Thanh Thúy
Well-known member
Buds 5 và Buds 5 Pro đều được Redmi trang bị chống ồn nhưng mẫu Pro này rõ ràng “Pro” hơn thấy rõ. Sản phẩm có thiết kế đẹp hơn, vỏ ngoài giả vân da sang hơn và tích hợp nhiều tính năng thường chỉ thấy trên các tai nghe cao cấp giá gấp đôi, gấp ba.
Đây là tai nghe Redmi Buds 5 Pro bản màu đen.
Thiết kế tai nghe về cơ bản không có gì đặc biệt nhưng lại thêm vài điểm nhấn lạ, ví dụ như 2 dải chạy dọc cuống tai với các vân bóng như đá cẩm thạch màu xám, không quá “chói lóa” nhưng nếu có ánh sáng chiếu vào trông lại nổi bật hơn. Phần nửa dưới của hộp sạc thì được làm các vân nổi như phủ da, trông sang mà cũng giúp cầm nắm chắc chắn hơn, không bị trơn như các tai nghe vỏ bóng khác.
Hộp sạc có nửa dưới là vân phủ da vegan trông sang mà cầm nắm cũng chắc tay, không bị trơn tuột như khi dùng vỏ bóng.
Trên 2 cuống tai có 1 dải vân đá làm điểm nhấn, nhìn phát biết ngay là Buds 5 Pro chứ không phải tai nghe nào khác.
Nút bấm pairing đặt phía dưới đáy hộp sạc khá khó nhìn, lần đầu sử dụng có thể sẽ không tìm được nút ở đâu.
Cảm giác đeo Buds 5 Pro không có gì lạ, vì tai nghe vẫn là dạng nút cao su oval đã rất phổ biến hiện nay. Tùy tai mỗi người mà độ kín cũng như thoải mái sẽ khác nhau, nhưng điểm cộng chung vẫn là kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, nếu đã đặt vừa vào tai thì không có cảm giác nặng, đau. Tuy nhiên, nếu vận động mạnh như tập thể dục thì tai nghe có thể sẽ lỏng dần và phải chỉnh lại liên tục.
Tai nghe đủ nhỏ và nhẹ để không gây khó chịu, nhưng với ai vận động mạnh có thể sẽ thấy lỏng dần theo thời gian.
Nhắc đến tập thể dục, hội chạy bộ chắc chắn sẽ thích mẫu tai nghe này vì có tính năng tự động điều chỉnh mức chống ồn, kiêm luôn cả việc nhận diện và loại bỏ tiếng ồn gió. Tai nghe không chỉ thu tạp âm mà còn liên tục đo đạc mức độ ồn để tự động tăng giảm hiệu quả chống ồn. Nếu thấy có tiếng gió thổi nhiều sẽ giảm mức chống ồn xuống vừa phải để không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra. Điều này có lợi nhất với ai cần đeo khi chạy bộ, đạp xe, tập thể thao ngoài trời hoặc khi cần bật quạt cho mát.
Tai nghe có thể tự động điều chỉnh mức chống ồn tùy theo nhu cầu, đặc biệt có thể loại bỏ tiếng phù phù của gió thổi vào tai nên rất hợp với ai chạy bộ, đạp xe ngoài trời.
Khả năng khử tiếng ồn của Buds 5 Pro là rất tốt. Ở mức cao nhất có thể lọc được đáng kể tiếng nói chuyện và gõ bàn phím của mọi người xung quanh, tuy nhiên lại tạo ra tiếng “xì xì” trong tai. Chỉnh xuống 2 mức chống ồn thấp hơn thì tiếng xì xì này giảm dần, đồng thời cũng không khử tạp âm tốt bằng nữa. Buds 5 Pro có thêm cả chế độ chống ồn chủ động cá nhân hóa, nhưng trong nhiều ngày sử dụng, tôi không thấy nó có tác dụng gì.
Mỗi bên tai nghe trang bị đến 3 micro để thu âm và khử ồn - tương tự với các dòng tai nghe cao cấp giá gấp đôi, gấp ba khác trên thị trường. Hiệu quả chống ồn tất nhiên chưa thể bằng, nhưng trong tầm giá này thì chắc chắn lọt top đầu.
Ngoài ra, tính năng chống ồn cũng làm ảnh hưởng đến chất âm của tai nghe. Lý do là vì micro phụ đặt bên trong ống tai tự thu lại phần nhạc phát ra, “hiểu nhầm” đây là tiếng ồn và cố gắng cắt bớt nó đi. Vậy là dải trầm bị giảm lực 1 chút, còn dải mid lại bị vang vọng nhẹ. Kết quả là chất âm gốc thiên mid nhiều, treble và bass hơi hụt.
Chất âm gốc của Buds 5 Pro khi tắt chống ồn thì thiên ấm, bass và mid dày. Khi bật chống ồn lên thì bass bị cắt đáng kể, mid không còn chính xác vì có độ vang nhẹ làm giọng hát như nghe qua ống nước.
Cũng may là Buds 5 Pro có thể chỉnh lại EQ bằng ứng dụng điều khiển. Ví dụ như ở đây, tôi đã chỉnh cho âm thanh V Shape hơn, bù cho phần bass và treble bị hụt mất khi bật chống ồn. Dù vậy vẫn nên cân nhắc vì chỉnh càng nhiều, âm thanh càng dễ bị méo, ngoài ra cũng hao pin hơn bình thường.
Dùng Redmi Buds 5 Pro chắc chắn nên cài thêm ứng dụng để điều chỉnh nhiều thứ, đặc biệt là EQ và chế độ chống ồn tự động.
Trong ứng dụng điều khiển còn rất nhiều tính năng khác, điển hình là âm thanh đa chiều, cho phép giả lập không gian như khi đang nghe từ TV trong phòng, nghe nhạc tại concert không gian mở hay ngồi trong rạp chiếu phim. Các hiệu ứng khá thú vị nhưng bình thường chắc ít người dùng.
Tính năng Adaptive Sound giúp điều chỉnh lại âm thanh phù hợp với không gian xung quanh và cấu tạo tai từng người. Tuy nhiên, sử dụng thực tế gần như không thấy có gì khác biệt. Ở mục Cài đặt Thêm, bạn có thể bật tắt tính năng nhận diện đeo, kết nối 2 thiết bị cùng lúc, tự động nghe điện thoại và kiểm tra độ khít của nút tai.
Điểm trừ nhỏ của ứng dụng này là hay lỗi không nhận diện được tai nghe dù đã kết nối Bluetooth thành công. Lúc này cần gỡ kết nối rồi làm lại thì mới vào ứng dụng điều chỉnh các tính năng như bình thường được.
Thời lượng pin cũng là điểm cộng cho Buds 5 Pro. Cụ thể là lên đến 10 giờ nghe nhạc liên tiếp sau mỗi lần sạc, hoặc lên đến 38 giờ khi kết hợp với hộp sạc. Chỉ cần bỏ tai nghe vào hộp sạc 5 phút là sẽ có thêm 2 giờ sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng chế độ xuyên âm và kết nối 2 thiết bị cùng lúc, thời lượng pin sẽ giảm đáng kể so với mức quảng cáo.
Mỗi lần sạc đầy, Buds 5 Pro có thể dùng liên tiếp đến 10 giờ với âm lượng 50%.
Nhắc đến Xuyên âm, Buds 5 Pro cũng không chỉ đơn giản là phát lại tạp âm xung quanh vào tai cho chúng ta nghe. Thay vào đó, tai nghe cho lựa chọn giữa 3 chế độ là Thường, Tăng cường Giọng nói và Tăng cường Âm thanh nền. Thường thì bạn nên bật chế độ Tăng cường Giọng nói để dễ dàng trò chuyện với mọi người.
Đeo Buds 5 Pro ở văn phòng hay quán cafe rất ổn vì cắt tốt tiếng nói chuyện, gõ bàn phím của mọi người xung quanh. Khi bật nhạc với âm lượng khoảng 60% trở lên là gần như không thấy tiếng gì khác.
Một số tính năng khác của Buds 5 Pro là hỗ trợ Hi-Res Audio với codec LDAC, tương thích với hầu hết các điện thoại Android đời mới; hỗ trợ Google Fast Pair, tự động hiển thị thông báo kết nối khi mở nắp hộp sạc gần điện thoại; chống văng nước IP54 và độ trễ âm thanh thấp khi dùng codec AAC, phù hợp với các gamer.
Hiện tại, bạn có thể mua Redmi Buds 5 Pro với giá khoảng gần 1.8 triệu tùy cửa hàng. Ngoài ra, mẫu Buds 5 thường cũng là lựa chọn ổn áp, vẫn trang bị chống ồn chủ động nhưng cắt giảm 1 số tính năng, phù hợp với mức giá chỉ dưới 1 triệu đồng.
Đây là tai nghe Redmi Buds 5 Pro bản màu đen.
Thiết kế tai nghe về cơ bản không có gì đặc biệt nhưng lại thêm vài điểm nhấn lạ, ví dụ như 2 dải chạy dọc cuống tai với các vân bóng như đá cẩm thạch màu xám, không quá “chói lóa” nhưng nếu có ánh sáng chiếu vào trông lại nổi bật hơn. Phần nửa dưới của hộp sạc thì được làm các vân nổi như phủ da, trông sang mà cũng giúp cầm nắm chắc chắn hơn, không bị trơn như các tai nghe vỏ bóng khác.
Hộp sạc có nửa dưới là vân phủ da vegan trông sang mà cầm nắm cũng chắc tay, không bị trơn tuột như khi dùng vỏ bóng.
Trên 2 cuống tai có 1 dải vân đá làm điểm nhấn, nhìn phát biết ngay là Buds 5 Pro chứ không phải tai nghe nào khác.
Nút bấm pairing đặt phía dưới đáy hộp sạc khá khó nhìn, lần đầu sử dụng có thể sẽ không tìm được nút ở đâu.
Cảm giác đeo Buds 5 Pro không có gì lạ, vì tai nghe vẫn là dạng nút cao su oval đã rất phổ biến hiện nay. Tùy tai mỗi người mà độ kín cũng như thoải mái sẽ khác nhau, nhưng điểm cộng chung vẫn là kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, nếu đã đặt vừa vào tai thì không có cảm giác nặng, đau. Tuy nhiên, nếu vận động mạnh như tập thể dục thì tai nghe có thể sẽ lỏng dần và phải chỉnh lại liên tục.
Tai nghe đủ nhỏ và nhẹ để không gây khó chịu, nhưng với ai vận động mạnh có thể sẽ thấy lỏng dần theo thời gian.
Nhắc đến tập thể dục, hội chạy bộ chắc chắn sẽ thích mẫu tai nghe này vì có tính năng tự động điều chỉnh mức chống ồn, kiêm luôn cả việc nhận diện và loại bỏ tiếng ồn gió. Tai nghe không chỉ thu tạp âm mà còn liên tục đo đạc mức độ ồn để tự động tăng giảm hiệu quả chống ồn. Nếu thấy có tiếng gió thổi nhiều sẽ giảm mức chống ồn xuống vừa phải để không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra. Điều này có lợi nhất với ai cần đeo khi chạy bộ, đạp xe, tập thể thao ngoài trời hoặc khi cần bật quạt cho mát.
Tai nghe có thể tự động điều chỉnh mức chống ồn tùy theo nhu cầu, đặc biệt có thể loại bỏ tiếng phù phù của gió thổi vào tai nên rất hợp với ai chạy bộ, đạp xe ngoài trời.
Khả năng khử tiếng ồn của Buds 5 Pro là rất tốt. Ở mức cao nhất có thể lọc được đáng kể tiếng nói chuyện và gõ bàn phím của mọi người xung quanh, tuy nhiên lại tạo ra tiếng “xì xì” trong tai. Chỉnh xuống 2 mức chống ồn thấp hơn thì tiếng xì xì này giảm dần, đồng thời cũng không khử tạp âm tốt bằng nữa. Buds 5 Pro có thêm cả chế độ chống ồn chủ động cá nhân hóa, nhưng trong nhiều ngày sử dụng, tôi không thấy nó có tác dụng gì.
Mỗi bên tai nghe trang bị đến 3 micro để thu âm và khử ồn - tương tự với các dòng tai nghe cao cấp giá gấp đôi, gấp ba khác trên thị trường. Hiệu quả chống ồn tất nhiên chưa thể bằng, nhưng trong tầm giá này thì chắc chắn lọt top đầu.
Ngoài ra, tính năng chống ồn cũng làm ảnh hưởng đến chất âm của tai nghe. Lý do là vì micro phụ đặt bên trong ống tai tự thu lại phần nhạc phát ra, “hiểu nhầm” đây là tiếng ồn và cố gắng cắt bớt nó đi. Vậy là dải trầm bị giảm lực 1 chút, còn dải mid lại bị vang vọng nhẹ. Kết quả là chất âm gốc thiên mid nhiều, treble và bass hơi hụt.
Chất âm gốc của Buds 5 Pro khi tắt chống ồn thì thiên ấm, bass và mid dày. Khi bật chống ồn lên thì bass bị cắt đáng kể, mid không còn chính xác vì có độ vang nhẹ làm giọng hát như nghe qua ống nước.
Cũng may là Buds 5 Pro có thể chỉnh lại EQ bằng ứng dụng điều khiển. Ví dụ như ở đây, tôi đã chỉnh cho âm thanh V Shape hơn, bù cho phần bass và treble bị hụt mất khi bật chống ồn. Dù vậy vẫn nên cân nhắc vì chỉnh càng nhiều, âm thanh càng dễ bị méo, ngoài ra cũng hao pin hơn bình thường.
Dùng Redmi Buds 5 Pro chắc chắn nên cài thêm ứng dụng để điều chỉnh nhiều thứ, đặc biệt là EQ và chế độ chống ồn tự động.
Trong ứng dụng điều khiển còn rất nhiều tính năng khác, điển hình là âm thanh đa chiều, cho phép giả lập không gian như khi đang nghe từ TV trong phòng, nghe nhạc tại concert không gian mở hay ngồi trong rạp chiếu phim. Các hiệu ứng khá thú vị nhưng bình thường chắc ít người dùng.
Tính năng Adaptive Sound giúp điều chỉnh lại âm thanh phù hợp với không gian xung quanh và cấu tạo tai từng người. Tuy nhiên, sử dụng thực tế gần như không thấy có gì khác biệt. Ở mục Cài đặt Thêm, bạn có thể bật tắt tính năng nhận diện đeo, kết nối 2 thiết bị cùng lúc, tự động nghe điện thoại và kiểm tra độ khít của nút tai.
Điểm trừ nhỏ của ứng dụng này là hay lỗi không nhận diện được tai nghe dù đã kết nối Bluetooth thành công. Lúc này cần gỡ kết nối rồi làm lại thì mới vào ứng dụng điều chỉnh các tính năng như bình thường được.
Thời lượng pin cũng là điểm cộng cho Buds 5 Pro. Cụ thể là lên đến 10 giờ nghe nhạc liên tiếp sau mỗi lần sạc, hoặc lên đến 38 giờ khi kết hợp với hộp sạc. Chỉ cần bỏ tai nghe vào hộp sạc 5 phút là sẽ có thêm 2 giờ sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng chế độ xuyên âm và kết nối 2 thiết bị cùng lúc, thời lượng pin sẽ giảm đáng kể so với mức quảng cáo.
Mỗi lần sạc đầy, Buds 5 Pro có thể dùng liên tiếp đến 10 giờ với âm lượng 50%.
Nhắc đến Xuyên âm, Buds 5 Pro cũng không chỉ đơn giản là phát lại tạp âm xung quanh vào tai cho chúng ta nghe. Thay vào đó, tai nghe cho lựa chọn giữa 3 chế độ là Thường, Tăng cường Giọng nói và Tăng cường Âm thanh nền. Thường thì bạn nên bật chế độ Tăng cường Giọng nói để dễ dàng trò chuyện với mọi người.
Đeo Buds 5 Pro ở văn phòng hay quán cafe rất ổn vì cắt tốt tiếng nói chuyện, gõ bàn phím của mọi người xung quanh. Khi bật nhạc với âm lượng khoảng 60% trở lên là gần như không thấy tiếng gì khác.
Một số tính năng khác của Buds 5 Pro là hỗ trợ Hi-Res Audio với codec LDAC, tương thích với hầu hết các điện thoại Android đời mới; hỗ trợ Google Fast Pair, tự động hiển thị thông báo kết nối khi mở nắp hộp sạc gần điện thoại; chống văng nước IP54 và độ trễ âm thanh thấp khi dùng codec AAC, phù hợp với các gamer.
Hiện tại, bạn có thể mua Redmi Buds 5 Pro với giá khoảng gần 1.8 triệu tùy cửa hàng. Ngoài ra, mẫu Buds 5 thường cũng là lựa chọn ổn áp, vẫn trang bị chống ồn chủ động nhưng cắt giảm 1 số tính năng, phù hợp với mức giá chỉ dưới 1 triệu đồng.