Sóc Trăng - Vẽ tranh trên kính không chỉ là nghề truyền thống mà còn tiêu biểu cho nét văn hóa hội họa của đồng bào Khmer.
Làng nghề vẽ tranh trên kính tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (huyện Châu Thành) ra đời hơn nửa thế kỷ trước, nổi tiếng khắp Nam Bộ. Những bức tranh kính không chỉ được bán tại địa phương mà còn được khách hàng nhiều tỉnh, thành khác ưa chuộng.
Nếu các địa phương khác nổi tiếng cùng thời như Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), Chợ Lớn (TP Hồ Chí Minh), Chợ Mới (tỉnh An Giang) thiên về phát triển tranh kính theo phong cách của người Hoa, tranh kính ở Sóc Trăng lại mang bản sắc văn hóa của người Khmer.
Bà Triệu Thị Vui vốn là một nghệ nhân có hơn 40 năm duy trì nghề vẽ tranh trên kính ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Bà chia sẻ để hoàn thành một bức tranh phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người vẽ phải khéo léo, có gu thẩm mỹ trong phối màu, nét bút thật sắc sảo.
Công đoạn phác họa tranh kính. Ảnh: Phương Anh
Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh trong suốt, kích thước bức tranh không giới hạn, màu sắc phong phú. Nguyên tắc là phải vẽ từ mặt sau của tấm kính, chi tiết sau cùng thì phải vẽ trước tiên. Vẽ xong lật lại và bề đó là bề mặt của tranh. Chính đặc điểm này đã tạo nên nét độc đáo của nghệ thuật tranh kính.
Vẽ xong một lượt màu phải đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại vẽ tiếp lượt màu thứ hai rồi lại phơi. Người làm cứ xen kẽ từng bước vẽ, phơi khô cho đến khi thành phẩm.
“Phần lớn người Khmer theo đạo Phật, vì vậy những tác phẩm được vẽ trên kính của dân tộc Khmer thường kể về cuộc đời Đức Phật, phong cảnh làng quê, danh lam thắng cảnh hay chùa chiền. Tranh được các gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà”, bà Triệu Thị Vui chia sẻ.
Bà Triệu Thị Vui đang vẽ tranh Phật trên kính. Ảnh: Phương Anh
Dù đã duy trì lâu năm, nghề vẽ tranh trên kính ở Phú Tân vẫn làm thủ công, không có công đoạn nào dùng máy móc thay thế. Tranh kính Phú Tân rất bền, màu sơn bám chặt vào kính, khó bong tróc hay phai màu.
Bà Triệu Thị Vui, người cuối cùng theo nghề vẽ tranh trên kính (Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng). Ảnh: Phương Anh
Để gìn giữ, phát triển nghề chính quyền địa phương còn hỗ trợ cho bà con học nghề và truyền nghề; quảng bá, giới thiệu sản phẩm tranh kính ở các hội chợ, triển lãm.
Hiện nay, xã Phú Tân còn xây dựng đề án phát triển du lịch các làng nghề. Khi du lịch phát triển, khách đến tham quan sẽ tạo cơ hội cho ngành nghề truyền thống phát triển theo, trong đó có vẽ tranh trên kính.
Làng nghề vẽ tranh trên kính tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (huyện Châu Thành) ra đời hơn nửa thế kỷ trước, nổi tiếng khắp Nam Bộ. Những bức tranh kính không chỉ được bán tại địa phương mà còn được khách hàng nhiều tỉnh, thành khác ưa chuộng.
Nếu các địa phương khác nổi tiếng cùng thời như Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), Chợ Lớn (TP Hồ Chí Minh), Chợ Mới (tỉnh An Giang) thiên về phát triển tranh kính theo phong cách của người Hoa, tranh kính ở Sóc Trăng lại mang bản sắc văn hóa của người Khmer.
![Trang trên kính được vẽ tỉ mỉ và tinh xảo. Ảnh: Phương Anh](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/11/18/1423064/Tranh-Kinh-1.jpg)
Bà Triệu Thị Vui vốn là một nghệ nhân có hơn 40 năm duy trì nghề vẽ tranh trên kính ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Bà chia sẻ để hoàn thành một bức tranh phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người vẽ phải khéo léo, có gu thẩm mỹ trong phối màu, nét bút thật sắc sảo.
![Tranh kính được vẽ từng công đoạn. Ảnh: Phương Anh](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/11/18/1423064/Tranh-Kinh.jpg)
Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh trong suốt, kích thước bức tranh không giới hạn, màu sắc phong phú. Nguyên tắc là phải vẽ từ mặt sau của tấm kính, chi tiết sau cùng thì phải vẽ trước tiên. Vẽ xong lật lại và bề đó là bề mặt của tranh. Chính đặc điểm này đã tạo nên nét độc đáo của nghệ thuật tranh kính.
Vẽ xong một lượt màu phải đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại vẽ tiếp lượt màu thứ hai rồi lại phơi. Người làm cứ xen kẽ từng bước vẽ, phơi khô cho đến khi thành phẩm.
“Phần lớn người Khmer theo đạo Phật, vì vậy những tác phẩm được vẽ trên kính của dân tộc Khmer thường kể về cuộc đời Đức Phật, phong cảnh làng quê, danh lam thắng cảnh hay chùa chiền. Tranh được các gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà”, bà Triệu Thị Vui chia sẻ.
![Bà Triệu Thị Vui đang vẽ tranh Phật trên kính. Ảnh: Phương Anh](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/11/18/1423064/Tranh-Kinh-3.jpg)
Dù đã duy trì lâu năm, nghề vẽ tranh trên kính ở Phú Tân vẫn làm thủ công, không có công đoạn nào dùng máy móc thay thế. Tranh kính Phú Tân rất bền, màu sơn bám chặt vào kính, khó bong tróc hay phai màu.
![Bà Triệu Thị Vui người cuối cùng theo nghề vẽ tranh trên kính (Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng). Ảnh: Phương Anh](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/11/18/1423064/Tranh-Kinh-4.jpg)
Để gìn giữ, phát triển nghề chính quyền địa phương còn hỗ trợ cho bà con học nghề và truyền nghề; quảng bá, giới thiệu sản phẩm tranh kính ở các hội chợ, triển lãm.
Hiện nay, xã Phú Tân còn xây dựng đề án phát triển du lịch các làng nghề. Khi du lịch phát triển, khách đến tham quan sẽ tạo cơ hội cho ngành nghề truyền thống phát triển theo, trong đó có vẽ tranh trên kính.