Tại sao làn da vẫn khô ngay cả khi vừa dùng kem dưỡng ẩm?

Nguyễn May

Well-known member
Tại sao da bạn có thể cảm thấy căng hoặc khô ngay cả sau khi vừa dưỡng ẩm? Làm thế nào để khắc phục lấy lại làn da ẩm mịn, căng mọng và trẻ trung mỗi ngày. Đây là thắc mắc của rất rất nhiều các tín đồ skincare hiện nay. Vậy cùng chuyên gia da liễu đi tìm nguyên nhân ngay dưới đây nào.
Nguyên nhân nào khiến làn da khô ráp dù đã dùng kem dưỡng ẩm?

Làn da dưỡng ẩm mà vẫn bị khô căng, bong tróc chỉ có thể do một số lý do dưới đây. Tìm hiểu và khắc phục ngay nhé!
  • Không tẩy tế bào chết: Theo thời gian, các tế bào da chết có thể tích tụ trên bề mặt da của bạn và khiến da trở nên khô và bong tróc. Tẩy tế bào chết có thể giúp loại bỏ các tế bào này và cải thiện kết cấu làn da.
  • Rửa mặt quá nhiều: Bề mặt da của bạn chứa dầu, cùng với các phân tử được gọi là yếu tố giữ ẩm tự nhiên. Chúng giúp bảo vệ hàng rào độ ẩm tự nhiên của làn da. Rửa mặt quá nhiều có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên và gây khô da. Hãy chọn sữa rửa mặt phù hợp và chỉ nên thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Mất nước hoặc thiếu chất: Lớp bên ngoài của làn da được tạo thành từ 15-20% là nước. Khi làn da bị mất nước sẽ mất đi độ đàn hồi và dễ bị khô. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, tăng lượng nước uống mỗi ngày vào cơ thể có thể giúp làn da cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có một chế độ ăn uống cân bằng có chứa các chất dinh dưỡng phù hợp. Bởi sự thiếu hụt các vitamin thiết yếu cũng có thể góp phần gây khô da như vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt.
  • Sản phẩm dưỡng ẩm không phù hợp: Các loại kem dưỡng ẩm khác nhau có tác dụng tốt cho các loại da khác nhau. Nếu bạn dễ bị khô da, bạn có thể cần một loại kem dưỡng ẩm dày hơn so với người có làn da dầu hơn. Nghiên cứu cho thấy chất dưỡng ẩm có chứa ceramides, silica, glycerin, axit hyaluronic, chiết xuất bơ, dầu thực vật, các chất chống ô xy hóa… có thể mang lại hiệu quả điều trị cho da khô.
  • Tình trạng da: Một số loại tình trạng da có thể gây nên những mảng da khô, bong tróc như viêm da dị ứng (eczema), viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng, bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã nhờn. Bên cạnh đó, một số bệnh truyền nhiễm như ghẻ, nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm cũng có thể dẫn đến khô da.
  • Khí hậu lạnh, khô: Không khí lạnh tự nhiên giữ ít độ ẩm hơn không khí ấm và nó có thể hút độ ẩm và khiến làn da bị khô. Hoặc để làn da tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời cũng có thể góp phần gây khô da.
  • Tắm nước quá nóng hoặc tiếp xúc với nước có clo: Tắm nước quá nóng có thể làm hỏng lớp ngoài của da và làm mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên của da. Nếu bạn bơi thường xuyên, clo có trong bể bơi cũng có thể góp phần gây khô da. Clo cũng lấy đi lớp dầu tự nhiên của bạn.
  • Bệnh lý nền: Một số tình trạng bệnh lý có thể là nguyên nhân gây khô da như rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường, suy thận… Sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thời kỳ mãn kinh và mang thai cũng có thể dẫn đến da khô hơn.
  • Quá trình lão hóa: Theo Viện Lão hóa Quốc gia (NIA), bạn có nhiều khả năng bị khô da khi già đi. Điều này xảy ra một phần là do tuyến mồ hôi và tuyến dầu giảm đi một cách tự nhiên trong quá trình lão hóa. Người lớn tuổi cũng có nhiều yếu tố nguy cơ cao gây khô da hơn như thời kỳ mãn kinh, các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh thận.
Kem dưỡng ẩm nào giúp làn khô ráp căng mịn, tươi tắn tức thì?
Nguyên nhân khiến làn da luôn khô ráp rất nhiều ngay cả sau khi dùng kem dưỡng ẩm. Trong đó, yếu tố quan trọng và các bạn có thể khắc phục được ngay tình trạng da khô, bong tróc là dùng kem dưỡng ẩm phù hợp. Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo nên lựa chọn những sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa thành phần silica, glucosamine, axit hyaluronic, bơ hạt mỡ, ceramide…

Các bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm nhẹ vào buổi sáng và kem dưỡng ẩm đậm đặc hơn trước khi đi ngủ để tối đa hóa thời gian sản phẩm tiếp xúc với làn da. Đối với kem dưỡng ẩm ban ngày, hãy xem xét một sản phẩm có chứa chỉ số SPF phù hợp. Vừa ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời vừa ngăn ngừa làn da bị khô.
 
Bên trên