Tài hoa in màu dân tộc sáng ngời trên tranh Đông Hồ

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Tranh Đông Hồ nổi bật với “màu dân tộc” chế tác từ thiên nhiên. Qua bao khó nhọc, các nghệ nhân vẫn giữ màu sắc truyền thống rạng ngời trên giấy điệp.
Nhắc đến tranh dân gian Đông Hồ, người ta thường nghĩ ngay đến những bức tranh vừa mộc mạc vừa mang màu sắc sống động. Để có được những gam màu độc đáo trên tranh Đông Hồ, các nghệ nhân đã phải trải qua bao khó nhọc, để tìm kiếm những nguyên liệu từ thiên nhiên, gìn giữ và lưu truyền bí quyết chế tác suốt hàng trăm năm.
Nhà thơ Hoàng Cầm từng nhận xét về tranh Đông Hồ: “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp“. Ảnh: Anh Đức
















Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo ra và phát triển thành làng nghề. Ảnh: Anh Đức







Theo Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả - truyền nhân thứ 14 của dòng họ Nguyễn Hữu nổi tiếng với nghề làm tranh Đông Hồ, sở dĩ nhà thơ Hoàng Cầm viết nên câu thơ “màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”, không bởi những màu sắc này gắn liền với chất liệu thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, truyền thống.
Theo đó, những màu sắc này là hiện thân của hồn dân tộc Việt: “Tranh Đông Hồ chứa đựng đời sống và nét văn hóa của người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Từ màu đỏ của sỏi son của vùng trung du, màu trắng từ mai con điệp của biển cả, màu xanh từ lá chàm của núi rừng, và màu vàng từ hoa hòe của đồng bằng... Tất cả hòa quyện để tạo nên vẻ đẹp lấp lánh đặc trưng của tranh Đông Hồ”, nghệ nhân chia sẻ.
Trong khi đó, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế - người dành hơn 60 năm để bảo tồn và phát triển tranh dân gian Đông Hồ chia sẻ, việc tìm nguyên liệu chế tác màu sắc cho tranh đòi hỏi sự kiên trì và công phu.
Ông chia sẻ: “Để tạo ra những nguyên liệu đặc biệt, tôi phải tìm kiếm ở từng vùng. Mai con điệp phải đến Quảng Ninh, bới cát ở những bãi cũ để lấy. Sỏi đỏ chỉ có ở gần sân bay Kép, Bắc Giang. Hoa hòe phải ra phố Thuốc Bắc (Hà Nội) để mua và xao lên.
Màu xanh lấy từ lá tràm, nhưng phải dùng lá mọc ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc, nơi người dân dùng để nhuộm vải. Tất cả các màu sắc này đều hoàn toàn từ thiên nhiên, không thể thay thế”.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế giới thiệu các bức tranh Đông Hồ. Ảnh: Anh Đức
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế dành hơn 60 bảo tồn dòng tranh quý của dân tộc. Ảnh: Anh Đức
Vỏ của con điệp - nguyên liệu chính để làm ra màu trắng của tranh Đông Hồ. Ảnh: Anh Đức
Vỏ của con điệp - nguyên liệu chính để làm ra màu trắng của tranh Đông Hồ. Ảnh: Anh Đức
Những công đoạn ấy không chỉ khó khăn mà còn đòi hỏi nghệ nhân phải am hiểu và tinh tế để chọn đúng nguyên liệu phù hợp, giữ được nét tự nhiên và chất lượng của tranh Đông Hồ.
Dù sự phát triển của công nghiệp in ấn mang lại nhiều lựa chọn về màu sắc công nghiệp, các nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả và Nguyễn Đăng Chế vẫn kiên định với phương pháp truyền thống, giữ màu sắc nguyên bản.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả cho biết, màu sắc tự nhiên của tranh Đông Hồ được bạn bè quốc tế đánh giá cao vì thân thiện với môi trường, là “chứng nhân” cho lịch sử và giá trị văn hóa của dân tộc.
Mỗi màu sắc trên tranh Đông Hồ không chỉ đơn thuần là màu vẽ, mà còn là cả một câu chuyện về văn hóa, lịch sử, và tâm huyết của nghệ nhân.
Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, màu dân tộc vẫn được lưu truyền qua hàng trăm năm qua. Ảnh: Anh Đức
Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, màu dân tộc vẫn được lưu truyền qua hàng trăm năm qua. Ảnh: Anh Đức
Với bàn tay tài hoa, những nghệ nhân đã khéo léo chắt lọc tinh hoa từ thiên nhiên, biến những nguyên liệu giản dị thành các tác phẩm trác tuyệt, để màu dân tộc mãi rạng ngời trên giấy điệp như câu thơ của nhà thơ Hoàng Cầm.
 
Bên trên