Trần Trọng Luân
Guest
Đó là một vấn đề quan trọng, hẳn nhiên rồi! Vì theo một nghiên cứu, có đến 90% người dùng khẳng định mua hàng từ những thương hiệu họ theo dõi trên mạng xã hội. Nhưng vì sao người dùng lại ngưng theo dõi nhãn hàng?
Nhìn chung, nguyên nhân khá đa dạng: có thể thị trường cho nhãn hàng đang thu hẹp hoặc nội dung trên mạng của nhãn hàng kém hấp dẫn. Tin vui là dẫu sao, bạn vẫn còn một số chiến thuật để giữ chân người dùng. Chúng ta hãy cùng xem qua các nguyên do và giải pháp nhé!
NGUYÊN NHÂN
1. Không tăng thêm giá trị
Người dùng mong muốn gặt hái giá trị từ những trang mà họ theo dõi trên mạng xã hội. Nếu nhãn hàng của bạn không hướng dẫn, giải khuây hay hấp dẫn họ, họ sẽ thích… chia tay bạn hơn. Gần 38% người dùng mạng xã hội tiết lộ họ lên mạng để xem những tin hài hước hay giải trí. Thế nên, đừng quá khô khan, hãy xen kẽ nội dung nghiêm túc với giải trí.
2. Vòng đời theo dõi hoặc thay đổi hứng thú
Bản thân việc theo dõi một trang mạng nào đó cũng có vòng đời của nó, dựa trên nhiều nhân tố - bao gồm cả sản phẩm và người dùng mục tiêu. Chẳng hạn: nếu bạn bán các sản phẩm dành cho trẻ em, thì người theo dõi bạn sẽ là các bậc phụ huynh hay người giám hộ trẻ; họ sẽ chỉ đồng hành với bạn một vài năm cho đến khi trẻ lớn mà thôi.
Tuy nhiên, bạn có thể xem xét một vài cơ hội và chiến thuật mở rộng vòng đời này. Cũng với ví dụ trên: bạn có thể kéo dài vòng đời theo dõi bằng cách mở rộng đối tượng khán giả mục tiêu sang những người chuẩn bị có con. Chiến thuật này cần áp dụng thật thận trọng vì khi phát triển nội dung cho những đối tượng mở rộng, nhóm khán giả cốt lõi của bạn có thể không ưa thích chúng.
3. Thiếu chân thực
Người dùng ngày càng kỳ vọng nhiều vào các nội dung của nhãn hàng trên mạng xã hội. Họ không còn thỏa mãn với việc chỉ nghe thông tin một chiều từ nhãn hàng, họ muốn biết sâu sắc và chân thực về sản phẩm.
Như một câu trích dẫn từ tạp chí Forbes: ‘Trung thực và tạo những nội dung chân thực có thể rèn nên mối liên kết sâu sắc hơn với khách hàng, khích lệ lòng trung thành với thương hiệu và thúc đẩy doanh thu.’
Thiếu sự chân thực thời nay cũng ví như nói chia tay khách hàng, khiến họ mau nhàm chán thương hiệu.
4. Nội dung không đa dạng
Người dùng mạng xã hội ngày nay ưa thích nội dung cân bằng – vừa có tính hướng dẫn, chuyên sâu; vừa có tính nhẹ nhàng, giải trí. Thiếu cân bằng, bạn sẽ dễ mất người theo dõi. Vì vậy, hãy cân nhắc một tỉ lệ tối ưu: liệu trang Web/Facebook… của bạn có thiếu lượng bài chuyên sâu không? Hay nó đang giải trí quá nhiều?
GIẢI PHÁP
Trên đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn mất lượng người theo dõi; ngoài ra, để giữ chân họ, bạn hãy theo trình tự các bước sau:
1. Phân tích thường xuyên: bài viết nào đạt nhiều lượt tương tác, bài viết nào ít? Chúng có đặc trưng gì về nội dung? Giai đoạn nào bạn mất nhiều người theo dõi? Có sự kiện gì nổi bật trong giai đoạn đó?
2. Đổi mới nội dung: muốn giữ chân người dùng, bạn phải thường xuyên đổi mới nội dung. Độc giả sẽ mau nhàm chán với cùng kiểu nội dung qua năm tháng. Điều lạc quan là chuyện đổi mới không quá khó khăn như bạn tưởng – những nhân tố thay đổi luôn tiềm ẩn đó đây: những xu hướng mới, công nghệ mới, phương pháp mới… Hãy tham khảo nội dung đối thủ, các nguồn thông tin mới nhất… để có dữ liệu sáng tạo.
3. Cung cấp tri thức: nội dung hữu ích, hàm chứa tri thức là điều không thể thiếu. Chính chúng tạo nên giá trị cho kênh thông tin của bạn và là cốt lõi giữ chân người dùng. Hãy chia sẻ bí quyết, phương pháp, thông tin sâu sắc… về sản phẩm, nhãn hàng, ngành hang, cách dùng…
4. Khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung của bạn: chia sẻ nội dung nhãn hàng là chỉ dấu rõ nhất cho thấy sự yêu thích của độc giả. Vì vậy, hãy khuyến khích người dùng chia sẻ và dựa vào phân tích để viết nhiều nội dung xứng đáng được chia sẻ.
5. Đăng bài đều đặn: đăng bài đều đặn giúp người dùng nhớ đến và tiếp xúc với hình ảnh nhãn hàng thường xuyên. Hãy lên lịch đăng bài và chọn đúng thời điểm ‘vàng’.
=> Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là ‘Hãy chơi lâu dài’. Xây dựng nội dung cho nhãn hàng không phải là một trận đấu, nó là một hành trình – trải qua nhiều giai đoạn tương ứng với chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Ở mỗi giai đoạn bạn sẽ có những định hướng nội dung, nhóm độc giả mục tiêu… nhất định. Hãy tập trung và làm tốt cho từng giai đoạn
Nhìn chung, nguyên nhân khá đa dạng: có thể thị trường cho nhãn hàng đang thu hẹp hoặc nội dung trên mạng của nhãn hàng kém hấp dẫn. Tin vui là dẫu sao, bạn vẫn còn một số chiến thuật để giữ chân người dùng. Chúng ta hãy cùng xem qua các nguyên do và giải pháp nhé!
NGUYÊN NHÂN
1. Không tăng thêm giá trị
Người dùng mong muốn gặt hái giá trị từ những trang mà họ theo dõi trên mạng xã hội. Nếu nhãn hàng của bạn không hướng dẫn, giải khuây hay hấp dẫn họ, họ sẽ thích… chia tay bạn hơn. Gần 38% người dùng mạng xã hội tiết lộ họ lên mạng để xem những tin hài hước hay giải trí. Thế nên, đừng quá khô khan, hãy xen kẽ nội dung nghiêm túc với giải trí.
2. Vòng đời theo dõi hoặc thay đổi hứng thú
Bản thân việc theo dõi một trang mạng nào đó cũng có vòng đời của nó, dựa trên nhiều nhân tố - bao gồm cả sản phẩm và người dùng mục tiêu. Chẳng hạn: nếu bạn bán các sản phẩm dành cho trẻ em, thì người theo dõi bạn sẽ là các bậc phụ huynh hay người giám hộ trẻ; họ sẽ chỉ đồng hành với bạn một vài năm cho đến khi trẻ lớn mà thôi.
Tuy nhiên, bạn có thể xem xét một vài cơ hội và chiến thuật mở rộng vòng đời này. Cũng với ví dụ trên: bạn có thể kéo dài vòng đời theo dõi bằng cách mở rộng đối tượng khán giả mục tiêu sang những người chuẩn bị có con. Chiến thuật này cần áp dụng thật thận trọng vì khi phát triển nội dung cho những đối tượng mở rộng, nhóm khán giả cốt lõi của bạn có thể không ưa thích chúng.
3. Thiếu chân thực
Người dùng ngày càng kỳ vọng nhiều vào các nội dung của nhãn hàng trên mạng xã hội. Họ không còn thỏa mãn với việc chỉ nghe thông tin một chiều từ nhãn hàng, họ muốn biết sâu sắc và chân thực về sản phẩm.
Như một câu trích dẫn từ tạp chí Forbes: ‘Trung thực và tạo những nội dung chân thực có thể rèn nên mối liên kết sâu sắc hơn với khách hàng, khích lệ lòng trung thành với thương hiệu và thúc đẩy doanh thu.’
Thiếu sự chân thực thời nay cũng ví như nói chia tay khách hàng, khiến họ mau nhàm chán thương hiệu.
4. Nội dung không đa dạng
Người dùng mạng xã hội ngày nay ưa thích nội dung cân bằng – vừa có tính hướng dẫn, chuyên sâu; vừa có tính nhẹ nhàng, giải trí. Thiếu cân bằng, bạn sẽ dễ mất người theo dõi. Vì vậy, hãy cân nhắc một tỉ lệ tối ưu: liệu trang Web/Facebook… của bạn có thiếu lượng bài chuyên sâu không? Hay nó đang giải trí quá nhiều?
GIẢI PHÁP
Trên đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn mất lượng người theo dõi; ngoài ra, để giữ chân họ, bạn hãy theo trình tự các bước sau:
1. Phân tích thường xuyên: bài viết nào đạt nhiều lượt tương tác, bài viết nào ít? Chúng có đặc trưng gì về nội dung? Giai đoạn nào bạn mất nhiều người theo dõi? Có sự kiện gì nổi bật trong giai đoạn đó?
2. Đổi mới nội dung: muốn giữ chân người dùng, bạn phải thường xuyên đổi mới nội dung. Độc giả sẽ mau nhàm chán với cùng kiểu nội dung qua năm tháng. Điều lạc quan là chuyện đổi mới không quá khó khăn như bạn tưởng – những nhân tố thay đổi luôn tiềm ẩn đó đây: những xu hướng mới, công nghệ mới, phương pháp mới… Hãy tham khảo nội dung đối thủ, các nguồn thông tin mới nhất… để có dữ liệu sáng tạo.
3. Cung cấp tri thức: nội dung hữu ích, hàm chứa tri thức là điều không thể thiếu. Chính chúng tạo nên giá trị cho kênh thông tin của bạn và là cốt lõi giữ chân người dùng. Hãy chia sẻ bí quyết, phương pháp, thông tin sâu sắc… về sản phẩm, nhãn hàng, ngành hang, cách dùng…
4. Khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung của bạn: chia sẻ nội dung nhãn hàng là chỉ dấu rõ nhất cho thấy sự yêu thích của độc giả. Vì vậy, hãy khuyến khích người dùng chia sẻ và dựa vào phân tích để viết nhiều nội dung xứng đáng được chia sẻ.
5. Đăng bài đều đặn: đăng bài đều đặn giúp người dùng nhớ đến và tiếp xúc với hình ảnh nhãn hàng thường xuyên. Hãy lên lịch đăng bài và chọn đúng thời điểm ‘vàng’.
=> Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là ‘Hãy chơi lâu dài’. Xây dựng nội dung cho nhãn hàng không phải là một trận đấu, nó là một hành trình – trải qua nhiều giai đoạn tương ứng với chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Ở mỗi giai đoạn bạn sẽ có những định hướng nội dung, nhóm độc giả mục tiêu… nhất định. Hãy tập trung và làm tốt cho từng giai đoạn