Tại sao gia đình Lykov lại quyết định sống trong sự cô lập hoàn toàn với nền văn minh nhân loại?

Năm 1979, một nhóm các nhà địa chất Liên Xô đang nghiên cứu vùng hoang dã ở Siberia đã tình cờ gặp một gia đình sáu người bị lạc trong khu rừng lá kim, đầm lầy. Sau đó họ phát hiện ra rằng gia đình này đã sống cố lập hoàn toàn với nền văn minh trong 42 năm! Họ thậm chí còn không biết về Thế chiến thứ hai.


Rừng taiga ở Siberia có tiếng là nguy hiểm. Khu rừng bao gồm hàng dặm cây thông và bạch dương. Mùa hè ngắn ngủi, khí hậu lạnh và khắc nghiệt. Hơn nữa, sói và gấu đói là cảnh tượng thường thấy khắp khu rừng. Điều này khiến rừng taiga ở Siberia gần như không thể hỗ trợ cho việc định cư của con người. Tuy nhiên, vào năm 1979, một phi công trực thăng người Nga đã tìm thấy sự định cư của con người ở giữa rừng taiga, và anh ta đã không thể tin được những điều đang diễn ra trước mắt mình.

Vào thời điểm đó, phi công trực thăng này đang tìm kiếm một nơi để thả một nhóm các nhà địa chất. Đây là lúc anh nhìn thấy một khoảng trống nhỏ trong rừng. Mặt đất có những rãnh tối chỉ có thể được tạo ra bởi con người, và đây cũng chính là lúc anh ta phát hiện ra gia đình Lykov. Gia đình này đã đi vào vùng hoang dã vào năm 1936 và ở đó cách xa nền văn minh trong suốt 42 năm qua.



Tại sao gia đình Lykov lại quyết định sống trong sự cô lập hoàn toàn với nền văn minh nhân loại?- Ảnh 1.
Vào năm 1979, một chiếc trực thăng của Nga đã thả một nhóm các nhà địa chất xuống một khu đất trống nhỏ trên sườn núi. Nơi này cách khu định cư gần nhất của con người khoảng 150 dặm. Ở đó, họ phát hiện ra gia đình Lykov đã sống sót trong vùng rừng taiga Siberia tàn bạo mà không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với con người trong 42 năm qua.



Gia đình Lykov là “những Tín đồ Cũ”. Điều này có nghĩa là họ là thành viên của một giáo phái Chính thống Nga theo trào lưu chính thống. Tôn giáo đặc biệt này đã bị đàn áp kể từ thời Peter Đại đế vào thế kỷ 18. Nhiều người Siberia đã trốn khỏi đất nước để tránh bị đàn áp tôn giáo.

Một ngày nọ, khi đang làm việc trên đồng, chàng trai trẻ Karp Lykov nhìn thấy một nhóm vũ trang đến và giết anh trai mình. Điều này khiến anh quyết định đưa gia đình mình đi đến nơi an toàn. Vì vậy, vào một ngày đẹp trời năm 1936, Karp cùng vợ, Akulina, và hai đứa con của họ, Savin và Natalia, bỏ trốn khỏi nhà. Lúc đó Savin chín tuổi, còn Natalia mới hai tuổi. Không còn nơi nào để đi, Karp quyết định đi sâu vào rừng để giữ an toàn cho gia đình mình.

Họ tiếp tục đi sâu hơn vào rừng trong vài năm tiếp theo. Cuối cùng, họ đặt chân đến một nơi hẻo lánh trên sườn núi và thành lập nơi ở của mình. Họ đã xây dựng một cabin cao gần 6000 ft trên đỉnh núi.

Năm 1940, Karp và Akulina sinh con trai Dmitry. Hai năm sau, cô con gái út Agafia của họ chào đời. Gia đình vẫn ở trong khu rừng hẻo lánh không có sự tiếp xúc của con người trong 42 năm tiếp theo.



Tại sao gia đình Lykov lại quyết định sống trong sự cô lập hoàn toàn với nền văn minh nhân loại?- Ảnh 2.
Sau khi cắt đứt mọi nền văn minh kể từ năm 1936, gia đình Lykov phải sống sót nhờ thức ăn họ tìm thấy trong rừng. Một lần, trong một mùa đông khắc nghiệt, họ phải ăn giày da. Khi đội địa chất tìm thấy và yêu cầu giúp họ ra khỏi rừng thì gia đình này đã từ chối.




Nhóm các nhà địa chất khi nghe về những quan sát của phi công đã quyết định điều tra. Họ chuẩn bị một số quà tặng cho những người mà họ có thể gặp và lên đường đi. Khi đến nơi, họ bắt đầu nhận thấy các hoạt động của con người như con đường nhỏ và khúc gỗ bắc qua suối. Cuối cùng họ cũng đến được nhà của Lykovs.

Khi thấy mọi người đến, một ông già bước ra khỏi chòi, đi chân trần và mặc quần áo làm từ bao tải. Đầu tiên ông ấy không đáp lại lời chào của họ mà sau đó mời họ vào trong. Các nhà địa chất kể lại rằng túp lều chỉ có một căn phòng duy nhất được chiếu sáng bằng một cửa sổ nhỏ. Có những mảnh gỗ cháy rải rác khắp sàn nhà bẩn thỉu. Khi nhìn thấy khách bước vào túp lều, những người phụ nữ Agafia và chị gái Natalia vô cùng sợ hãi.

Dần dần, các nhà địa chất đã có thể thu thập được từng mảnh ghép về câu chuyện sống sót của Lykovs. Karp nói với họ rằng họ mang theo một ít đồ dùng và quần áo. Nhưng qua nhiều năm, chúng đã hao mòn. Chế độ ăn của họ chủ yếu là khoai tây trộn với lúa mạch đen xay và hạt cây gai dầu. Khi một đợt sương giá khắc nghiệt ập đến vào năm 1961, tất cả cây cối trong vườn của họ đều chết hết. Họ phải ăn giày da để thỏa mãn cơn đói. Năm đó vợ của Karp, Akulina, chết vì đói.

Lúc đầu, gia đình Lykov không nhận bất kỳ món quà nào từ các nhà địa chất ngoại trừ muối. Nhưng dần dần, họ chấp nhận một số vật dụng khác như dao, đồ dùng, ngũ cốc. Nhưng họ từ chối mọi sự giúp đỡ để đưa họ ra khỏi rừng để đến với thế giới văn minh.



Tại sao gia đình Lykov lại quyết định sống trong sự cô lập hoàn toàn với nền văn minh nhân loại?- Ảnh 3.
Bi kịch thay, vào năm 1981, không lâu sau khi được phát hiện, ba trong số bốn đứa con nhà Lykov đã thiệt mạng. Những cái chết có thể là kết quả của việc gia đình Lykov tiếp xúc với những căn bệnh hiện đại mà họ không có khả năng miễn dịch. Agafia Lykov, cô con gái út hiện đã 80 tuổi, vẫn tiếp tục sống trên mảnh đất nhỏ của gia đình mình cho đến tận ngày nay.



Vài năm sau khi được phát hiện, ba người con nhà Lykov đã thiệt mạng. Savin và Natalia đều bị suy thận. Dmitry bị viêm phổi và mất mạng vì nó. Khi các nhà địa chất nhận thấy sức khỏe của Dmitry ngày càng xấu đi, họ đã đề nghị cấp trực thăng để đưa ông đến bệnh viện. Nhưng Dmitry từ chối và nói: “Chúng tôi không được phép làm điều đó. Một người đàn ông sống bao lâu là tùy theo Chúa ban cho”. Người ta tin rằng việc cô lập quá lâu với xã hội hiện đại đã khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh hiện đại. Cơ thể của họ không thể chống lại bệnh tật vì họ không có đủ khả năng miễn dịch.

Karp và Agafia được các nhà địa chất yêu cầu ra khỏi rừng và đoàn tụ với họ hàng nhưng họ vẫn kiên định với quyết định không bao giờ rời bỏ khu rừng, nơi họ đã coi là quê hương của mình. Karp cuối cùng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16 tháng 2 năm 1988.

Agafia, hiện đã 80 tuối , vẫn tiếp tục sống trên mảnh đất của gia đình mình ngay cả sau khi gia đình bà qua đời. Bà chỉ mạo hiểm rời khỏi khu định cư của gia đình sáu lần trong 70 năm. Lần đầu tiên là vào những năm 1980 khi chính phủ Liên Xô trả tiền cho cô đi thăm Liên Xô trong một tháng. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời bà nhìn thấy máy bay, ngựa, ô tô và tiền trong chuyến du lịch. Sau đó, bà chỉ rời khỏi khu rừng để tìm cách chữa bệnh, gặp gỡ Old Believers và dành thời gian cho một số người thân khác của mình.
 
Bên trên