hay 10 năm nữa, khi mình đã phát triển hơn, thì "mục đích" của mình cũng sẽ dần khác. Nó sẽ trở nên khả dĩ hơn, chân thực hơn khi mình đã tích lũy được thêm tri thức và trải nghiệm. "Mục đích sống", do đó cũng có sự phát triển cùng với mình vậy.
Vậy nên, khi còn đang mông lung, đừng quá bận tâm về một "mục đích sống" tối hậu mà mình sẽ phải theo đuổi cả cuộc đời. Chỉ cần quan tâm tới "mục đích sống" của ngày hôm nay thôi: đó là hướng tới sự phát triển hơn so với mình của ngày hôm qua.
Rồi từ đó mà dần dần, đám sương mù xung quanh mình cũng tiêu tan và con đường mình cần đi sẽ hiện lên rõ nét.