Tại sao các nhà thường làm bánh trôi vào dịp Nguyên tiêu?

Võ Xuân Trường

Well-known member
Tại sao các nhà thường làm bánh trôi vào dịp Nguyên tiêu?

Bánh trôi nhỏ xinh, mềm mại, dịu ngọt, lại không khó làm nên thường được coi là một phần thiết yếu của rằm tháng giêng.
Trong ngày rằm đầu tiên của năm mới, cũng là cái kết của dịp Tết nguyên đán, món bánh trôi được nhiều nhà làm và cúng lễ, tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy, cho gắn kết trong gia đình. Món ăn cũng mang dáng dấp của một mặt trăng nhỏ treo lơ lửng và trong văn hóa phương Đông, gia đình luôn là trung tâm trong mọi quan hệ.
Ảnh: Shutterstock Sự tích bánh trôi trong ngày Nguyên tiêu được lưu truyền ở Trung Quốc thế này. Thời nhà Hán, có một cô gái là thợ làm bánh trôi phục vụ trong cung vua. Cô rất khéo tay nên thường được giữ trong cung và không được về nhà. Xa nhà quá lâu, cô rơi vào trầm cảm và chỉ muốn kết liễu đời mình. Một vị quan biết vậy đã nghĩ ra cách để cô có thể gặp cha mẹ. Vốn là một thày bói, ông tung tin rằng sẽ có một trận hỏa hoạn kinh hoàng trong thành vào ngày 15 tháng giêng. Lo ngại điềm không lành, nhà vua đã hỏi ý kiến vị quan nọ và được tư vấn rằng cả thành nên nổi lửa cùng làm bánh trôi để làm lễ vật, đồng thời treo đèn lồng đỏ để đánh lừa vị thần rằng cả thị trấn đã bị cháy.
Đương nhiên là sau rằm, mọi chuyện vẫn bình yên vô sự. Nhờ việc nhà vua cho gọi nhiều người đến hỗ trợ cùng làm bánh trôi mà gia đình cô gái nọ đã có thể đoàn tụ. Kể từ đó, trong dịp này, người dân Trung Quốc hình thành thói quen làm bánh trôi và treo đèn lồng.
 
Bên trên